NTM và nâng cao năng lực, thái độ của CB, CC trong quá trình triển khai chương trình
Từ phân tích thực trạng chương 2 cho thấy, sự vào cuộc của các sở, ngành chưa cao, thiếu đồng bộ. Đề án phát triển nông thôn đã được phê duyệt nhưng chưa được cụ thể hóa vào kế hoạch hành động của các ngành, các cấp dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Hơn nữa, do nhận thức của một bộ phận không nhỏ các cán bộ, công chức còn sai lệch về trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng NTM của mình nên hầu hết các công việc đều được giao phó cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn các phòng, ban khác chỉ như “ tá nước theo mưa” làm lấy lệ nên hiệu quả phối, kết hợp không cao. Chính điều này tạo nên áp lực lớn cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa phải đảm trách công việc chuyên môn vừa phải ôm đồm thêm các công việc của NTM nên khó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tư duy nhận thức và cách làm của lãnh đạo (nhất là cán bộ xã) còn sai lệch và chưa thực sự đổi mới. Nhiều cán bộ còn mang nặng quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng, biến nông thôn thành thị trấn, hoặc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của nhà nước nên nảy sinh tâm lý ỉ lại, thụ động. Vì thế mà chỉ sau hơn 1 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều nhà văn hóa, chợ nông thôn đã được chính quyền xã xét duyệt vào danh sách cần xây mới và nâng cấp mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu, năng lực huy động tài chính. Vấn đề cốt lõi ở đây là phải làm người dân thay đổi thư duy, cách nghĩ, cách làm, cách hành động, loại bỏ tư duy tiểu nông, tâm lý ỉ lại, thiếu sáng tạo trong lao động, ngại thay đổi. Cán bộ chưa đi sát dân, chưa tích cực hướng dẫn cho người dân cấp thôn, xóm chưa lựa chọn và đăng kí những nội dung phù hợp theo tiêu chí để họ tự giác tham gia.
Theo điều tra khảo sát, phân tích thực trạng, các CB, CC làm công tác XD NTM tại huyện Phúc Thọ, tỷ lệ kha cao (trên 90%) CB, CC hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác xây dựng nông thôn mới tại địa bàn của họ, từ đó họ có nhận thức đúng đắn về chương trình và nghiêm túc triển khai chương trình để chương trình đạt hiệu quả cao nhất góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một số CB, CC chưa có sự am hiểu kiến thức về chương trình, họ chưa nắm rõ bản chất của chương trình từ đó dẫn đến sự bị động trong quá trình thực hiện. Họ thường là CB, CC cấp cơ sở chưa có điều kiện học tập nhiều, tìm hiểu sâu về chương trình dẫn đến những hạn chế thường thấy đó. Do đó cần có sự nâng cao năng lực CB, CC làm công tác Xd NTM.
Để tiến hành triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, theo chủ trương của Đảng và Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Huyện đã nhận thức rõ trách nhiệm và những yêu cầu cấp bách đặt ra của công việc xây dựng nông thôn mới. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi về mức độ quan tâm của người lãnh đạo đối với quá trình chương trình xây dựng nông thôn mới thì có
38% ở mức độ rất quan tâm, 60% ở mức độ quan tâm. Như vậy mức độ rất quan tâm và quan tâm của người lãnh đạo đạt mức 98%. Con số này cho thấy đại bộ phận lãnh đạo đơn vị đã có sự quan tâm đến tổ chức, triển khai chương trình, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao.
Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ mới đòi hỏi CB, CC nói chung và người lãnh đạo nói riêng phải nhận thức được bản chất của vấn đề. Nắm bắt được vấn đề chính là chìa khóa để CB, CC có thể phát huy hết sự sáng tạo của mình trong xây dựng, triển khai chương trình. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận CB, CC thực hiện công tác chuyên môn đã chưa hiểu rõ về bản chất, vai trò, cũng như ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới. Vì không thực sự hiểu rõ nên việc triển khai đã tạo ra tâm lí nặng nề cho CB, CC, ở khía cạnh nào đó còn mang tính hình thức và hiệu quả triển khai chưa cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai từ năm 2010 nhưng một số CB, CC chưa nhận thức đúng về chương trình.
Một trong những nguyên tắc chương trình xây dựng nông thôn mới là sự tham gia của tất cả mọi người vào quá trình xây dựng và triển khai nhằm huy động sự sáng tạo của các cá nhân vào việc nâng cao hiệu quả chương trình. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM thì trước hết CB, CC phải có nhận thức rõ về chương trình. Điều này đòi hỏi phải đào tạo lại nhận thức cho một bộ phận CB, CC đàn trực tiếp tham gia chương trình. Muốn có được nhận thức về vấn đề này CB, CC phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, đào tạo; tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu tập huấn một cách tích cực; cùng chia sẻ kiến thức về vấn đề này giữa CB, CC với nhau. Cơ quan nên tổ chức các cuộc tham quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với những đơn vị đã triển khai thành công và hiệu quả cao. Sau khi kết thúc khóa học và đợt tham quan các cá nhân phải nộp bài thu hoạch và đưa ra những ý tưởng cho quá trình xây dựng và triển khai chương trình NTM. Trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình cán bộ công chức phải hiểu rõ vai trò của mình.
Theo chúng tôi, hoạt động đào tạo phải được tiến hành như sau:
Bảng 5. Các khóa đào tạo về chương trình xây dựng NTM
Khóa đào tạo Nội dung đào tạo Đối tượng Giới thiệu về chương
trình XD NTM
Giải thích về bản chất và lợi ích khi chương trình triển khai
Mọi CB, CC và người dân
Hiểu biết các yêu cầu về chương trình XD NTM
Nhận thức về chương trình đúng phù hợp
CB, CC tham gia quá trình triển khai và người dân
Đánh giá quá trình triển khai chương trình XD NTM
Hướng dẫn phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình
Những người tham gia đánh giá
Nguồn [Tác giả tổng hợp]
Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Nội dung, thời gian đào tạo, tập huấn của chương trình phải phù hợp với thực tiễn và trình độ của cán bộ huyện và cơ sở, kết hợp giữa lý thuyết với tham quan thực tế các điển hình tiêntiến.
Mọi chủ trương, chính sách nói chung, chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng dù có đúng đắn đến đâu, khả năng hiện thực hóa chúng suy cho cùng phụ thuộc trước hết vào những con người cụ thể. Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở vừa là những người xây dựng, vừa là người tổ chức triển khai thực hiện những nội dung cụ thể trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Nếu cán bộ là người có tri thức, am hiểu điều kiện thực tiễn, có tâm, sáng tạo thì khả năng triển khai các chương trình sẽ thành công cao hơn và ngược lại. Do đó, việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM nhanh hay chậm, thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở trong việc huy động các nguồn
lực, tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức thựchiện.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết không chỉ cần quy hoạch cán bộ mà cần tạo cơ hội được đào tạo về quản lý, lãnh đạo, quan trọng hơn là phải triệt để cải cách nội dung chương trình đào tạo theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành, gắn với những công việc cụ thể trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý cơ sở. Để làm được điều này, cần phải chú ý đến 2 nội dungsau
+ Rèn luyện những kỹ năng về việc lập kế hoạch, thiết kế sự phối hợp, hợp tác giữa các cán bộ cơ sở, giữa các ban ngành tại địa phương sao cho tránh được sự chồng chéo trách nhiệm, tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung.
+ Rèn luyện những kỹ năng liên quan đến việc khơi dậy và kích thích tính tích cực của người dân. Đây là nhóm kỹ năng còn rất hạn chế ở những cán bộ cơ sở, song lại là những kỹ năng khó, do việc ứng dụng chúng trong thực tiễn đòi hỏi sự tinh tế và tính linh hoạt cao tùy thuộc vào những công việc, tình huống cụ thể cũng như đặc điểm tâm lý của những người được quản lý.
3.2.4. Phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân
Xuất phát từ thực trạng XD NTM của huyện về tổ chức sản xuất:
Thu nhập
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, huyện Phúc Thọ đã được đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung; khôi phục phát triển làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
Đến nay toàn huyện đã có 16/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 toàn huyện đạt 34,4 triệu đồng, so với tiêu chí đạt. So với năm 2010 tăng 13,4 triệu đồng/người (2010: 18 triệu đồng/người). Nguồn thu của người dân chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm 59,3% từ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chiếm 20,8%, thương mại dịch vụ chiếm 19,9%.
Trong những năm qua Chính phủ có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn cho các địa phương có nền kinh tế chậm phát triển và tỷ lệ hộ nghèo cao; hỗ rợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã còn gặp nhiều khó khăn. Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo của các hộ nghèo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo; tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị đoàn thể trong công tá xóa đói giảm nghèo. Thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội, chính sách đối với người có công và bảo trợ xã hội, hỗ trợ giúp đỡ các hộ thoát nghèo nhanh.
Toàn huyện đã có 21/22 xã đạt (còn xã Long Xuyên). Trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2014 là: 1,6% (Giảm 406/1.225 hộ); So với năm 2010 giảm 2,87% (năm 2010: 4,47%).
Trong công tác xóa đói giảm nghèo xã Thanh Đa huyện Phúc Thọ đã có những cách làm rất thiết thực. Trong quá trình rà soát hộ nghèo, ở đây đã tiến hành phân loại và đưa ra những biện pháp giảm nghèo riêng. Với những hộ nghèo trên địa bàn được xác định là do thiếu việc làm thì chúng tôi vận động doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn ưu tiên tạo điều kiện cho hộ này. Còn những hộ nghèo mà không có điều kiện để làm tại các khu công nghiệp thì ở đây vận động các tổ chức đoàn thể giúp đỡ họ về giống, vốn cũng như hướng dẫn để họ đưa những giống, cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đối với hộ là người già neo đơn thì vận động con cháu phải có trách nhiệm với bố mẹ. Nhờ vậy tỉ lệ nghèo đã giảm nhanh và bền vững.
*Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Kết hợp với sự hỗ trợ của thành phố, huyện đã chú trọng việc mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nông dân thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn.
Hiện nay toàn huyện đã 22/22 xã đạt và cơ bản đạt. Trong đó: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm 2014 đạt 75,2%; tăng so với năm 2010 là 9,3% (Năm 2010: 65,9%).
*Hình thức tổ chức sản xuất
Đến nay toàn huyện đã có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt do với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hoạt động của một số HTX DVNN có chuyển biến tích cực, các khâu dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nông dân. Trên 50% HTX hoạt động ổn định và có xu hướng vươn lên góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, năm 2012 có 20 HTX có hoạt động có lãi (gồm: 13 HTX DVNN, 3 HTX nông nghiệp chuyên ngành, 3 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1 HTX vệ sinh môi trường) đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và khôi phục làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương.
Về phát triển sản xuất các cấp ngành đã có nhiều chủ trương trong phát triển nông nghiệp nhưng đến nay huyện còn lúng túng trong việc thực hiện nhất là trong phát triển sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, chưa chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa, một số mô hình đã được hình thành nhưng hoạt động thiếu bền vững, chưa nhân rộng đến với nhân dân.
Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu lớn nhất và có tính bền vững trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong chương trình xây dựng NTM.Tuy nhiên, quá trình triển khai, các xã vẫn ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội hơn là đầu tư phát triển kinh tế. Thực tế, để hoàn thành tiêu chí về hạ tầng kinh tế – xã hội có thể chỉ cần vài ba năm nhưng với việc đào tạo nghề, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động lại cần thời gian và có tính kế hoạch hơn, nên cần sớm được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, các xã dồn trọng tâm vào kết cấu hạ tầng, còn xem nhẹ nội dung kinh tế.
Hiện nay tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm 70% dân số toàn huyện. Lao động qua đào tạo chỉ chiếm 30%. Là một huyện nông
nghiệp, chủ yếu trồng rau màu, việc nâng cao thu nhập của người dân còn là một thách thức và trở ngại. Tại một số xã không thấy tính chủ động của cán bộ, công chức trong việc đóng góp ý tưởng về việc làm, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển sản xuất, xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả ngay trên địa phương mình.
Thu nhập của người dân tăng nhưng thiếu bền vững. Ở một số xã nhiều nhà cao tầng, xe ô tô nhưng hầu hết là do nguồn tiền có được từ bù đất ruộng và bán đất dịch vụ chứ không phải do nội lực mà phát huy. Thực trạng này tạo nên hiện tượng giảu ảo ở nông thôn.Nếu không có giải pháp nhanh chóng phát triển sản xuất tận dụng lợi thế của địa phương thì chắc chắn trong thời gian tới người dân sẽ còn gặp khó khăn.
Nội dung kinh tế và tổ chức sản xuất là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế hàng ngày của người dân nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nội dung này, các xã còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Thứ nhất nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được cơ chế chính sách đã ban hành.
Thứ hai việc tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt là các xã đang thí điểm dự án trồng rau sạch trong nhà lưới đã ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ trong sản xuất.
Thứ ba HTX chưa phát huy hết vai trò của mình, hoạt động còn thiếu hiệu quả.Đây là nguyên nhân khiến người nông dân chưa mặn mà vào kinh tế HTX, tâm lý ngần ngại về HTX kiểu cũ vẫn còn.
Do đó, trước hết cần huy động nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thứ hai, cần tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt là các xã đang thí điểm dự án trồng rau sạch trong nhà lưới đã ảnh hưởng đến việc triển
khai và thực hiện chính sách hỗ trợ trong sản xuất. Từ đó tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Chúng tôi, mạnh dạn đưa ra các nhóm giải phát về phát trirn kinh tế, tổ