7. Kết cấu luận văn
2.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ về cơ bản đã được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đã được triển khai đồng đều, trên diện rộng, có sự chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn với đủ các thành phần tham gia và đều là lãnh đạo của các cơ quan liên quan nên đã được phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, không có sự chồng chéo, trùng lắp nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với XKLĐ.
Thứ hai, đã ban hành một số chính sách về XKLĐ góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ. Các chính sách về hỗ trợ, khuyến khích lao động tham gia XKLĐ và nâng cao chất lượng nguồn LĐXK đã bước đầu phát huy có hiệu quả, nguồn LĐXK được mở rộng, chất lượng LĐXK được nâng lên một cách đáng kể so với trước đây, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ rủi ro đối với NLĐ, chính sách hỗ trợ về tài chính đã góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ, tạo điều kiện cho người nghèo đi có thể đi XKLĐ.
Thứ ba, các kế hoạch, đề án về XKLĐ góp phần nhất định về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và thu nhập cho NLĐ, giải quyết vấn đề xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp đã lập được kế hoạch cho việc XKLĐ trên địa bàn tỉnh theo từng năm và hoàn thành kế hoạch của mình nhờ đó mà kế hoạch XKLĐ của
tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Những NLĐ sau khi đi XKLĐ có điều kiện cải thiện cuộc sống của họ và gia đình họ. Sau khi trừ các khoản tiền chi phí trước khi đi nước ngoài và chi phí sinh hoạt ở nước ngoài, kết thúc hợp đồng lao động, NLĐ cũng đã tích lũy được một số vốn trong tay để kinh doanh, buôn bán chăm lo cho gia đình.
Thứ tư, công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động đã góp phần phát hiện các vi phạm, kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý. Hiện nay, số vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động và đơn thư tố cáo, tố giác ngày càng giảm, chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động của tỉnh ngày càng phát huy có hiệu quả.