Ở bất kỳ một địa phương nào, thì vai trò của người dân là yếu tố tiên quyết. Trong công tác XD NTM cũng đòi hỏi điều này, nông thôn mới là một xã hội trong đó những người dân làm chủ thể chính trong quá trình xây dựng. Mỗi gia đình, mỗi con người đều có ý thức xây dựng nông thôn mới từ vệ sinh làng ngõ xóm, đến sinh hoạt cộng đồng, chung tay xây dựng các công trình, huy động vốn, giám sát đều cần sự chung tay của cộng đồng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Như vậy, trong chươngnày, tác giả đã đánh giá quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện phúc Thọ, thành phố Hà Nội, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, tác giả tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Phúc Thọ và phân tích ảnh hưởng của các điều kiện này đến công tác QLNN về XD NTM.
Thứ hai, tác giả đánh giá thực trạng XD NTM huyện Phúc Thọ trên 4 nội dung:
+ Hạ tầng Kinh tế – xã hội;
+ Thực trạng phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; + Thực trạng phát triển Văn hóa – Xã hội;
+ Thực trạng phát triển hệ thống chính trị.
Thứ ba, tác giả đã đánh giá và phân tích thực trạng QLNN về XD NTM huyện Phúc Thọ qua nhiều nội dung có sự đóng góp, khảo sát ý kiến của các đồi tượng nghiên cứu Bảng hỏi.
Cuối cùng, tác giả chỉ rõ các vấn đề đặt ra trong QLNN về XD NTM huyện Phúc Thọ gồm: xác định mục tiêu ưu tiên; cơ chế và chính sách; năng lực đội ngũ quản lý, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành và phát huy vai trò cộng đồng.
Từ các phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong thực trạng QLNN về XD NTM ở trên sẽ làm căn cứ để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng QLNN về XD NTM của huyện một cách tương ứng, khả thi.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quan điểm và mục tiêu về XD NTM