Giải pháp nhằm tăng cƣờng quảnlý tài sản công tại Bệnhviệnđakhoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 117)

3.2.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm tài sản công cho Bệnh viện

Tài sản công trong các đơn vị y tế nói chung là những tài sản đặc thù có liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đầu tƣ, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa những tài sản này cần nguồn kinh phí lớn; yêu cầu về mặt kỹ thuật chính xác. Do đó, Bệnh viện cần tăng cƣờng huy động những nguồn lực tài chính từ nhiều thành phần kinh tế trong xã hội để hiện đại hóa tài sản y tế quá đó thúc đẩy công tác chuyên môn phát triển.

3.2.1.1. Tăng cường nguồn Ngân sách nhà nước

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực y tế bằng các hình thức đầu tƣ vốn nƣớc ngoài trực tiếp, vốn ODA...

Thực hiện linh hoạt và đúng quy định của Pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác chuyên môn tại Bệnh viện.

3.2.1.2. Nguồn kinh phí tự chủ của bệnh viện

Một là, trong những năm qua, nguồn thu viện phí của Bệnh viện có tốc độ tăng trƣởng manh, đơn vị cần duy trì và phát huy hơn nữa nguồn thu này. Cần tăng cƣờng, phát triển khu dịch vụ khám theo yêu cầu, linh hoạt thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu về lựa chọn nhân sự khám và điều trị của ngƣời bệnh... Đồng thời, Phòng Kế toán và Phòng kế hoạch tổng hợp cần kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo các khoa xây dựng và triển khai các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ một phần đến toàn phần. Từ những gói dịch vụ y tế này sẽ xây dựng những mức giá cụ thể để đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân. Đây cũng là giải pháp vô cùng quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho Bệnh viện trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, Khuyến khích và tạo điều kiện trong khuôn khổ Pháp luật, cho phép các đơn vị có máy móc, thiết bị đặt tại Bệnh viện nhƣ: máy siêu âm, xét nghiệm, CT cắt lớp vv... đối với những máy móc, thiết bị này thì liên kết theo hình thức toàn bộ chi phí bảo dƣỡng, bảo trì, sửa chữa đƣơn vị đặt máy chịu toàn bộ. Phần lợi nhuận sau khi trừ các chi phí hợp lý, sẽ đƣợc chia theo tỷ lệ thỏa thuận giữa Bệnh viện và đối tác có tài sản liên kết.

3.2.2 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý trong sử dụng tài sản công

Để quản lý tài sản công hiệu quả, tiết kiệm tránh lãng phí nguồn ngân sách đầu tƣ tài sản, các Bệnh viện công lập nói chung và Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn nói riêng cần phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý tài sản.

Qua nghiên cứu cho thấy, Bệnh viện cần thực hiện việc ghi chép đầy đủ nhật ký sử dụng tài sản, tài sản cần phải giao cụ thể cho đối tƣợng quản lý sử dụng; Sau mỗi lần sử dụng cán bộ quản lý tài sản phải ghi đầy đủ thời gian sử dụng máy, tình trạng máy để xác định rõ trách nhiệm, vai trò của từng cá nhân trong quá trình vận hành, sử dụng tài sản của Bệnh viện. Thực tế tại BVĐKSS hiện nay có rất ít tài sản đƣợc ghi chép đầy đủ tên ngƣời quản lý, sử dụng; Số

tài sản có sổ đăng ký theo dõi sử dụng chƣa thực hiện đầy đủ, việc ghi chép còn qua loa, không rõ ràng, không ghi nhận thấy nội dung ghi chép tình trạng hoạt động cảu tài sản sau mỗi lần vận hành.

Tất cả những yếu tố trên cho thấy, các tiêu trí vô cùng quan trọng trong nguyên tắc quản lý tài sản chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, Bệnh viện chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của những nguyên tắc này trong quá trình quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài sản công nói riêng. Đây là một trong những bất cập cần khắc phục sớm nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng tài sản tại BVĐKSS trong thời gian tới.

3.2.2.1 Giải pháp trong quản lý quy tình mua sắm Tài sản

Phòng vật tƣ thiết bị y tế và Phòng Hành chính quản trị là đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm tài sản tại các khoa, phòng cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa quá trình lập dự toán, xác định cụ thể, sát sao nhu cầu thự tế tại các khoa, phòng trong toàn đơn vị. Tránh để xảy ra trƣờng hợp một số khoa, phòng lập dự toán mua sắm tài sản không phù hợpvới khả năng chuyên môn, khả năng nhân sự cử khoa, phòng mình.

Căn cứ lập dự toán phải dựa vào việc đáp ứng nhân sự vận hành thực tại và tƣơng lai; trình độ chuyên môn phải phù hợp với việc đầu tƣ máy móc, thiết bị; không để xảy ra tình trạng khi máy móc thiết bị đƣợc đầu tƣ nhƣng phải “đắp chiếu” do thiếu nhân sự vận hành (Máy siêu âm mắt A-B hiện tại thiếu nhân sự vận hành).

Đặc thù tài sản của các đơn vị sự nghiệp Y tế là những máy móc hiện đại, thời gian sử dụng thực sự hiệu quả chỉ khoảng 5 năm đến 10 năm do việc liên tục thay đổi về công nghệ, công năng của thiết bị để phù hợp với khoa học, kỹ thuật hiện đại. Vì vậy,việc đầu tƣ thiết bị, máy móc phải mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế việc nâng cấp gây ra những khó khăn nhất định cho tình hình tài chính của đơn vị; việc sử dụng hóa chất cho máy xét nghiệm phải thông dụng mà không ảnh hƣởng đến khả năng hoạt động của thiết bị và

phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. (Máy xét nghiệm sinh hóa AU680 có công suất 800 xét nghiệm/giờ; là máy sinh hóa phải sử dụng hóa chất độc quyền có giá thành cao và hay xảy ra lỗi thiết bị trong quá trình vận hành; Máy sinh hóa AU480 sử dụng hóa chất mở; không yêu cầu sử dụng hóa chất chính hãng mà máy vẫn vận hành hiệu quả, chính xác và giá thành hóa chất rẻ, tiết kiệm, công suất máy 800 xét nghiệm/giờ.)

3.2.2.2 Giải pháp trong quản lý quá trình sử dụng tài sản

Việc quản lý tài sản là phƣơng tiện vận tải cần chặt chẽ hơn. Sổ ghi lịch trình xe phải cụ thể; xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe; từng quãng đƣờng phải minh bạch, rõ ràng; không ghi chung chung. Ví dụ xe đi Hà Nội là đi đâu? Vì quãng đƣờng từ đơn vị đến Bệnh viện Bạch Mai sẽ khác với quãng đƣờng từ đơn vị đến Bệnh viện Việt Đức. Quản lý tốt lịch trình xe sẽ tiết kiệm chi phí của đơn vị và quản lý hiệu quả hơn về nhân sự.

Cần rà soát và lập báo cáo cụ thể hàng quý, hàng tháng về tình hình sử dụng tài sản tại mỗi khoa phòng. Từ đó, hạn chế việc sử dụng không hiệu quả tài sản, kịp thời điều chuyển một số tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc ít sử dụng đến những khoa có nhu cầu sử dụng cấp thiết hơn. (Điều chuyển máy tính không sử dụng thuộc máy siêu âm mắt A-B tại Khoa Liên chuyên khoa lên phòng kế toán để sử dụng cho bộ phận thu viện phí... Điều chuyển máy thở tại khoa Nhi về khoa Cấp cứu khi có yêu cầu vì hiện tại việc sử dụng máy thở tại khoa Nhi rất ít, không hiệu quả vì những ca bệnh nặng đều phải điều chuyển lên tuyến trên nên máy thở này gần nhƣ không sử dụng đến...)

3.2.2.3 Giải pháp trong quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản

Quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản là một khâu vô cùng quan trọng xuyên suốt trong cả quá trình quản lý tài sản công. Quá trình này,có vai trò mật thiết trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nói chung và sử dụng hiểu quả tài sản công nói riêng. Quản lý khoa học, hiệu quả quá trình sửa chữa và nâng cấp tài sản góp phần hạn chế việc đầu tƣ tài sản mới do phải

thay thế những tài sản cũ không thể sửa chữa đồng thời vận hành ổn định và nâng cao hiệu năng sử dụng của tài sản công. Từ đó góp phần ổn định tình hình tài chính đơn vị, giảm thiểu chi phí không cần thiết cho việc hình thành tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản công tại đơn vị.

Để quản lý hiệu quả quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản công, Phòng vật tƣ thiết bị và phòng hành chính quản trị là hai phòng ban phụ trách quản lý chung về tài sản, máy móc, thiết bị của đơn vị phải thực hiện đầy đủ các báo cáo cần thiết trong quá trình bảo dƣỡng máy móc, trang thiết bị. Qua Phiếudự trù sửa chữa tài sản(Phụ lục 01), Phòng VTTBYT và Phòng HCQT phải có hƣớng khắc phục hiệu quả, hạn chế thay mới các bộ phận của tài sản. Bên cạnh đó, phải thƣờng xuyên xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng định kỳ cụ thể và chi tiết qua đó phát hiện những hỏng hóc để có kế hoạch sửa chữa kịp thời; Trƣớc khi tiến hành sửa chữa yêu cầu phải đánh giá cụ thể sự cố hỏng hóc tài sản do khách quan hay chủ quan để có phƣơng án yêu cầu bồi thƣờng đối với nhân viên đƣợc giao trách nhiệm quản lý tài sản. Sau khi sửa chữa cần ghi chép đầy đủ vào sổ ghi theo dõi tài sản, yêu cầu ghi chi tiết ngày tháng sửa chữa, sự cố hỏng hóc, thời gian bảo dƣỡng, nếu thuê ngoài sửa chữa, khắc phục sự cố, yêu cầu phải ký nhận trực tiếp vào sổ quản lý tài sản (treo tại tài sản, máy móc, thiết bị) và viết cam kết bảo hành. Kết thúc quá trình bảo dƣỡng, sửa chữa tài sản Phòng VTTB và Phòng HCQT phải thực hiện báo cáo cụ thể (bằng văn bản) với Ban giám đốc quá trình sửa chữa, đơn giá phụ tùng, thuê ngoài, nguyên nhân không sửa chữa, bảo dƣỡng đƣợc, đánh giá những nguyên nhân đó do trình độ quản lý, sửa chữa hay do thiết bị lỗi thời không có phụ tùng thay thế vv... Qua đó, Ban giám đốc nắm đƣợc hiện trạng nhân lực, tài sản tại đơn vị từ đó nắm bắt đƣợc những hạn chế để có phƣơng án thích hợp trong việc tuyển dụng nhân lực trong việc quản lý, sửa chữa những tài sản đặc thù và khắc phục những điểm còn yếu kém trong việc quản lý tài sản công.

3.2.2.4 Giải pháp trong quản lý quá trình khấu hao và thanh lý tài sản

Cần áp dụng thời gian khấu hao thích hợp cho từng loại tài sản, những loại tài sản không thể sửa chữa đƣợc yêu cầu phải tiến hành đánh giá lại tài sản và đƣa vào lƣu kho chờ thanh lý. Ví dụ 01 máy Photocopy Fuji hiện tại không còn sử dụng đƣợc do hỏng hóc, không có phụ tùng thay thế nhƣng vẫn để lƣu tại phòng HCQT trong suốt 2 năm qua và trên sổ kế toán vẫn tiến hành tính trích khấu hao tài sản này mà không tiến hành lƣu kho chờ thanh lý và không thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh thời gian sử dụng của tài sản.

Trong quá trình thanh lý tài sản, yêu cầu đánh giá cụ thể từng loại tài sản, mặc dù trên sổ tài sản cố định ghi nhận giá trị còn lại là 0 đồng. Không đánh giá theo hình thức chung chung, không cụ thể, không đánh giá theo lô... Từ đó, giảm thiểu đƣợc những bất cập trong quá trình thanh lý tài sản. Đồng thời, khi đánh giá giá trị còn lại của từng loại tài sản sau đó tổng hợp giá trị sẽ xác định đƣợc giá trị của tài sản thanh lý chính xác hơn khi tiến hành đấu giá tài sản thanh lý.

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lƣợng nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn trong những năm qua còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù Ban giám đốc đã tạo điều kiện rất nhiều trong công tác đào tào nguồn nhân lực tại chỗ nhƣng hiện tại vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế về nhân sự của Bệnh viện.

Nhân sự làm công tác quản lý tài sản không có chuyên môn chuyên sâu, không có trình độ hiểu biết nhất định về trang thiết bị y tế. Thực tế hiện nay số lƣợng nhân sự này đang phải kiêm nhiệm cả công tác chuyên môn y tế và công tác quản lý tài sản. Vì vậy trong thời gian tới, Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn cần phải thực hiện những giải pháp sau đây để cải thiện nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác quản lý tài sản. Cụ thể nhƣ sau:

Đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý, sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị phải luôn cập nhật kiến thức chuyên môn về máy móc, trang thiết bị y tế và

các quy định của Pháp luật về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của các bộ phận nhƣ Phòng VTTB, phòng HCQT, kế toán tài chính, các khoa điều trị trong việc tƣ vấn cho lãnh đạo Bệnh viện trong việc quản lý, đầu tƣ, quy trình mua sắm, đấu thầu, khai thác có hiệu quả tài sản, máy móc, thiết bị nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhân sự có chuyên môn về máy móc, trang thiết bị y tế hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về chuyên môn và hạn chế về tổ chức quản lý. Vì vậy, Bệnh viện cần phối hợp với các Trƣờng đại học chuyên nghành kỹ thuật nhƣ Đại học Bách Khoa, Đại học kỹ thuật Thái Nguyên... để đào tạo nhân sự có trình độ đại học và sau đại học có trình độ chuyên môn về quản lý trang thiết bị y tế.

Bệnh viện cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các trƣờng đại học có chuyên nghành kỹ thuật y sinh, cử nhân và công nhân thiết bị y tế để phục vụ công tác quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị y tế tại đơn vị.

Phần lớn máy móc, thiết bị y tế là những máy móc nhập khẩu nên đòi hỏi kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật khi sửa chữa phải có trình độ Ngoại ngữ nhất định. Vì vậy, Bệnh viện cần tạo điều kiện, khuyến khích nhân sự làm công tác quản lý và sử dụng tài sản có thời gian, kinh phí để học tập nhằm đọc, hiểu tốt hơn nữacác tài liệu hƣớng dẫn đi kèm thiết bị, máy móc.

3.2.4 Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản

Môt điều dễ nhận thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đều mang lại những hiệu quả thiết thực. Trong năm 2018, Bệnh viện đa thực hiện đầu tƣ phần mềm quản lý tài sản nhằm phục vụ hiệu quả hơn trong công tác quản lý tài sản Nhà nƣớc.

Thời gian tới, Bệnh viện cần đầu tƣ thêm hoặc mở rộng phân hệ của phần mềm quản lý tài sản (không đơn thuần dừng lại ở chức năng kế toán)

nhƣ thêm phân hệ quản lý đích danh đến từng tài sản nhƣ quá trình sửa chữa, thời gian sửa chữa, kế hoạch bảo dƣỡng, thời gian lƣu kho, nhân viện sử dụng, quản lý tài sản đó... Mục đích để triển khai rộng rãi và kết nối vào mạng Lan hiện có đến tất cả khoa, phòng trong toàn Bệnh viện nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý tài sản nhƣ: Qua hệ thống phần mềm đó, nhân viên y tế có thể thấy đƣợc tài sản đó hiện đang ở khoa nào, tình trạng sử dụng, và thời gian sửa chữa xong chƣa?...

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Bộ Y tế

Một là, Bộ y tế cần phổ biến sâu rộng hơn nữa chủ trƣơng, chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý tài sản công và các văn bản Pháp luật đi kèm. Cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị y tế ; linh hoạt trong khuôn khổ Pháp luật cho phép các thủ tục nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi phụ tùng, thiết bị phục vụ công tác sửa chữa, thay thế và đầu tƣ tài sản.

Hai là, Bộ y tế cần có chính sách cụ thể trong việc đào tạo cán bộ chuyên trách quản lý tài sản, loại bỏ cơ chế kiêm nhiệm kém hiệu quả trong việc việc quản lý tài sản tại các Bệnh viện hiện nay.

Ba là, Bộ y tế cần có cơ chế mở rộng mối liên kết giữa các Bệnh viện, Viện nghiên cứu và các đƣơn vị trong nƣớc bƣớc đầu sản xuất đƣợc một số trang thiết bị y tế đơn giản. Hiện nay, một số máy móc, thiết bị các đơn vị trong nƣớc đã sản xuất đƣợc điều này có thể liên kết đặt hàng với các đơn vị đó nhằm sử dụng chính sản phẩm trong nƣớc có chất lƣợng tƣơng đƣơng thiết bị nhập khẩu, giá thành rẻ, tiết kiệm ngân sách Nhà nƣớc, giảm thời gian chờ đợi thiết bị nhập về phục vụ công tác chuyên môn.

Bốn là, việc xây dựng ngân sách hàng năm cho việc đầu tƣ, sửa chữa tài sản hiện nay Bệnh viện vẫn tham khảo giá các thiết bị, máy móc qua các nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)