Xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xâydựng đời sống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 96 - 101)

sống văn hóa ở khu dân cư và bảo vệ môi trường

Trước thực trạng :Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng đều được cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và củng cố về cơ bản, hệ thống trường học cơ bản không có sự thay đổi nhiều, hệ thống cơ sở văn hóa đều có sự đổi khác sau 5 năm triển khai thực hiện nông thôn mới, các nhà văn hóa tại các thôn, xã đều được đầu tư hoặc sửa chữa nâng cấp, hệ thống chợ nông thôn tuy vẫn chưa đầu tư nhiều nhưng theo kế hoạch giai đoạn mới cần tăng cường nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của nhân dân địa phương, về nhà ở dân cư song song với quá trình thực hiện NTM đã quan tâm đến việc xóa bỏ nhà cũ nát, nhà ở cho hộ nghèo, công tác này địa phương thực hiện tốt,

*Giao thông

Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối, giao lưu kinh tế giữa nông thôn với thành thị và trong khu vực. Để đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí NTM và quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phải quy hoạch lại và đầu tư cứng hóa 380,7 km đường giao thông nông thôn.

Có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó:

- Đường trục xã, liên xã: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 65,5/75,95 km, đạt 86,2%; so với năm 2010 tăng 30,6km

- Đường trục thôn, liên thôn: Đã thực hiện bê tong hóa được là: 89,33/102,87 km, đạt 86,83% (so với năm 2010 tăng 46,3 km).

- Đường ngõ, xóm: Đã cơ bản hoàn thành bê tong hóa các tuyến đường giao thông ngõ xóm.100% các tuyến đường trục chính nội đồng (vùng bãi) cơ bản đã được bê tong hóa và rải cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất. Trong đó đã bê tông hóa được 20,1 km tập trung tại xã Võng Xuyên, Phụng Thượng,

- Thủy lợi:

Hiện nay hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc kiên cố kênh mương đạt chuẩn còn thấp, nhiều trạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp chưa có vốn sửa chữa, hệ thống bồi lắng chưa được nạo vét… phần nào đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã còn khó khăn. Cụ thể trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa thêm 41,5 km kênh (So với năm 2010), nâng tổng số kênh được kiên cố hóa là: 116,25 km, hoàn thành kiên cố hóa trên 30% các tuyến chính vùng bãi.

*Điện nông thôn:

Điện là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng NTM mới, là đầu vào của quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn. Sau khi được bàn giao quản lý toàn bộ hệ thống điện nông thôn năm 2003, ngành điện đã đầu tư nâng cấp hệ thống đường dây trung, hạ thế đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Từ năm 2011 đến nay nâng cấp được khoảng 80 km đường dây trung, hạ thế; nâng cấp, xây dựng mới 11 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ đồng. Người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo bảng giá do Nhà nước quy định, đảm bảo công bằng trong việc sử dụng điện. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.

*Trường học

Huyện Phúc Thọ là một huyện có truyền thống hiếu học của Thành phố Hà Nội, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu.

*Cơ sở vật chất văn hóa:

Phúc Thọ là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, do đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm thường xuyên, kịp thời đảm bảo cho hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở nông thôn được duy trì và phát triển.

Công tác triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đã diễn ra theo chiều hướng tích cực

*Chợ nông thôn:

Chợ nông thôn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày ở nông thôn đồng thời phải đảm bảo đúng quy định chuẩn về xây dựng như: khi nhà chợ chính, khu ngoài trời, bãi đỗ xe, lối đi, cây xanh, khu vệ sinh và nơi thu gom rác thải.

Nhìn chung các chợ ở nông thôn trên địa bàn vẫn phát huy được giá trị truyền thống trong việc mua bán, trao đổi nông sản thực phẩm của người dân trong vùng và cung cấp những hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển về thương mại ở nông thôn và đạt tiêu chí xây dựng NTM cần nâng cấp, mở rộng các chợ truyền thống ở nông thôn và đầu tư xây dựng mới các chợ, điểm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch.

*Bưu điện nông thôn

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin liên lạc qua mạng viễn thông và hệ thống internet toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta nói chung và sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Để người dân có được những thông tin kịp thời, nắm bắt được cơ hội để tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì

công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Do đó việc đầu tư phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông rộng khắp ở khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng để nâng cao dân trí, tiếp cận thị trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm qua huyện Phúc Thọ rất quan tâm đầu tư hệ thống liên lạc, tạo điều kiện cho người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, mạng internet một cách thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.

*Nhà ở dân cư

Thực hiện chủ trương hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách, kết quả trong hơn 2 năm các tổ chức đã huy động vốn đầu tư xây dựng 85 ngôi nhà tình nghĩa cho 85 hộ đã góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Các tổ chức chính trị – xã hội từ cấp huyện đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền vận động các hội viên trong tổ chức mình đầu tư cải tạo, chỉnh trang nhà ở và khuôn viên sân vườn để góp phần làm đẹp cảnh quan thôn, xóm; giữ gìn nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam.Toàn huyện không còn nhà tạm, dột nát.

Hiện nay, nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, kinh phí đầu tư chủ yếu từ nhân sách Thành phố và Trung ương, địa phương phải huy động tối đa nguồn lực thông qua doanh nghiệp, người dân và huy động vốn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Nguồn lực bố trí cho để thực hiện từng tiêu chí chưa tương xứng với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và cũng chưa được cân nhắc. Mức vốn dự kiến bố trí từ ngân sách Trung ương còn hạn chế, thấp xa so với nhu cầu triển khai. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã đòi hỏi vốn lớn nhưng cho đến nay ngoài nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng kinh tế thì cơ sở hạ tầng xã hội vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Nhiều xã gặp khó khăn trong bố trí ngân sách địa phương. Mặc khác, cơ chế thu hút nguồn lực từ các

thành phần kinh tế cho xây dựng nông thôn mới chưa phù hợp nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào NN-NT.

Do đó vần có sự huy động mọi nguồn lực, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các trạm y tế tuyến xã và bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế dự phòng để đạt tiêu chí của Bộ y tế. Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ y bác sĩ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế đạt chuẩn. Có chế độ, chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với bác sĩ về công tác tại cơ sở tạo điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòng và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn. Thường xuyên tổ chức các đợt tiêm phòng, phòng dịch trong cộng đồng.

Tập trung xây dựng, hoàn thành chương trình kiên cố hóa, chuẩn hóa các trường học theo tiêu chí của Bộ Giáo dục – đào tạo. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên cho các trường học. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy. Có chính sách, khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học. Có cơ chế ưu tiên để phát huy nguồn lực lao động, tăng cường đào tạo nghề. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, tăng cường công tác đào tạo nghề cho nông dân chuyển dần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bồi dưỡng kiến thức tổ chức sản xuất và thị trường cho cán bộ HTX, các chủ trang trại.

Huy động nguồn lực xây dựng các trung tâm, nhà văn hóa – thể thao đa chức năng tại xóm, xã. Tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phong cách ứng xử, giao tiếp của mọi người dân. Từng bước xây dựng, củng cố, hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở. Thực

hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội.

Tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hiệm y tế đối với người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ hỗ trợ đối với hộ thiếu đói, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo đảm mức sống tổi thiểu cho cư dân nông thôn. Rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thế của phụ nữ ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong chương trình. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân.

Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Hướng dẫn, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã để không gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Vận động, xây dựng dần ý thức tự giác ở mỗi dân cùng thực hiện.

Các xã phối hợp với Hội Phụ nữ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường phân loại rác ngay ở gia đình, rác hữu cơ hộ tự tiêu hủy, chôn lấp trong vườn hộ, xã tổ chức thu gom chôn lấp tại điểm chôn lấp của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)