Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 109 - 111)

Song song với những thành tựu đã đạt đƣợc còn có những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, cụ thể nhƣ sau:

2.3.2.1 Hạn chế trong quản lý quy tình mua sắm Tài sản

Việc lập dự toán về nhu cầu mua sắm, đầu tƣ máy móc, trang thiết bị dùng cho chuyên môn và hoạt động chung của Bệnh viện thực hiện chƣa hiệu quả. Do trình độ của lãnh đạo các khoa, phòng còn nhiều hạn chế vì vậy công tác lập dự toán chƣa sát với nhu cầu hiện tại của đơn vị. Có những máy móc các khoa phòng muốn đầu tƣ nhƣng thực tế chƣa có nhân sự tiếp quản và vận hành để đƣa vào sử dụng kịp thời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Máy siêu âm mắt A-B(thuộc nhóm máy siêu âm đƣợc đầu tƣ từ năm 2016) tại khoa Liên chuyên khoa hiện nay không sử dụng do thiếu nguồn lực có trình độ chuyên môn để vận hành, ... Điều này gây lãng phí ngân sách và nguồn lực tài chính của đơn vị.

Nguồn huy động vốn cho đầu tƣ tài sản chƣa đa dạng, chƣa ghi nhận thấy nguồn vốn xã hội hóa tại đơn vị, mà chỉ đơn thuần có các đơn vị ngoài công lập cho mƣợn máy sinh hóa và mua hóa chất của họ sử dụng cho những máy này.

2.3.2.2 Hạn chế trong quản lý quá trình sử dụng tài sản

Công tác quản lý xe con dùng cho công tác của lãnh đạo Bệnh viện và các trƣởng, phó khoa, phòng còn chƣa thật sự chặt chẽ. Sổ lƣu trữ lịch trình xe chƣa ghi rõ ràng cung đƣờng vận chuyển.

Quá trình quản lý và sử dụng tài sản công Bệnh viện chƣa chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ tài sản. Vì vậy, một số tài sản chƣa đƣợc hoạt động đúng chức năng vốn có: Một số máy tính ở một số khoa điều trị không sử dụng nhƣng không điều chuyển lên các phòng ban có nhu cầu vv...

2.3.2.3 Hạn chế trong quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản

Trong quá trình sửa chữa và nâng cấp tài sảncác khoa phòng chức năng chƣa chú trọng và nhận thức hết tầm quan trọng của quá trình này. Việc lập kế hoạch bảo dƣỡng tài sản, thiết bị chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, lập kế hoạch bảo dƣỡng còn qua loa chƣa có chiều sâu vì vậy mà một số máy móc hoạt động với cƣờng độ cao, công suất sử dụng lớn không đƣợc quan tâm bảo dƣỡng đúng hạn dẫn tới chi phí sửa chữa lớn do thiết bị không đƣợc định kỳ bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Sổ bảo dƣỡng trang thiết bị ghi chép qua loa, thiếu nhiều nội dung quan trọng nhƣ kế hoạch bảo trì trong thời gian tới, và nội dung bảo trì, bảo dƣỡng chƣa ghi chi tiết, cụ thể mà chỉ ghi chung chung “đã bảo dƣỡng”.

Phòng vật tƣ thiết bị và phòng hành chính quản trị là hai phòng ban phụ trách quản lý chung về tài sản, máy móc, thiết bị của đơn vị nhƣng hai phòng ban này chƣa thực hiện đầy đủ các báo cáo cần thiết trong quá trình bảo dƣỡng máy móc, trang thiết bị. Hai phòng chức năng này chƣa có báo cáo tổng hợp kết quả bảo dƣỡng tài sản, máy móc, thiết bị của đơn vị sau khi hoàn thành công tác bảo dƣỡng; chƣa có báo cáo đánh giá chi tiết tình hình thực trạng của từng máy móc, thiết bị, tài sản sau bảo dƣỡng (chỉ đơn thuần xác nhận bằng biên bản khi kết thúc công tác bảo dƣỡng mà chƣa thực hiện báo cáo chi tiết gửi Ban giám đốc).

2.3.2.4 Hạn chế trong quản lý quá trình khấu hao và thanh lý tài sản

Việc thực hiện thời gian tính khấu hao tài sản đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29/5/2008 của Bộ tài chính. Toàn bộ tài sản tại đơn vị đều áp dụng thời gian khấu hao tối đa cho tất

cả tài sản, máy móc, thiết bị mà chƣa căn cứ vào tình hình sử dụng cụ thể của từng loại.

Trong quá trình thanh lý tài sản, việc đánh giá giá trị còn lại của tài sản chƣa sát với giá trị thị trƣờng (mặc dù trên sổ theo dõi tài sản phần giá trị nguyên giá đã hết). Quá trình đánh giá giá trị còn lại của từng loại tài sản còn thực hiện chung chung, không cụ thể mà thanh lý theo lô, thanh lý theo kiểu “ƣớc chừng” mà không đánh giá cụ thể từng tài sản riêng biệt. Điều này gây ra những tổn thất nhất định trong việc thu hồi giá trị tài sản thanh lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 109 - 111)