Công tác xây dựng đề án là công việc quan trọng định hướng toàn bộ tiến trình triển khai thực hiện chương trình.
Thực hiện chủ trương của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, về xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy đã triển khai xây dựng đề án “Xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2020 làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và phê duyệt các đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ là việc làm mang tính cấp bách. Ngay từ đầu năm 2010, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành phối họp với đơn vị tư vấn là Viện Chính sách và Chiến lực phát triển Nông nghiệp – Nông thôn thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND các xã khảo sát, đánh giá hiện trạng nông thôn trên địa bàn huyện, lập đề án xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2020. Sau khi đề án được các cơ quan, đơn vị thẩm quyền tiến hành đóng góp ý kiến về một số vấn đề về bố cục, căn cứ pháp lý, nội dung thì ngày 29 tháng 10 năm 2010, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ đã đưa ra Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng
nông thôn mới huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đề án được xây dựng đã nêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đối với các xã đề án của huyện được hoàn thiện thong qua chính là kim chỉ nam hành động cho các xã hướng đi của chương trình trong giai đoạn 2010 – 2020, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghiệp, nông thôn.
Đề án của Huyện đã được phê duyệt đúng với thời gian yêu cầu, đáp ứng đòi hỏi của Thành ủy Hà Nội là đến năm 2011, tất cả các huyện của Thành phố hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới của Huyện.
Trong quá trình triển khai Huyện đã điều chỉnh đề án xây dựng NTM trong từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt là điều chỉnh về hoạt động của các đơn vị trong huyện, trong năm 2012 Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của huyện đã bổ sung thêm cho các đơn vị nguồn vốn và các tiêu chí đạt được trong năm phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Điều đó chứng tỏ sự nhạy bén trong quá trình điều chỉnh đề án của Huyện, nếu không có sự điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với địa phương sẽ rất khó đạt được kết quả như mục tiêu đề án đã đề ra.
Xét về nội dung của đề án: Đề án được xây dựng các mục nội dung đảm bảo yêu cầu của đề án tổng thể. Từ đề án của Huyện được xây dựng, các xã bắt đầu xây dựng đề án của từng xã sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đề án tổng thể. Bên cạnh đó đề án được xây dựng qua điều tra thực trạng nông thôn nên số liệu, báo cáo tương đối chính xác, từ đó mà đưa ra được những giải pháp, yêu cầu phù hợp với những hạn chế trong quá trình thực hiện tiêu chí tại địa phương.
Hạn chế :
Do phải hoàn thành đề án trong vòng 1 năm từ lúc triển khai chương trình nên việc tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng chưa được sâu sát, mới chỉ đánh giá được một phần thực trạng nông thôn dựa trên đánh giá cơ sở hạ
tầng kinh tế, xã hội, chính trị an ninh mà chưa đánh giá được những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế đó. Điều đó dẫn đến những giải pháp đưa ra còn mang tính chung chung, chưa đưa ra được những biện pháp sát với tình hình thực tế của địa phương và phải điều chỉnh lại nhiều lần sau khi đề án được phê duyệt.
Bên cạnh đó, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện chưa phát huy được tính sáng tạo, còn dập khuôn máy móc dẫn đến một điều thường thấy là đề án ở các huyện tương đối giống nhau.
Đặc biệt là một số nội dung đề án xây dựng chưa có tính khả thi : Ví dụ như phát triển các trung tâm thương mại trên địa bàn xã Thượng Cốc, … Nội dung này chưa thực hiện được là do các doanh nghiệp thu mua đất nông nghiệp để tiến hành xây dựng các trung tâm thương mại, các trường đại học, khu vui chơi giải trí phục vụ người dân trên địa bàn nhưng đến nay do không có kinh phí đầu tư nên dự án đó đã trở thành dự án treo. Tại các dự án đó còn thường xuyên xuất hiện các đối tượng trộm cắp, cướp tài sản của người đi qua dự án đó.Đề án phát triển nông thôn đã được phê duyệt nhưng chưa được cụ thể hóa vào kế hoạch hành động của các ngành, các cấp dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
2.2.6.2.Ban hành văn bản QLNN về XD NTM huyện Phúc Thọ
Thực hiện Quyết định số 168/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Đề án thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2020, UBND huyện Phúc Thọ giao phòng Kinh Tế là cơ quan thường trực chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, chủ trì phối hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Ngày 28/02/2011 UBND huyện Phúc Thọ ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển nông thôn có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất phù hợp, tiến bộ nhằm tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn; đảm bảo phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường sinh thái được bảo vệ; mực tiêu cụ thể: đến năm 2015 có 47% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.
Tại 22 xã xây dựng NTM, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển thôn đã tạo thành một hệ thống xuyên suốt từ cấp huyện đến thôn, tạo điều kiện thuận lợi trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện xây dựng NTM. Ngoài các văn bản triển khai, chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới trong từng kỳ, Thường trực Huyện ủy Phúc Thọ đã tổ chức đợt thăm quan học tập mô hình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc.
Hàng tháng BCĐ huyện lập các bảo cáo theo yêu cầu của trên và nộp kịp thời cho BCĐ tỉnh, VPNTM tham mưu đầy đủ các văn bản theo chương trình công tác đầu năm và các văn bản khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, thời gian qua, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, thử thách trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, huyện Phúc Thọ đã thu được kết quả tích cực. So với yêu cầu nhiệm vụ, Phúc Thọ đã chủ động sớm triển khai các văn bản chỉ đạo cấp trên, hoàn thành các bước kịp thời theo kế hoạch, chỉ đạo, quản lý và duy trì điều hành thực hiện chương trình tốt. Ban chỉ đạo đã triển khai tích cực, kịp thời cụ thể hóa 11 nội dung với 19 tiêu chí. Huyện đã tổ chức tốt việc khảo sát, đánh giá thực trạng xã điểm làm cơ sở cho việc xây dựng đề án theo 19 tiêu chí, xác định như cầu đầu tư và động viên các nguồn lực phù hợp với điều kiện của thời điểm đó. Hạn chế :
Qua khảo sát điều tra thực tế ta thấy sự đánh giá của cán bộ công chức đối với quá trình triển khai chương trình được thể hiện như sau: 56% ở mức độ rất nhanh chóng, kịp thời, 31% ở mức độ nhanh chóng và 11% ở mức độ
bình thường khẳng định công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện chương trình thực sự nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó vẫn còn 2% ý kiến của CB, CC được điều tra đồng lòng thì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.