Nội dung quảnlý Tàisản công tại bệnhviện cônglập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44 - 53)

1.2.3.1Quảnlýquátrìnhhìnhth công

Mục đích của công tác quản lý tài sản công nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hoàn thành kế hoạch. Đồng thời đảm bảo trong quá trình thực hiện quản lý tài sản công đúng pháp luật, đúng chế độ chính sách quy định; phù hợp với quy hoạch vùng, nghành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đạt đƣợc yêu cầu đề ra.

Quá trình hình thành tài sản công gồm hai giai đoạn:

Thứ nhất, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm.Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp cônglập, cơ quan quản lý Tài sản công là cơ quan nắm vững định mức, tiêu chuẩn chế độquản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tƣ, xây dựng, mua sắmtài sản của từng đơn vị, do đó, cơ quan quản lý Tài sản công phải là cơ quan chịutrách nhiệm trong việc quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, mua sắm,xác định nhu cầu vốn để ghi vào dự toán ngân sách Nhà nƣớc.

Thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tƣ, mua sắm tài sản. Việc thực hiện đầu tƣ, mua sắm phải đƣợc thựchiện theo quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản, quy định về mua sắm tài sản.Cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, rất ít cơ quan hay quốc gia có thể định lƣợng về hiệu quả làm cơ sở cho quá trình hình thành tài sản công. Thực tế trên thế giới cho thấy, những nƣớc giàu, phát triển có hệ thống quản lý và thống kê hiệu quả, sử dụng các mô hình toán học trong quản lý công việc thì mới có thể sử dụng lý thuyết này, còn các quốc gia đang phát triển chủ yếu vẫn dựa trên định tính, quy phạm pháp luật để quyết định cho quá trình hình thành tài sản. Tuy nhiên, với lý thuyết sự lựa chọn tối ƣu trong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn

lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý tài sản công dần hƣớng tới mô hình tối ƣu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu - chi phí và hiệu quả, dù rằng tài sản công không có doanh thu bằng tiền nhƣ tài sản của doanh nghiệp, nhƣng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở lƣợng hoá lợi ích. Mô hình đi thuê tài sản công ,hay mua sắm mới từ bên ngoài chỉ thực sự hiệu quả khi xem xét trên phƣơng diện lợi ích chi phí này. Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý, giá đi thuê... và kết hợp với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nƣớc quyết định một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp của thị trƣờng bất động sản, nhƣ dịch vụ thuê văn phòng công sở,.... Đây là một sự lựa chọn định lƣợng có tính tối ƣu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang cung cấp... Nhƣ vậy quản lý quá trình hình thành tài sản công là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản công nếu đƣợchình thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ đƣợc quản lý và khai thác sau này hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá đƣợc tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản công sau này.

Muốn thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm tài sản công có hiệu quả thì việc xác định căn cứ lập kế hoạch mua sắm tài sản công phải thực sự chính xác, phƣơng pháp lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm và lên kế hoạch đầu tƣ, mua sắm tài sản công hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng phải cẩn trọng, minh bạch và tuân thủ nghiêm ngặt trình tự của các quy phạm pháp luật.

1.2.3.2. Đầu tư công

Nhằm đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc thực hiện hiệu quả, an toàn và chính xác nhất thì việc đầu tƣ, mua sắm và

nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho bênh viện công lập cần phải đƣợc các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa. Trong đó, nhu cầu đầu tƣ, mua sắm tài sản công là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu sử dụng tài sản công tại các bệnh viện công lập.

Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tƣ tài sản công đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng tài sản công cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồnvốn khác nhau.Các nguồn vốn đầu tƣcho việc mua sắm tài sản công rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện và đề án xã hội hoá y tế...

Quản lý nguồn nhập tài sản công y tế: Xác định chính xác nguồn nhập tài sản côngy tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, số lƣợng và chất lƣợng các tài sản công đƣợc đƣa vào sử dụng tại Bệnh viện. Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý tài sản công.

Quản lý tài sản công y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản công, các khoa, phòng ban chức năng trong các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ lên kế hoạch mua sắm tài sản công cho đơn vị mình. Từ đó, giúp công tác quản lý tài sản công có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp.

Để quản lý tài sản công có hiệu quả thì ngay từ khâu đầu tƣ, mua sắm ban đầu này phải đƣợc thực hiện chính xác, khoa học, minh bạch. Đồng thời, thông qua quá trình đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các bệnh viện chúng ta đánh giá đƣợc thực trạng quản lý ngân sách của đơn vị.

1.2.3.3. Quản lý quá trình sử dụng, vận h sản công

Đặc thù tài sản tại các bệnh viện công lập đều là những tài sản có giá trị lớn, mang tính đặc thù nghành. Trong quá trình sử dụng tài sản công tại các bệnh viện đòi hỏi ngƣời quản lý, vận hành phải có kiến thức nhất định. Đồng

thời, ngƣời sử dụng những tài sản phục vụ công tác khám chữa bệnh phải am hiểu thực sự về tài sản đó nhƣ: Các chỉ số sinh tồn bệnh nhân, các chỉ số về máu, huyết tƣơng vv...; các đặc tính của từng loại tài sản cần bảo quản và bảo dƣỡng cũng khác nhau nhƣ: Độ ẩm, nhiệt độ bảo quản thiết bị...

Để quản lý hiệu quả tài sản tại các bệnh viện công lập, những ngƣời trực tiếp vận hành, sử dụng và bảo quản tài sản là các bác sỹ, điều dƣỡng... và những cán bộ kỹ thuật của phòng vật tƣ thiết bị y tế cần phải tìm hiểu đầy đủ tính năng hoạt động của từng loại tài sản, trang thiết bị chuyên nghành, đặc tính bảo quản. Từ đó xây dựng chế độ quản lý, sử dụng cụ thể cho từng loại tài sản nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ thiết bị và quản lý hiệu quả tài sản tại các bệnh viện công lập.

Quản lý hiệu quả quá trình sử dụng tài sản giúp ngƣời quản lý, sử dụng tài sản phát hiện kịp thời hỏng hóc, sai lệch của tài sản. Qua đó, kịp thời đề xuất những biện pháp sửa chữa cụ thể, tiết kiệm chi phí tài chính, tiết kiệm thời gian lƣu kho của tài sản, để khẩn trƣơng đƣa tài sản vào phục vụ công tác khám, chữa bệnh trong thời gian sớm nhất.

Tiêu chí đánh giá quá trình quản lý và sử dụng tài sản công:

Công suất sử dụng tài sản tại bệnh viện công lập theo từng năm là bao nhiêu %. Từ đó giúp ngƣời quản lý xác định đƣợc công suất sử dụng của từng loại tài sản đạt hiệu quả cao hay thấp, và giá trị bảo hành, bảo trì có tƣơng ứng với công suất sử dụng hay không?

Số lƣợng tài sản công đáp ứng đƣợc bao nhiêu % nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị. Từ đó ngƣời quản lý xác định đƣợc từng bộ phận có nhu cầu sử dụng tài sản là bao nhiêu? Số lƣợng và chủng loại của từng tài sản thiếu hoặc thừa để có phƣơng án đầu tƣ, mua sắm, điều động tài sản sao cho khoa học và đạt hiệu suất sử dụng cao nhất.

Qua các chỉ số nhƣ nguồn thu viện phí, số lƣợt khám chữa bệnh, số ngày điều trị của bệnh nhân... từ đó xác định đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản của

bệnh viện công lập.

Qua các quy trình, văn bản của đơn vị xác định đƣợc mức độ tuân thủ quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị đó.

1.2.3.4. Quản lý quá trình sửa chữa, bảo trì t sản

Để sử dụng tài sản công hiệu quả, tiết kiệm và đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của đơn vị trong toàn thể các hoạt động của đơn vị nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng thì quá trình bảo trì, sửa chữa tài sản đóng vai trò vô cùng quan trọng.Định kỳ bảo trì tài sản và kịp thời sửa chữa những hỏng hóc góp phần kéo dài tuổi thọ tài sản, tiết kiệm chi phí khấu hao, chi phí tài chính đảm bảo tối đa hiệu năng của tài sản.

Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập việc thực hiện sự quản lý việc sử dụng theo mục đích, theo tiêu chuẩn, định mứcsử dụng và chế độ sử dụng tài sản, quản lý quá trình điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, quản lý việc sửa chữa tài sản v.v... nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản phục vụ thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đƣợc giao sử dụng tài sản. Đây là trung tâm của công tác quản lý công sản.

Đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia là quá trình khai thác, sử dụng tài sản phục vụ cho mọi nhu cầu sảnxuất kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động của đời sống vănhoá, xã hội, hoạt động của các sự nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học kỹ thuật, y tế, xã hội v.v... quá trình khai thác, sử dụng cũng đồng thời là quá trìnhduy tu, bảo đƣỡng, sửa chữa các tài sản này. Toàn bộ công việc khai thác, sửdụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đều do các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành thực hiện. Việc khai thác, sử dụng đặt ra các yêu cầu về quản lý tài chính; chế độ thu vào tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng sự phục vụ hoặc đƣợc hƣởng lợi từ công trình và cơ chế quản lý Tài chính trong quá trình khai thác tài sản v.v...Những nhiệm vụ này các cơ quan trực tiếp khai thác sử dụng chỉ

có thể đề xuất, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện quản lý là cơ quan quản lý Tài sản công.

Đối với tài sản nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sử dụng, khai thác thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và duy trì bảo toàn giá trị tài sản - vốn do Nhà nƣớc giao. Cơ quan quản lý Tài sản công thực hiện sự quản lý của Nhà nƣớc đối với tài sản, vốn mà Nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp.

Đối với tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc, tuỳ theo từng loại tài sản mà Nhà nƣớc có thể giao cho các cơ quan Nhà nƣớc quản lý và sử dụng theo công dụng nhƣ: các vật vô chủ là bất động sản nhƣ nhà đất... thì những tài sản đó đƣợc giao cho các cơ quan nhằm sử dụng có hiệu quả những bất động sản đó nhằm phục vụ kinh doanh hay phục vụ công cộng.

Đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác, việc khai thácsử dụng đƣợc pháp luật quy định. Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao sửdụng, khai thác chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Cơ quan quản lý chuyênngành sẽ thực hiện sự quản lý của Nhà nƣớc để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phù hợp qui hoạch, kế hoạch và pháp luật. Quá trình khai thác sử dụng cũng đồng thời nảy sinh các quan hệ kinh tế tài chính giữa ngƣời sử dụng, khai thác với Nhà nƣớc và giữa họvới nhau. Việc giải quyết các quan hệ này phải đƣợc Nhà nƣớc quy định và thựchiện quản lý thông qua cơ quan quản lý Tài sản công nhƣ định giá tài sản, cơ chếđấu thầu khai thác, cơ chế cho thuê và giá thuê tài sản, chính sách thu vào ngƣời sử dụng đất đai tài nguyên v.v.... chính sách cho phép tổ chức, cá nhân đƣợcmang giá trị đất đai, tài nguyên góp vốn liên doanh v.v...

Trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản công cần quan tâm đến khâu sửa chữa tài sản công nhằm tối ƣu hóa hiệu suất sử dụng của tài sản. Thông thƣờng quy trình sửa chữa tài sản gồm những bƣớc cơ bản sau (Sơ đồ 1.1):

Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình sửa chữa tài sản công

Công tác kiểm tra, đánh giá chức năng quản lý tài sản công có các tiêu chí cần lƣu ý sau:

Thứ nhất: Xây dựng quy định, quy trình về sử dụng tài sản công và theo dõi việc thực hiện những quy định này.

Thứ hai: Theo dõi , kiểm tra kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo trì tài sản công.

Thứ ba: Định kỳ kiểm tra hồ sơ sửa chữa, bảo trì tài sản công.

Thứ tư: Định kỳ tổng kết, đánh giá việc sử dụng, bảo quản tài sản công.

Thứ năm: Đánh giá nguồn vốn cho công tác sửa chữa, bảo trì tài sản công

Thứ sáu: Số lƣợng tài sản công đƣợc sửa chữa, bảo dƣỡng theo từng giai đoạn cụ thể (từ đó so sánh giá trị kinh tế sử dụng cho từng giai đoạn này)

Quản lý hiệu quả quá trình sửa chữa và bảo trì tài sản công góp phần tiết kiệm chi tiêu công, kéo dài tuổi thọ tài sản, giảm nguồn kinh phí sửa chữa lớn tài sản. Từ đó, góp phần thúc đẩy công tác khám chữa bệnh hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho đơn vị và giảm thời gian lƣu kho tài sản.

1.2.3.5. Quản lý quá trình khấu hao thanh lý sản

Quá trình khấu hao tài sản phải thực hiện đúng theo quy định tại quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính. Quản

Lập yêu cầu sửa chữa(1) (2) Tiếp nhận yêu cầu (3)Lập dự toán mua vật tƣ thay thế (nếu có) (4)Tổ chức sửa chữa (5) Nghiệm thu, bàn giao, ký nhận sổ theo dõi sửa chữa, thu hồi trang thiết bị hỏng

lý quá trình khấu hao của tài sản phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, không tính khấu hao nhanh hoặc kéo dài thời gian khấu hao của tài sản. Nếu thực hiện không đúng thời gian khấu hao của tài sản sẽ gây hiểu sai về bản chất của tài sản nhƣ: phản ánh giá trị còn lại không đúng, thời gian tính hao mòn nhanh (chậm), chi phí khấu hao sai bản chất vốn có của tài sản gây nên sai lệch bản chất tài chính của đơn vị.

Tài sản công đƣa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có quá trìnhkết thúc của nó để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai, công trình thuộc kếtcấu hạ tầng và một số công trình có tính chất tài sản lâu bền khác). Một tài sảnkết thúc phải trải qua quá trình thanh lý để thu hồi đƣợc cho Nhà nƣớc vàđồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tƣ mua sắm tài sản mới, nhiệm vụnày là nhiệm vụ của công tác quản lý TSC.Tài sản công, trừ một số tài sản có thời gian sử dụng vĩnh viễn hoặc có thời gian sử dụng dài hàng trăm năm trở lên, số còn lại đều là tài sản có thời hạn sử dụng nhất định. Tuy nhiên, có tài sản kết thúc sử dụng trên phƣơng diện tài sản công nhƣng nó vẫn còn giá trị sử dụng, vẫn đƣợc xã hội cần sử dụng ví dụ: nhƣ đất đai, bất động sản, phƣơng tiện vận tải và một số loại máy móc, trang thiết bị làm việc, phục vụ nghiên cứu khoa học; có tài sản còn có giá trị thu hồi.... Do đó, một tài sản công khi kết thúc quá trình sử dụng phải đƣợc quản lý chặt chẽ để tránh lãng phí, thất thoát tài sản. Khi kết thúc sử dụng tài sản phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả về vật chất và giá trị tài sản; thực hiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài sản; lập phƣơng án xử lý khác nhau. Vấn đề định giá để bán thanh lý tài sản chính là yếu tố nhạy cảm quyết định hiệu quả của quá trình này. Đối với tài sản công nếu chia ra làm động sản và bất động sản, phƣơng pháp nhà nƣớc thƣờng sử dụng là bán thanh lý hay điều chuyển. Đối với bán thanh lý có thể đƣa ra đấu giá công khai hay chỉ định giá bán và đối tƣợng nếu là đối tƣợng chính sách, mức giá bán khởi điểm để đấu giá hay ấn định thƣờng dựa trên thị trƣờng và tham chiếu biểu giá chung nhƣng thấp hơn

một tỷ lê % nhất định. Còn phƣơng pháp điều chuyển đòi hỏi công tác quản lý tổng thể, xác định lại giá trị và đăng ký lại sở hữu hay sử dụng. Nhìn chung tài sản công có giá trị sử dụng dài hạn tại các nƣớc thƣờng đƣợc điều chuyển để đảm bảo hợp lý và tiết kiệm. Quy chế, nguyên tắc điều chuyển cũng đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44 - 53)