Từ đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện trên ta thấy Phục Thọ là một huyện ngoại thành, có điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Trước hết, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở vùng đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện khi có trục đường lớp nối thẳng vào trung tâm thành phố, thuận tiện cho phát triển kinh tế, cho xây dựng hiện đại hóa công trình điện, đường, trường, trạm....Hơn nữa, người dân trong huyện có truyền thống từ xã xưa, ham học, ham làm, sẵn sàng vì cộng đồng nên sẽ tạo sự đoàn kết đồng tâm trong xây dựng nông thôn mới.
Diện tích đất nông nghiệp và người dân của huyện vẫn chủ yếu sống vào nghề nông, gắn bó với mảnh vườn của mình, thuận lợi cho phát triển một vùng nông nghiệp sạch, vùng sinh thái, khi đất đai màu mỡ, rộng lớn và khí hậu ôn hòa, khi cả huyện phân chia đát vùng đồng và vùng bãi, vùng bãi sẽ ít đan cư phân bố mà chủ yếu là diện tích để nuôi trồng với quy mô lớn, áp dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng ở đây chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Con người vùng đất Cổ này chủ yếu là thuần nông nhưng ai cũng ham học hỏi, giàu lòng yêu mến quê hương, cán bộ quản lý ở huyện đều xuất thân là những người ưu tú của mảnh đat Phúc Thọ truyền thống, do đó hơn ai hết đội ngũ lãnh đọa luôn tận tâm, cống hiến vì quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Bên cạnh những thuận lợi thì huyện khi bắt đầu bước vào thực hiện xây dựng NTM huyện Phúc Thọ gặp nhiều khó khăn với xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế- xã hội cũng được đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới từ đặc điểm về diện tích quá lớn, khó khăn trong vấn đề dồn điền đổi thửa, trình độ dân trí một số xã vẫn còn hạn chế, có sự khác biệt dân trí, mức sống giữa người vùng đồng và vùng bãi rõ rệt. Vấn đề giáo dục, trường học của huyện một số địa bàn chưa đảm bảo.Người đan vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lương thụa, thực phẩm từ mảnh vườn là chính, sản xuất theo mùa vụ, do đó khi không phải mùa vụ, nhiều lao động nông nghiệp sẽ nhàn rỗi, họ phải đi làm thuê tại các xã bên cạnh, huyện bên cạnh có làng nghề quanh năm. Do đó, vấn đề an ninh, trật tự cho những lao động này là một vấn đề đòi hỏi cán bộ của huyện phải quan tâm.
2.2.Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
2.2.1.Tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
Huyện Phúc Thọ đã gặt hái nhiều kết quả xứng đáng nhờ tận dụng tốt tiềm năng lợi thế địa phương, làm tốt phong trào “3 sạch” (nước sạch, môi trường và nông nghiệp sạch)… Tính đến 2014, công tác dồn điền đổi thửa của huyện đã hoàn thành 100%. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 20/22 đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 38triệu đồng/người/năm. Chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị được củng cố, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, từng bước chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
2.2.2.Hạ tầng kinh tế – xã hội
Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng đều được cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và củng cố về cơ bản, hệ thống trường học cơ bản không có sự thay đổi nhiều, hệ thống cơ sở văn hóa đều có sự đổi khác sau 5 năm triển khai thực hiện nông thôn
mới, các nhà văn hóa tại các thôn, xã đều được đầu tư hoặc sửa chữa nâng cấp, hệ thống chợ nông thôn tuy vẫn chưa đầu tư nhiều nhưng theo kế hoạch giai đoạn mới cần tăng cường nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của nhân dân địa phương, về nhà ở dân cư song song với quá trình thực hiện NTM đã quan tâm đến việc xóa bỏ nhà cũ nát, nhà ở cho hộ nghèo, công tác này địa phương thực hiện tốt,
*Giao thông: Có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 65,5/75,95 km, đạt 86,2%; so với năm 2010 tăng 30,6km
- Đường trục thôn, liên thôn: Đã thực hiện bê tong hóa được là: 89,33/102,87 km, đạt 86,83% (so với năm 2010 tăng 46,3 km).
- Đường ngõ, xóm: Đã cơ bản hoàn thành bê tong hóa các tuyến đường giao thông ngõ xóm. Toàn huyện đã làm mới và nâng cấp được 841 tuyến đường với tổng chiều dài 61,7 km, kinh phí khoảng 63,4 tỷ đồng. Đến nay tổng chiều dài đường đã bê tông hóa là 305/311,12 km, đạt 98%; 100% các tuyến đường trục chính nội đồng (vùng bãi) cơ bản đã được bê tông hóa và rải cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất.
*Thủy lợi:
Hiện nay hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc kiên cố kênh mương đạt chuẩn còn thấp, nhiều trạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp chưa có vốn sửa chữa, hệ thống bồi lắng chưa được nạo vét… phần nào đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã còn khó khăn. Cụ thể trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa thêm 41,5 km kênh (So với năm 2010), nâng tổng số kênh được kiên cố hóa là: 116,25 km, hoàn thành kiên cố hóa trên 30% các tuyến chính vùng bãi.
Từ năm 2011 đến nay nâng cấp được khoảng 80 km đường dây trung, hạ thế; nâng cấp, xây dựng mới 11 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ đồng. Toàn huyện 22/22 xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt tiêu chí điện theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đáp ứng các nội dung của quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006. Người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo bảng giá do Nhà nước quy định, đảm bảo công bằng trong việc sử dụng điện. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.
*Trường học
Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng được 344 phòng học, 110 phòng chức năng; 140 phòng hiệu bộ; 18 nhà thể chất, với tổng kinh phí đã đầu tư rên 742,150 tỷ đồng. Đến nay trường học công lập của các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 38/67 trường, đạt 56,7%,trong đó:
+ Trường Mầm non: 3/23 trường, so với năm 2010 tăng 2 trường. + Trường Tiểu học: 19/23 trường, so với năm 2010 tăng 6 trường. + Trường THCS: 18/21 trường, so với năm 2010 tăng 16 trường.
*Cơ sở vật chất văn hóa:
Công tác triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Cụ thể :
100% số xã đã có quy hoạch vị trí xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao thôn. Đến nay đã có 84/126 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn theo quy định, đạt 66,6%; trong đó có 68/84 nhà văn hóa đạt chuẩn, đạt 81,0%. So với năm 2010 tăng 13 NVH thôn (2010: 55 NVH đạt chuẩn).
*Chợ nông thôn:
Chợ nông thôn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày ở nông thôn đồng thời phải đảm bảo đúng quy định chuẩn về xây dựng như: khi nhà chợ chính, khu ngoài trời, bãi đỗ xe, lối đi, cây xanh, khu vệ sinh và nơi thu gom rác thải.
Toàn huyện hiện nay có 20/22 xã đạt và cơ bản đạt (còn xã: Long Xuyên và Thượng Cốc); so với năm 2010 tăng 4 xã.
Nhìn chung các chợ ở nông thôn trên địa bàn vẫn phát huy được giá trị truyền thống trong việc mua bán, trao đổi nông sản thực phẩm của người dân trong vùng và cung cấp những hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển về thương mại ở nông thôn và đạt tiêu chí xây dựng NTM cần nâng cấp, mở rộng các chợ truyền thống ở nông thôn và đầu tư xây dựng mới các chợ, điểm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch.
*Bưu điện nông thôn
Trên địa bàn huyện có 22/22 xã đạt nội dung này, 100% số thôn có Internet.
*Nhà ở dân cư
Thực hiện chủ trương hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách, kết quả trong hơn 2 năm các tổ chức đã huy động vốn đầu tư xây dựng 85 ngôi nhà tình nghĩa cho 85 hộ đã góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Toàn huyện không còn nhà tạm, dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn trên 95%, tăng 26,2% so với năm 2010 (năm 2010: 68,8%). (121 nhà xuống cấp)
2.2.3.Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
*Thu nhập
Đến nay toàn huyện đã có 16/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 toàn huyện đạt 34,4 triệu đồng, so với tiêu chí đạt. So với năm 2010 tăng 13,4 triệu đồng/người (2010: 18 triệu đồng/người). Nguồn thu của người dân chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm 59,3% từ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chiếm 20,8%, thương mại dịch vụ chiếm 19,9%.
Toàn huyện đã có 21/22 xã đạt (còn xã Long Xuyên). Trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2014 là: 1,6% (Giảm 406/1.225 hộ); So với năm 2010 giảm 2,87% (năm 2010: 4,47%).
Trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Thanh Đa huyện Phúc Thọ đã có những cách làm rất thiết thực. Trong quá trình rà soát hộ nghèo, ở đây đã tiến hành phân loại và đưa ra những biện pháp giảm nghèo riêng. Với những hộ nghèo trên địa bàn được xác định là do thiếu việc làm thì chúng tôi vận động doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn ưu tiên tạo điều kiện cho hộ này. Còn những hộ nghèo mà không có điều kiện để làm tại các khu công nghiệp thì ở đây vận động các tổ chức đoàn thể giúp đỡ họ về giống, vốn cũng như hướng dẫn để họ đưa những giống, cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đối với hộ là người già neo đơn thì vận động con cháu phải có trách nhiệm với bố mẹ. Nhờ vậy tỉ lệ nghèo đã giảm nhanh và bền vững.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Hiện nay toàn huyện đã 22/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm 2014 đạt 75,2%; tăng so với năm 2010 là 9,3% (Năm 2010: 65,9%).
Hình thức tổ chức sản xuất
Đến nay toàn huyện đã có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt do với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hoạt động của một số HTX DVNN có chuyển biến tích cực, các khâu dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nông dân. Trên 50% HTX hoạt động ổn định và có xu hướng vươn lên góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, năm 2012 có 20 HTX có hoạt động có lãi (gồm: 13 HTX DVNN, 3 HTX nông nghiệp chuyên ngành, 3 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1 HTX vệ sinh môi trường) đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Về phát triển sản xuất các cấp ngành đã có nhiều chủ trương trong phát triển nông nghiệp nhưng đến nay huyện còn lúng túng trong việc thực hiện nhất là trong phát triển sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, chưa chú trọng
sản xuất theo hướng hàng hóa, một số mô hình đã được hình thành nhưng hoạt động thiếu bền vững, chưa nhân rộng đến với nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, các xã vẫn ưu tiên nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội hơn là đầu tư phát triển kinh tế.
Hiện nay tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm 70% dân số toàn huyện. Lao động qua đào tạo chỉ chiếm 30%. Là một huyện nông nghiệp, chủ yếu trồng rau màu, việc nâng cao thu nhập của người dân còn là một thách thức và trở ngại. Tại một số xã không thấy tính chủ động của cán bộ, công chức trong việc đóng góp ý tưởng về việc làm, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển sản xuất, xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả ngay trên địa phương mình.
Thu nhập của người dân tăng nhưng thiếu bền vững. Ở một số xã nhiều nhà cao tầng, xe ô tô nhưng hầu hết là do nguồn tiền có được từ bù đất ruộng và bán đất dịch vụ chứ không phải do nội lực mà phát huy. Thực trạng này tạo nên hiện tượng giảu ảo ở nông thôn.Nếu không có giải pháp nhanh chóng phát triển sản xuất tận dụng lợi thế của địa phương thì chắc chắn trong thời gian tới người dân sẽ còn gặp khó khăn.
Tồn tại:
Nội dung kinh tế và tổ chức sản xuất là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế hàng ngày của người dân nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nội dung này, các xã còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Thứ nhất nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được cơ chế chính sách đã ban hành.
Thứ hai việc tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt là các xã đang thí điểm dự án trồng rau sạch trong nhà lưới đã ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ trong sản xuất.
Thứ ba HTX chưa phát huy hết vai trò của mình, hoạt động còn thiếu hiệu quả.Đây là nguyên nhân khiến người nông dân chưa mặn mà vào kinh tế HTX, tâm lý ngần ngại về HTX kiểu cũ vẫn còn.
Thứ tư, các làng nghề tại dịa phương chưa được chú trọng quy hoạch, dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Làng nghề tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cao, mặc dù gắn với nông nghiệp. Điều này đòi hỏi cần có quy hoạch rõ về địa giới các khu, tránh xen kẽ với khu dân cư.
2.2.4.Phát triển văn hóa – xã hội
*Giáo dục
Cùng với việc đầu tư xây dựng các trường học các cấp, ngành giáo dục của huyện còn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu cho các môn học; tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 97,5%. Trong 3 năm 2010 – 2012 Trường Trung cấp nghề truyền thống của huyện đã mở 99 lớp với 2.966 học viên, số học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 92%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã mở được 16 lớp với 458 học viên nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 48,2%.
*Y tế
Trong những năm qua Thành phố Hà Nội có chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã, mua sắm trang thiết bị y tế đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế xã, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Năm 2012 có 20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 1, đến nay trên địa bàn huyện có 16/22 xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
*Văn hóa
Năm 2012 toàn huyện có 28/128 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa chiếm 53,1%, các thôn đã xây dựng hương ước làng văn hóa được UBND huyện phê duyệt. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục,