Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động

3.1.Quan điểm và định hƣớng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động trong thời gian tới trong thời gian tới

Trong thời gian qua bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động XKLĐ như sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới phát triể cả bề rộng lẫn chiều sâu, khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, chiến tranh xung đột và thảm họa thiên nhiên xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng, làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan rộng ở châu Âu, đặc biệt dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (2019-nCoV) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt …Điều đó đã đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho XKLĐ của Việt Nam nói chung và XKLĐ tại tỉnh Quảng Bình nói riêng trong thời gian tới. Việc phân tích, xác định quan điểm và định hướng này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để có thể đề xuất các giải pháp cho công tác QLNN về XKLĐ cũng như hoạt động XKLĐ đạt kết quả cao trong thời gian tới.,cụ thể:

Một là, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với các cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu. Hơn nữa, cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất phát

triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế…Với bối cảnh như vậy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động di chuyển lao động quốc tế hay XKLĐ, bên cạnh đó cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn [16].

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần đi qua nhưng ảnh hưởng của nó còn tồn tại rõ trong nền kinh tế thế giới. Từ nửa cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính ở Mỹ nổ ra hết sức trầm trọng và từ năm 2008 cuộc khủng hoảng này lan rộng toàn cầu, và tác động đến hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới…Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Trong thời gian gần đây, thế giới liên tục chứng kiến những quyết định lịch sử của các quốc gia lớn như: 2016, nước Anh quyết định rời khỏi EU; tháng 1/2017 tân tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh chính thức rút khỏi TPP - Thỏa thuận thương mại, được ký kết bởi 12 quốc gia, vốn được coi là giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất khi Quốc hội Mỹ thông qua. Theo chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, TPP (nếu có) sẽ thêm 10% vào tăng trưởng GDP và tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 30%. Bối cảnh quốc tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng, đặc biệt là lĩnh lực XKLĐ vì những thị trường trên là thị trường NKLĐ quan trọng của Việt Nam.

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phục hồi hứa hẹn nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của các thị trường sẽ tăng lên và đây là cơ hội cho XKLĐ phát triển.

Ba là, mặc dù đã xảy ra và đang còn tiềm ẩn một số nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh, xung đột như chiến tranh ở Lybya khiến năm 2011 Chính Phủ Việt Nam phải sơ tán hơn 10.000 lao động Việt Nam về nước và đến tháng 8/2014 tiếp tục đưa hơn 1.300 lao động về nước vì lý do tương tự; hay tình hình không ổn định và nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Irag, Syria, Ukraina, diễn biến phức tạp tại Biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, và dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona (2019-ncovi), biểu tình chống phân biệt chủng tộc….nhưng nhìn chung hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế lớn trong thời gian tới.

Bốn là, càng ngày sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ diễn ra càng gay gắt khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển góp phần hỗ trợ mạnh mẽ quá trình phát triển sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng số lượng nhân công, nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao ngày càng tăng khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các nước XKLĐ với nhau diễn ra ngày càng gay gắt và đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược lâu dài trong hoạt động XKLĐ [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)