Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số người đi XKLĐ. Tỉnh cũng xác định XKLĐ là một ngành kinh tế “mũi nhọn” trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển, tỉnh Nghệ An đã thực hiện các hoạt động quản lý sau:

Một là, công tác quản lý hoạt động XKLĐ: Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là cấp huyện, xã, thị trấn; đồng thời, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để NLĐ biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của NLĐ.

Hai là, các chủ trương, chính sách cụ thể về hoạt động xuất khẩu lao động: Ngoài các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Nghệ An cũng đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài như: đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh số 25 ngày 4/8/2016 thay thế NQ số 319 của HĐND tỉnh ngày 10/7/2010 về một số cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài NQ 30a năm 2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó quy định hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng cho các lao động thuộc hỗ nghèo của 44 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài NQ 30a năm 2008 của Chính phủ thuộc 6 huyện với mức hỗ trợ 6 triệu 5 trăm nghìn đồng/ lao động. Đã đưa ra quy định điều kiện để thực hiện khen thưởng, chính sách khen thưởng cho các doanh nghiệp, đơn vị có chức năng đưa người đi làm việc ở nước ngoài, các đơn vị cung ứng lao

động xã, phường, thị trấn liên kết các đơn vị XKLĐ, các cơ quan đơn vị liên quan có đóng góp tích cực để thực hiện công tác XKLĐ…

Ba là, chính sách đào tạo nghề cho hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài: Tỉnh đã ban hànhcác chính sách hỗ trợ một lần đối với lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động các khoản chi phí: học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, cấp visa với mức tối đa là 3.000.0000 đồng/người; tiền ăn và sinh hoạt phí trong thời gian học với mức 30.000 đồng/người/ngày, tiền ở 200.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tiền ăn, ở tối đa không quá 03 tháng; hỗ trợ tiền tàu xe cả đi và về 1 lần từ nơi cư trú đến nơi đào tạo theo giá cước thực tế của phương tiện vận tại hành khách thông thường nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người.

Bốn là, công tác thanh tra, giám sát hoạt động XKLĐ: Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, nghành đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp làm XKLĐ, các cơ sở giới thiệu việc làm các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ những doanh nghiệp cơ sở không đủ điều kiện.

Có thể nói, XKLĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, trên địa bàn tỉnh. Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp đối với công tác XKLĐ, nhất là cấp huyện, xã, thị trấn; đồng thời, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để NLĐ biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của NLĐ. Tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong lao động... cho NLĐ để họ đáp ứng được các yêu cầu của các thị

trường lao động nước ngoài; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ. [30]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)