Quảnlýquátrình sửdụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

Quản lý quá trình hình thành tài sản là khâu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tài sản cũng cần phải quản lý chặt chẽ, khoa học, minh bạch thì sẽ mang lại hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi tiêu công, ổn định tình hình tài chính đơn vị nhằm đạt đƣợc những kết quả chuyên môn vƣợt bậc.

Nhằm khai thác và sử dụng đảm bảo hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế trong quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cƣờng tự kiểm tra, giám sát nội bộ; Bệnh viện đã ban hành và đƣa vào thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng tài sản côngtheo quyết định số 2339/QĐ-BVĐKSS ngày 01/07/2015 của Giám đốc Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn; sửa đổi bổ sung vào ngày 18/11/2017. Quy chế này quy định rất cụ thể về loại tài sản cố định, giá trị tính khấu hao, thời gian khấu hao, đối tƣợng sử dụng, sổ sách cần thiết trong quá trình hình thành, sử dụng và kết thúc vòng đời của tài sản ...Tuy nhiên, các loại giấy tờ, sổ sách trong quá trình quản lý tài sản còn thiếu. Tại các khoa, nội quy sử dụng tài sản, thiết bị y tế đƣợc cập nhật và lắp đặt đầy đủ, rõ ràng, một số tài sản thiếu sổ lý lịch theo dõitài sản, tài liệu kỹ thuật và tài liệu hƣớng dẫn sử dụng đi kèm; hồ sơ, lý lịch máy móc chƣa đƣợc lập đầy đủ và giao trực tiếp cho nhân viên sử dụng bảo quản và thực hiện kiểm tra khi có yêu cầu. Một số máy móc, thiết bị chƣa đƣợc xây dựng quy trình vận hành, sửa chữa và bảo dƣỡng cụ thể; sổ nhật ký theo dõi tài sản ghi chép không đầy đủ. Hơn nữa,tài sản và máy móc thiết bị không đƣợc giao cụ thể cho từng ngƣời trong các khoa, phòng quản lý và sử dụng; điều đó gây nhiều khó khăntrong việc gắn trách nhiệm của họ với tài sản đó. Bệnh viện đã thƣờng xuyên đƣa nhân viên y tế đi tập huấn về sử dụng, bảo quản tài sản do mình phụ trách quản lý, điều này góp phần hạn chế tối đa sai sót trong quá trình vận hành và bảo quản trang thiết bị và tài sản.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá hiện trạng của từng loại tài sản cụ thể chƣa đƣợc ban Giám đốc quan tâm, chƣa xây dựng đƣợc quy trình đánh giá, thời gian đánh giá... để có phƣơng pháp đánh giá cụ thể, để có những phƣơng án giải quyết cụ thể cho từng loại tài sản. Việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý tài sản chỉ đƣợc thực hiện khi có lịch công tác của đoàn thanh tra, kiểm tra gửi về. Những năm trƣớc do đang trong quá trình xây dựng, cải tạo Bệnh viện và do công tác kiểm kê còn chƣa đƣợc coi trọng đúng mực nên việc thất thoát tài sản; hƣ hỏng tài sản do quá trình sử dụng diễn ra khá nhiều. Qua khảo sát thực tế tại kho lƣu tài sản hỏng có khá nhiều tài sản có thể sửa chữa đƣợc nhƣng do trình độ nhân viên sửa chữa yếu kém, giá thành sửa chữa cao, giá trị còn lại tài sản thấp, thiết bị lạc hậu... nên số lƣợng này hầu nhƣ phải tiến hành thanh lý.

Với mục đích khai thác triệt để công suất của hệ thống tài sản trong các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố và bệnh viện đa khoa khu vực; Bộ y tế đã ra Quyết định số: 437/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2002 về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoatuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Quyết định này quy định cụ thể về số lƣợng cũng nhƣ về tiêu chuẩn chất lƣợng của từng loại thiết bị tƣơng ứng với từng loại hình Bệnh viện thuộc tuyến tỉnh, thành phố...Thực tế nghiên cứu, tác giả nhận thấy số lƣợng tài sản, thiết bị, máy móc tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn còn thiếu rất nhiều cả về số lƣợng và chất lƣợng so với danh mục quy định tại Quyết định số: 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002. [8]

Đồng thời, qua trực tiếp trao đổi với rất nhiều cán bộ y tế tại các khoa, phòng trong toàn Bệnh viện đƣợc biết tài sản phục vụ công tác khám, chữa bệnh thiếu rất nhiều, trình độ của cán bộ vận hành, sử dụng thiết bị, tài sản còn hạn chế và chất lƣợng tài sản còn nhiều bất cập nhƣ: tài sản cũ, lạc hậu nhiều; quy trình vận hành đi kèm không đầy đủ. Vì vậy, quá trình quản lý và sử dụng tài sản công ở Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

Qua bảng 2.13, cho biết tình hình sử dụng tài sản của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn thông qua việc thống kê tần suất sử dụng các nhóm tài sản trong toàn đơn vị. Mặc dù Bệnh viện có cơ sở hạ tầng vô cùng hiện đại nhƣng thực tế tài sản, trang thiết bị máy móc chƣa đáp ứng đƣợc cơ sở hạ tầng đó. Do lƣợng Bệnh nhân tăng nhanh trong những năm vừa qua dẫn đến tần suất sử dụng trang thiết bị bị quá tải, không có thời gian duy tu, bảo dƣỡng. Để chủ động trong điều kiện còn thiếu thốn về tài sản và quản lý và sử dụng tài sản sát hơn với thực tế, BVĐKSS đã xây dựng đƣợc kế hoạch sử dụng của từng loại tài sản riêng biệt nhƣng thực tế sử dụng tài sản luôn vƣợt qua mức kế hoạch này. Nhóm “Thiết bị chuẩn đoán hình ảnh”, trong năm 2017 tần suất sử dụng thực tế tăng so với năm 2016 là 0,33%; tần suất sử dụng của năm 2018 so với năm 2017 tăng 2,27%. Thực tế sử dụng của tất cả nhóm thiết bị tại Bệnh viện hiện nay đều tăng so với mức kế hoạch mà đơn vị đã xây dựng thƣờng kỳ đầu năm.

Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn, tần suất sử dụng các tài sản này luôn ở mức rất cao vì vậy không có thời gian bảo dƣỡng, thiết bị lạc hậu nên công tác quản lý tài sản hiện nay tại đơn vị rất bất cập. Trƣớc đây, rất nhiều tài sản có ngồn nhập từ Trung Quốc, ƣu điểm của những tài sản này có giá nhập rẻ hơn rất nhiều so với chủng loại tài sản cùng loại đƣợc nhập từ những nƣớc Châu Âu. Tuy nhiên, giá trị sử dụng không cao, hay hỏng hóc trong quá trình vận hành, rất nhiều tài sản chƣa hết khấu hao nhƣng đã gặp rất nhiều trục trặc, phụ tùng sửa chữa những thiết bị này hiếm do đã lạc hậu, chi phí sửa chữa tốn kém.

Bảng 2.13. Công suất sử dụng tài sản tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn

Đvt: lần

TT Số lần sử dụng trang thiết bị

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

KH TH % KH TH % KH TH % 2017 2016 2018 2017 1 Thiết bị chuẩn đoán hình ảnh 30.000 35.023 116,74 32.500 38.050 117,08 33.600 40.100 119,35 0,33% 2,27% 2 Thiết bị xét nghiệm 330.000 437.017 132,43 337.000 450.200 133,59 344.000 470.500 136,77 1,16% 3,18% 3 Thiết bị cấp cứu, gây mê, hồi sức

8.200 13.466 164,22 9.100 15.670 172,20 10.000 17.500 175,00 7,98% 2,80% 4 Thiết bị vật lý trị liệu 29.200 33.500 114,73 31.200 36.520 117,05 33.200 40.100 120,78 2,33% 3,73% 5 Giƣờng bệnh 320 290,00 90,63 320 320 100,00 320 325 101,56 9,38% 1,56% 6 Thiết bị khác 22.500 21.900 97,33 23.700 23.900 100,84 24.900 25.500 102,41 3,51% 1,57%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)