Năng lực cán bộ trong quản lý, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

thành phố Hà Nội.

2.3.1. Xác định mục tiêu ưu tiên

Qua phân tích thực trạng QLNN về XD NTM tại huyện Phúc Thọ ở trên, tác giả nhận thấy rõ các vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Trước hết là vấn đề xác định mục tiêu ưu tiên. Mục tiêu ưu tiên sẽ nằm trong 19 tiêu chí để đánh giá đo lường đạt chuẩn nông thôn mới. Với mỗi xã chín81h quyền cần xác định các mục tiêu ưu tiên sao cho phù hợp với từng điều kiện của địa phương, ví dụ, một số xã như Vân Nam cần tăng cường phát triển ngành trồng trọt, xây dựng thương hiệu chuối Vân Nam, vùng rau sạch ở xã Hiệp Thuận....hay ở những xã có hệ thống trường học chư đạt tiêu chuẩn như Thượng Cốc, Vân Phúc cần có sự đầu tư cho hạ tầng, cơ sở giáo dục....Ở mỗi điaạ bàn xã, thời điểm chính quyền luôn phải là người đưa ra được các mục tiêu ưu tiên, làm tăng tính trội, tính chuẩn không dừng lại ở đạt tiêu chí mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng, thậm chí tăng hơn nhiều so với mức đạt chuẩn của mỗi tiêu chí.

2.3.2. Cơ chế và chính sách

Qua phân tích ở phần chương 2 ta có thể thấy cơ chế chính sách đang là một vấn đề đặt ra trong QLNN về XD NTM của huyện Phúc Thọ. Đề án XD NTM huyện chưa phát huy được tính sáng tạo, còn dập khuôn máy móc dẫn đến một hiện tượng các đề án ở các huyện tương đối giống nhau.

2.3.3. Năng lực cán bộ trong quản lý, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành hành

Qua khảo sát, phân tích ta thấy rằng các cán bộ công chức còn có sự nhận thức hạn chế về vấn đề xây dựng nông thôn mới của huyện. Hạn chế trong sự nghiên cứu nhận thức và hạn chế trong quá trình tuyên truyền phổ biến cho người dân được hiểu, biết là làm theo. Trong các công tác tổ chức triển khai, đánh giá, kiểm tra giám sát vẫn còn nhiều cá nhân mắc phải những sai lầm. Trong quá trình huy động nguồn lực từ nhân dân đã xẩy ra không ít trường hợp tiêu cực. Ví dụ trong việc bê tông hóa thôn xóm, không ít trưởng thôn đã tự ý buông lỏng quy chế, sử dựng tiền huy động vào mục đích khác, trong quá trình giám sát đơn vị thi công để họ cắt xén nguyên vật liệu, dẫn đến nhiều tuyến đường bê tông hóa đã bị xuống cấp dù mới làm được vài năm....

Để nâng cao hiệu quả triển khai chương trình vào thực tiễn của huyện thì trước hết cần phải có một quy trình triển khai phù hợp với sự phát triển địa phương. Vì vậy, quá trình triển khai thực hiện chương trình đòi hòi cơ quan phải phân tích thực trạng của mình (nguồn nhân lực, khả năng thực hiện công việc), nhu cầu của người dân (nhu cầu này tác động bởi các yếu tố về kinh tế, dân số, trình độ nhận thức) cũng như tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình diễn ra nhanh chóng, quá trình đào tạo chưa hiệu quả nên CB, CC chưa thực sự hiểu đúng về chương trình tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)