nào cũng có nhà văn hóa; 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, dân chủ được mở rộng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững.
Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng NTM trên huyện đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn do huy động nguồn lực từ đấu giá quỹ sử dụng đất chậm do thị trường bất động sản chững lại. Huy động vốn từ các doanh nghiệp hạn chế. Huy động vốn từ nhân dân rất chậm, khó do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế. (Riêng xã điểm Đại Áng mới được cấp 23,3/168,454 tỷ đồng nguồn vốn lồng ghép các chương trình của thành phố, chiếm 13,8%). Lực lượng cán bộ làm NTM còn mỏng, ít kinh nghiệm, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Về cơ chế, chính sách, các văn bản của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khi thực hiện [16,tr83-84].
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phúc Thọ trong xây dựng nông thôn mới mới
Từ thực tiễn các huyện cùng thành phố, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Phúc Thọ trong quá trình xây dựng nông thôn mới:
- Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong nhu cầu xây dựng nông thôn mới; người dân phải được biết, được bàn ngay từ khi lập quy hoạch, lập đề án; ngay từ khi kế hoạch làm gì trước, làm gì sau, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chương trình. Việc xây dựng nông thôn mới phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo từ phát triển nhu cầu, quản lý của người dân; mới đảm bảo tính xác thực, cần thiết và phát huytiềm năng từ người dân.
- Làm thí điểm trên diện hẹp, rút kinh nghiệm; nhân ra diện rộng và làm đại trà toàn huyện. Làm được điều này sẽ rút kinh nghiệm và kịp thời điều chính trong xây dựng nôngthôn mới để phù hợp vớitừng xãvà thôn trên địa bàn huyện.
- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới; tuyêntruyền,
kêu gọi đầu tư, sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan doanh nghiệp, trường học, các đơn vị quân đội và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong xây dựngnông thônmới.
- Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, vốn của nhà nước và cộng đồng nhân dân đóng góp để xây dựng nông thônmới.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp, hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh trạnh cho nông sản Việt Nam, cũng như chính sách tạo việc làm, giải quyết lao động dư thừa trong nôngthôn.
- Cần nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, đảm bảo an sinh xãhội.
- Phát huy vai trò cầu nối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn
- Phải nhận thức đúng đắn, vị trí, vai trò tầm quan trọng của quá trình XD NTM, chọn khâu đột phá phù hợp với tình hình địa phương. Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình phải tập trung, nhất quán.
- Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nhận thức đúng, ủng hộ và tự giác tham gia. Công tác tuyên truyền phải thực hiện đồng bộ trong hệ thống chính trị với sự thống nhất cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, trong chương đầu tiên này, Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN về XD NTM .
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm liên quan về: quản lý, quản lý nhà nước; nông thôn và nông thôn mới.
Thứ hai, Luận văn đã phân tích đặc điểm của nông thôn mới; các nguyên tắc, sự cần thiết xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, Luận văn đã phân tích những nội dung quản lý nhà nước về XD NTM.
Thứ tư, Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về XD NTM.
Cuối cùng, Luận văn đã đưa ra kinh nghiệm XD NTM của các nước trên thế giới và một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm XD NTM cho huyện Phúc Thọ.
Các vấn vấn đề lý luận của chương này sẽ là những nội dung cơ bản, phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu vấn đề trong các chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây Bắc TP Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng trên 30km, có diện tích tự nhiên 117km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã và 01 thị trấn, chia làm 2 vùng sản xuất khác nhau (vùng đồng và vùng bãi); Phía tây Huyện giáp với thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai, phía đông giáp huyện Đan Phượng. Ở phía bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc). Phúc Thọ là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Đáy và sông Tích, tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử, với tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại 194 năm.
Trên địa bàn huyện, Quốc lộ 32 đóng vai trò là con đường giao thông huyết mạch, ngoài ra, còn có Tỉnh lộ 417, 418, 419 chạy qua nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận. Huyện Phúc Thọ có 1 thị trấn Phúc Thọ và 22 xã: Cẩm Đình, hát Môn, hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, vân Hà, Vân Nam, vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Năm 2015, tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra là 10%; thu nhập bình quân gần 30 triệu
đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp 27%, Công nghiệp - Xây dựng 39%, Dịch vụ 34%. 6 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,1%. Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa có bước bứt phá. Hết năm 2014, huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, là 1 trong 6 huyện dẫn đầu Thành phố về tiến độ xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, Huyện có thêm 07 xã đạt xã nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Thành phố giao, nâng tổng số lên 17/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Sau dồn điền đổi thửa, Huyện tập trung vào cơ giới hóa, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên diện tích canh tác của nông dân.
Hiện nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
Với lịch sử lâu đời, ngay từ xa xưa, các thế hệ cư dân Phúc Thọ đã góp phần vào quá trình hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ cũng như mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Qua những di tích, di vật lịch sử - văn hóa đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; đặc biệt, nơi đây cũng là vùng đất trọng học, giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh; nhân dân hiền hòa, giàu tình yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm;
Phúc Thọ là huyện có sự đa dạng, đan xen về tôn giáo song cư dân chủ yếu theo 2 tôn giáo chính: Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Tin lành, tín ngưỡng thờ cúng dân gian… Đồng bào lương - giáo ở Phúc Thọ, nhìn chung đều sống hòa thuận, có truyền thống gắn bó, đoàn kết, luôn tích cực sống tốt đời, đẹp đạo.
Là vùng đất cổ, Phúc Thọ là nơi lưu giữ và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa đậm đặc cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Toàn huyện có 173 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 46 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia,
44 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; đặc biệt có đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ những năm 1960, nay gọi là Đền Hát Môn và đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; năm 2016, Lễ hội truyền thống đền Hát Môn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và KT-XH đến quá trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội NTM tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội
Từ đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện trên ta thấy Phục Thọ là một huyện ngoại thành, có điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Trước hết, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở vùng đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện khi có trục đường lớp nối thẳng vào trung tâm thành phố, thuận tiện cho phát triển kinh tế, cho xây dựng hiện đại hóa công trình điện, đường, trường, trạm....Hơn nữa, người dân trong huyện có truyền thống từ xã xưa, ham học, ham làm, sẵn sàng vì cộng đồng nên sẽ tạo sự đoàn kết đồng tâm trong xây dựng nông thôn mới.
Diện tích đất nông nghiệp và người dân của huyện vẫn chủ yếu sống vào nghề nông, gắn bó với mảnh vườn của mình, thuận lợi cho phát triển một vùng nông nghiệp sạch, vùng sinh thái, khi đất đai màu mỡ, rộng lớn và khí hậu ôn hòa, khi cả huyện phân chia đát vùng đồng và vùng bãi, vùng bãi sẽ ít đan cư phân bố mà chủ yếu là diện tích để nuôi trồng với quy mô lớn, áp dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng ở đây chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Con người vùng đất Cổ này chủ yếu là thuần nông nhưng ai cũng ham học hỏi, giàu lòng yêu mến quê hương, cán bộ quản lý ở huyện đều xuất thân là những người ưu tú của mảnh đat Phúc Thọ truyền thống, do đó hơn ai hết đội ngũ lãnh đọa luôn tận tâm, cống hiến vì quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Bên cạnh những thuận lợi thì huyện khi bắt đầu bước vào thực hiện xây dựng NTM huyện Phúc Thọ gặp nhiều khó khăn với xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế- xã hội cũng được đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới từ đặc điểm về diện tích quá lớn, khó khăn trong vấn đề dồn điền đổi thửa, trình độ dân trí một số xã vẫn còn hạn chế, có sự khác biệt dân trí, mức sống giữa người vùng đồng và vùng bãi rõ rệt. Vấn đề giáo dục, trường học của huyện một số địa bàn chưa đảm bảo.Người đan vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lương thụa, thực phẩm từ mảnh vườn là chính, sản xuất theo mùa vụ, do đó khi không phải mùa vụ, nhiều lao động nông nghiệp sẽ nhàn rỗi, họ phải đi làm thuê tại các xã bên cạnh, huyện bên cạnh có làng nghề quanh năm. Do đó, vấn đề an ninh, trật tự cho những lao động này là một vấn đề đòi hỏi cán bộ của huyện phải quan tâm.
2.2.Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
2.2.1.Tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
Huyện Phúc Thọ đã gặt hái nhiều kết quả xứng đáng nhờ tận dụng tốt tiềm năng lợi thế địa phương, làm tốt phong trào “3 sạch” (nước sạch, môi trường và nông nghiệp sạch)… Tính đến 2014, công tác dồn điền đổi thửa của huyện đã hoàn thành 100%. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 20/22 đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 38triệu đồng/người/năm. Chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị được củng cố, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, từng bước chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
2.2.2.Hạ tầng kinh tế – xã hội
Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng đều được cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và củng cố về cơ bản, hệ thống trường học cơ bản không có sự thay đổi nhiều, hệ thống cơ sở văn hóa đều có sự đổi khác sau 5 năm triển khai thực hiện nông thôn
mới, các nhà văn hóa tại các thôn, xã đều được đầu tư hoặc sửa chữa nâng cấp, hệ thống chợ nông thôn tuy vẫn chưa đầu tư nhiều nhưng theo kế hoạch giai đoạn mới cần tăng cường nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của nhân dân địa phương, về nhà ở dân cư song song với quá trình thực hiện NTM đã quan tâm đến việc xóa bỏ nhà cũ nát, nhà ở cho hộ nghèo, công tác này địa phương thực hiện tốt,
*Giao thông: Có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 65,5/75,95 km, đạt 86,2%; so với năm 2010 tăng 30,6km
- Đường trục thôn, liên thôn: Đã thực hiện bê tong hóa được là: 89,33/102,87 km, đạt 86,83% (so với năm 2010 tăng 46,3 km).
- Đường ngõ, xóm: Đã cơ bản hoàn thành bê tong hóa các tuyến đường giao thông ngõ xóm. Toàn huyện đã làm mới và nâng cấp được 841 tuyến đường với tổng chiều dài 61,7 km, kinh phí khoảng 63,4 tỷ đồng. Đến nay tổng chiều dài đường đã bê tông hóa là 305/311,12 km, đạt 98%; 100% các tuyến đường trục chính nội đồng (vùng bãi) cơ bản đã được bê tông hóa và rải cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất.
*Thủy lợi:
Hiện nay hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc kiên cố kênh mương đạt chuẩn còn thấp, nhiều trạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp chưa có vốn sửa chữa, hệ thống bồi lắng chưa được nạo vét… phần nào đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã còn khó khăn. Cụ thể trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa thêm 41,5 km kênh (So với năm 2010), nâng tổng số kênh được kiên cố hóa là: 116,25 km, hoàn thành kiên cố hóa trên 30% các tuyến chính vùng bãi.
Từ năm 2011 đến nay nâng cấp được khoảng 80 km đường dây trung, hạ thế; nâng cấp, xây dựng mới 11 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ đồng. Toàn huyện 22/22 xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt tiêu chí điện theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đáp ứng các nội dung của quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006. Người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo bảng giá do Nhà nước quy định, đảm bảo công bằng trong việc sử dụng điện. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.
*Trường học
Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng được 344 phòng học, 110 phòng chức năng; 140 phòng hiệu bộ; 18 nhà thể chất, với tổng kinh phí đã đầu tư rên 742,150 tỷ đồng. Đến nay trường học công lập của các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 38/67 trường, đạt 56,7%,trong đó:
+ Trường Mầm non: 3/23 trường, so với năm 2010 tăng 2 trường. + Trường Tiểu học: 19/23 trường, so với năm 2010 tăng 6 trường.