Từ thực trạng huy động vốn XD NTM: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình đã thi công 23 tuyến đường thuộc địa bàn nông thôn, 18 công trình tưới tiêu, cứng hóa mặt đường thôn xóm, cầu cống, mương kẹp đường, kênh mương tưới tiêu, tu bổ hồ đập nhỏ, các công trình nước sạch, hạ tầng trạm y tế, trường học đạt chuẩn, trụ sở xã, nhà văn hóa thôn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, nâng cấp chợ… Nhân dân
tích cực xây dựng mới, chỉnh trang, khuôn viên nhà của các hộ dân ngày càng khang trang hơn.
Trong 3 năm tổng huy động nguồn lực 1.397.962,6 triệu đồng, trong đó nguồn vốn trung ương và TP 147.146,1 triệu đồng, chiếm 10,5%, ngân sách huyện 604.180,5 triệu đồng chiếm 43,2%, xã 110.570,8 triệu đồng chiếm 7,9%, doanh nghiệp 3.247,2 triệu đồng chiếm 0,2%, đóng góp của nhân dân 324.099 triệu đồng chiếm 23,2%, còn lại là vốn lồng ghép 200.372,5 triệu đồng chiếm 14,3%, còn lại là nguồn khác 8.346,5 triệu đồng chiếm 0.6%
Bảng 6. Vốn đã huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Đ/v: Triệu đồng 2015 2016 2017 Vốn ngân sách TƯ và Thành phố 39.07 49.76 58.33 Ngân sách huyện 174 172.16 258.03 Ngân sách xã 30.25 38.55 41.77 Vốn dân đóng góp 82.3 101.8 130 Vốn lồng ghép 61.35 63.25 75.8 Doanh nghiệp 1,03 1.05 1.18 Nguồn khác 2.32 2.55 3.48 Tổng 401.01 523.53 458.59 Nguồn [Tác giả tổng hợp] Việc triển khai chương trình xây dựng NTM nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân nhưng do đời sống nhân dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực phục vụ nhu cầu đầu tư, xây dựng là rất khó khăn, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.
Việc triển khai thực hiện các dự án trong đề án xây dựng nông thôn mới của các xã liên quan đến nguồn vốn lồng ghép còn khó khăn, lúng túng do các quy định về thủ tục đầu tư còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế do đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản
lớn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các công trình. Tính đến tháng 11 năm 2014, trên địa bàn huyện còn 04 xã nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng nông thôn, tập trung tại các dự án về trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, đường giao thông, nước sạch – VSMT…
Do đó, chúng ta cần có các giải pháp về huy động vốn trong XD NTM: Xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với lộ trình, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật, tránh lạc hậu, lãng phí, xây dựng đến đâu phát huy hiệu quả đến đó, trước mắt tập trung cho điện sản xuất, giao thông, thủy lợi, đặc biệt là giao thông, thủy lợi nội đồng để phát triển sản xuất. Để làm được điều đó cần chú trọng xã hội hóa nguồn lực, cách thức huy động và hình thức lồng ghép các nguồn lực. Các nội dung và chỉ tiêu, từng xã căn cứ điều kiện cụ thể để lựa chọn mục tiêu ưu tiên, sắp xếp phù hợp và đồng thời cần có các giải pháp cụ thể, sát thực và bảo đảm nguồn lực thực hiện.
Tích cực thu hút đầu tư, tận dụng tốt các cơ chế chính sách hiện hành của nhà nước, tạo nhận thức, tính đồng thuận trong huy động vốn của dân để đầu tư, tu sửa, xây dựng công trình thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với quy hoạch theo hướng hiện đại, đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ tưới, tiêu và cấp nước sinh hoạt cho cư dân và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận đầu tư cải tạo và phất triển đồng bộ hệ thống lưới điện, phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho cư dân nông thôn. Xã có quy hoạch chợ phải có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây dựng chợ theo hướng chợ quê nhưng phải hiện đại văn minh thương mại. Xẫ không có chợ, tập trung phát triển các trung tâm thương mại của xã.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để huy động tối đa nguồn lực cho chương trình, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn trong và ngoài nước; lồng ghép các chương trình dự án... Bên cạnh đó, phát huy nội lực bằng các biện pháp như:
tăng thu từ đất, đấu giá quyền sử dụng đất; có giải pháp khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó xác định rõ cơ chế huy động vốn của các thành phần cùng tham gia; đặc biệt là phát huy nguồn lực tại chỗ, vận động nhân dân hiến kế, tham gia góp đất, góp công, góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Đồng thời cũng cần quan tâm tới vai trò của các tổ chức đoàn thể trong huy động nguồn lực XD NTM. Quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc xây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thể theo từng năm để huy động nguồn lực cho xây dựng Chương trình NTM.
3.2.7.Một số giải pháp khác
-Đối với công tác hoàn thiện cơ chế chính sách: Ưu tiên tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ trong việc thu hút đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục…
-Lựa chọn các tiêu chí ưu tiên thực hiện hoàn thành từ nay đến 2019, tập trung hoàn thành các tiêu chí về y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh (hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, vệ sinh môi trường nông thôn).
-Khuyến khích việc xã hội hóa trong đầu tư thực hiện các dự án về nước sạch, đường giao thông, nhà văn hóa và các công trình phúc lợi xã hội khác.
-Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cách tác.
-Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất đối với diện tích đất kẹt trong khu dân cư để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM.
-Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; tăng cuờng bảo vệ môi truờng khu vực nông thôn
-Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chuơg trình XD NTM và quản lý XD NTM
Như vậy, quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian tới cần phải thống nhất các giải pháp phù hợp, đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Không có giải pháp nào là tối ưu cho mọi vấn đề, quan trọng huyện cần phải biết kết hợp, vận dụng các giải pháp sao cho linh hoạt, hiệu quả trong quá trình thực thi. Trên cơ sở kế thừa các cách làm hay, phương pháp tốt đã có, cần tiếp tục học hỏi và bổ sung những giải pháp mới để ứng dụng vào thực tiễn của huyện.
BCĐ các cấp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện chương trình, các Đề án về BCĐ xây dựng NTM huyện. BCĐ xây dựng NTM tổng hợp, báo cáo định kỳ cho UBND huyện và thành phố HàNội.
Thực hiện giám sát từ cơ sở của cộng đồng; mỗi xã lập tổ giám sát nhân dân để giám sát thực hiện kế hoạch xây dựng NTM cấpxã.-Người dân tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện xây dựng NTM hàng năm (với hình thức thăm quan hộ gia đình thực hiện xây dựng NTM, chấm điểm cho mỗi tiêu chí để cuối năm bình xét hộ đạt tiêu chuẩn). Những việc làm chưa đúng với quy ước thôn, làng phải được công khai để người dân theo dõi việc chính quyền chấn chỉnh, người dân tự sửa đổi…
Chỉ đạo thống nhất, cụ thể, sâu sát và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn. Cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở phải xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của mình. Các phòng, ban, ngành có liên quan phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của thành phố về xây dựng NTM, giúp đỡ cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn. BCĐ xây dựng NTM phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, phát hiện sai lệch để uốn nắn, cách làm hay để nhân rộng.
Mọi chính sách, kế hoạch mãi chỉ nằm trên giấy tờ nếu như nó không được triển khai vào thực tế. Muốn tất cả các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết và nắm vững về nó thì tất yếu phải tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn xã hội. Vì vậy, để phát huy được sự tham gia của toàn dân và để mỗi người dân ý thức được tầm quan trọng của Chương trìnhxâydựng NTM, nội dung phương pháp và mục tiêu cần đạt của xây dựng NTM thời kỳ CNH-HĐH, để người dân đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện thì hơn bao giờ hết công tác tuyên truyền phải đặt lên hàng đầu.
Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng NTM trong thôn, xã. Trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (sau khi đã được UBND huyện phê duyệt).
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ Chương trình xây dựng NTMngười nông dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng thụ. Từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia, không ỷ lại, trông chờ vào đầu tư của Nhà nước. Để có được điều này cần phải tổ chức hiệu quả việc phổ biến,quán triệt để cán bộ và nhân dân hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai sẽ thuận lợi, sáng tạo, đạt kết quả tốt.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội huyện phối hợp chặt chẽ với UBND huyện xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm tạo sự đồng thuận và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác hăng hái tham gia xây dựng NTM cho cán bộ và nhân dân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thông tin, giới thiệu các điển hình tiên tiến, phương pháp
hay, sáng kiến, sáng tạo mới trong xây dựng NTM.
Xây dựng lực lượng công an huyện, công an xã, các cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng, về tổ chức nghiệp vụ, tuyên truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, nâng cao hiệu quả đấu tranh trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.
Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND các xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, đổi mới, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ.
Duy trì, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, thường xuyên rà soát, đánh giá, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ.
Công tác tổ chức, xây dựng Đảng, củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở có bước chuyển biến mạnh trên mọi phương diện và có bước tiến mới về chất. Các tổ chức cơ sở Đảng và đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố kiện toàn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Ở Chương này, tác giả đã đưa ra các quan điểm và mục tiêu, phương hướng xây dựng Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Qua kết quả khảo sát về các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về XD NTM, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp ở phần cuối chương:
+ Về chỉ đạo điều hành;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong chương trình xây dựng NTM;
+ Đẩy mạnh đào tạo nhận thức cho CB, CC về chương trình xây dựng NTM và nâng cao năng lực, thái độ của CB, CC trong quá trình triển khai chương trình;
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và bảo vệ môt trường;
+ Phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; + Huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng và một số các giải pháp khác.
Đây là những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối của Đảng, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những thành tựu khá toàn diện. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Với huyện Phúc Thọ chương trình xây dựng nông thôn mới còn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình kết quả mà huyện đạt được là rất đáng khích lệ, đó là: kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản được đảm bảo, tạo sự thuận lợi cho giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, trên địa bàn huyện có những làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân; hệ thống chính trị ở huyện được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, khai thác tối đa thế mạnh của huyện để khắc phục những hạn chế khó khăn.
Nhằm tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và hòan thiện mục tiêu đến năm 2020huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội có 100% xã đạt các tiêu chí nông thôn mới và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thủ đô. Luận văn đã tổng hợp hệ thốnghóa lý luận về xây dựng nông thôn mới,đánh giá tình hình thực tiễn triển khai chương trình thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội những năm qua. Luận văn đã phân tích và chỉ rõ những thành quả đạt được và tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nhà nước trong thực hiệntriển khai chương trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. Đồng thời luận văncũng đã tham khảo kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở một số nước và một số địa phương trong nước. Luận văn điều tra, khảo sát, lập bảng hỏi tham khảo ý kiến của cộng đồng về công tác
quản lý nhà nước trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở trên 3 xã thuộc huyên Phúc Thọ. Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, góp phần xây dựngthủ đô giàu, đẹp, văn minh, hiện đại và trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
KIẾN NGHỊ
Đối với Trung Ương
Kiến nghị Trung ương nghiên cứu điều chỉnh một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vì một số tiêu chí yêu cầu quá cao không