Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 111 - 116)

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Quy phạm Pháp luật là thƣớc đo chuẩn mực đòi hỏi các các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội phải tuân theo. Tuy nhiên, nếu những quy phạm Pháp luật này đúng đắn, hợp lý với tình hình phát triển chung của Nghành và của xã hội sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển về kinh tế cũng nhƣ về thể chế chính trị. Ngƣợc lại, những quy phạm Pháp luật đó vi hiến sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc nói chung và của mỗi tổ chức kinh tế, chính trị nói riêng. Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi Nghành y tế phải chú trọng đầu tƣ hơn nữa về cơ sở hạ tầng và đồng bộ hóa tài sản đi kèm nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển theo hƣớng chuyên sâu về chuyên môn.

Tài sản nhà nƣớc trải qua một thời gian dài đƣợc quản lý, sử dụng theo cơ chế bao cấp; quan hệ tài sản giữa nhà nƣớc với cơ quan, đơn vị sử dụng cơ bản chỉ là cấp và thu hồi tài sản; các cơ chế mới về quản lý sử dụng tài sản nhà nƣớc mới ban hành chƣa gắn quản lý ngân sách với quản lý tài sản, chƣa gắn quản lý tài sản về hiện vật với quản lý, bảo vệ giá trị tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ chƣa gắn với yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động của cơ quan, tổ chức đƣợc giao quản lý, sử dụng.

nhà nƣớc, nhƣng chƣa thực hiện tốt vai trò ban hành chính sách, pháp luật và chƣa thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản nhà nƣớc tại các các cơ quan, đơn vị đƣợc nhà nƣớc giao quản lý, sử dụng tài sản. Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng chƣa theo dõi đầy đủ, kịp thời về số lƣợng, giá trị và tình hình biến động tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi mình quản lý. Các vi phạm của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng tài sản nhà nƣớc chƣa đƣợc phát hiện kịp thời và khi phát hiện đƣợc lại chƣa xử lý nghiêm minh, dẫn đến các tồn tại này vẫn kéo dài. Ví dụ: Khi Thanh tra, kiểm tra phát hiện tài sản thừa, thiếu thì không yêu cầu giải trình cụ thể tại sao thiếu, tại sao thừa do nguyên nhân ở đâu? Không quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân mà chỉ kết luận chung chung…

Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc không gắn với cơ chế tổ chức thực hiện dẫn đến hiệu lực của văn bản pháp luật về quản lý tài sản nhà nƣớc không cao đối với công tác quản lý tài sản nhà nƣớc. Ví dụ: nguyên tắc thẩm định đầu tƣ, mua sắm tài sản nhà nƣớc để quản lý tài sản nhà nƣớc ngay từ khâu hình thành tài sản đến nay vẫn chƣa có quy định cụ thể về quy trình thực hiện; tổ chức bộ máy quản lý tài sản nhà nƣớc các cấp là bộ phận giúp chính quyền các cấp, thủ trƣởng bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với tài sản nhà nƣớc mặc dù đã đƣợc quy định nhƣng việc triển khai trên thực tế còn rất chậm.

2.3.3.2Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay, trình độ cán bộ tham gia trong công tác quản lý và sử dụng tài sản công còn nhiều bất cập. Họ vừa phải đảm nhiệm công tác chuyên môn điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân họ vừa phải làm công tác tiếp nhận , kiểm tra tài sản trong quá trình sử dụng mà chƣa có nhân sự chuyên trách làm công tác này. Hơn nữa, đội ngũ làm công tác quản lý tài sản không có chuyên môn sâu về tài sản, chƣa có trình độ kỹ thuật chuyên nghành về trang thiết bị y tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Vì vậy,

công tác quản lý tài sản tại mỗi khoa, phòng trong từng Bệnh viện hiện nay còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, trang thiết bị không đồng bộ, lạc hậu, thiếu trang thiết bị đặc thù để các khoa có thể cùng sử dụng. Vì vậy, để sắp xếp trang thiết bị trong các khoa tại Bệnh viện để có thể phù hợp với mục đích và yêu cầu khám chữa bệnh của từng khoa trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị là rất khó khăn. Đa số các khoa trong Bệnh viện đều thiếu trang thiết bị hoặc thiết bị lạc hậu, hay xảy ra sự cố hỏng hóc bất thƣờng.

Việc thiếu vốn đầu tƣ mua sắm tài sản trong giai đoạn Chính phủ thắt chặt chi tiêu công hiện nay, gây rất nhiều bất lợi cho quá trình chuyển giao những kỹ thuật khó trong công tác điều trị.

Cán bộ quản lý và sử dụng tài sản chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu kỹ thuật. Vì đa số những hỏng hóc thông thƣờng của tài sản đều đƣợc giải đáp trong tài liệu này. Đồng thời, Thƣ viện của bệnh viện thiếu sách chuyên nghành về máy móc thiết bị, nội dung sách lạc hậu không còn phù hợp với những trang thiết bị hiện đại vì vậy hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận nguồn tại liệu của kỹ thuật viên.

Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy, hiện tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn có 80 viên chức làm việc tại các phòng chức năng, trong đó trình độ trên đại học chỉ có 3 ngƣời; đại học có 18 ngƣời còn lại trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp (Bảng 2.1). Tuy nhiên số lƣợng làm công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện chƣa có trình độ chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực này không cao hoặc trái chuyên môn đƣợc đào tạo, tại khối chuyên môn nhân sự làm công tác quản lý tài sản có trình độ sau đại học chỉ có 3 ngƣời; tại khối ngoài chuyên môn nhân sự làm công tác quản lý tài sản có trình độ đại học có 5 ngƣời, cao đẳng có 5 ngƣời, trung cấp nghề có 2 ngƣời và sơ cấp có 2 ngƣời. Trong tổng số 13 cán bộ của phòng VTTB chỉ có 1 nhân sự có trình độ đại học, còn lại có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp nghề. Thực tế về trình độ nhân sự nhƣ vậy

đã gây không ít khó khăn trong quá trình quản lý tài sản công hiện nay tại Bệnh viện (Xem bảng 2.17)

Bảng 2.17: Chất lƣợng lao động làm công tác quản lý tài sản 2018

TT Phòng ban

Chuyên nghành đào tạo Khối chuyên

môn Khối ngoài chuyên môn Y Sau

đại học Đại học Đại học

Cao Đẳng Trung cấp nghề cấp 1 Tổ chức cán bộ 1 2 2 Kế hoạch TH 1 1 3 Vật tƣ TB 1 1 2 2 4 Tài chính kế toán 1 2 5 Hành chính 1 1 6 Điều dƣỡng 1

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BV đa khoa Sóc Sơn, năm 2018)

Đặc thù tài sản tại các cơ quan Y tế nói chung và BVĐKSS nói riêng là những tài sản có giá trị lớn, kỹ thuật cao, tính năng phức tạp vì vậy đòi hỏi ngƣời quản lý, sử dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định, đƣợc đào tạo chuyên sâu về trang thiết bị, máy móc. Muốn vận hành thiết bị, máy móc y tế hiệu quả cần phải hiểu rất rõ về chúng nhƣng thực tế trình độ của nhân sự quản lý và vận hành khối tài sản đó tại Bệnh viện đang có trình độ vô cùng hạn chế. Thực tế, có những tài sản chƣa từng sử dụng hoặc sử dụng rất ít do trình độ yếu kém của nhân viên nên “e ngại” xảy ra hỏng hóc, sự cố về y khoa. Bên cạnh đó, tuy Bệnh viện có tạo điều kiện cho nhân sự làm công tác quản lý và sử dụng tài sản đi tập huấn, học chứng chỉ về trang thiết bị, máy móc y tế nhƣng thời gian đào tạo ngắn chỉ một hoặc hai tuần vì vậy vẫn không đủ khả năng hiểu biết chuyên sâu về những tài sản có tính kỹ thuật cao.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Toàn bộ nội dung của chƣơng 2 đã trình bày rõ ràng thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Nhận thấy, trong giai đoạn này công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý tài sản công tại đơn vị. Những hạn chế này đƣợc tác giả phân tích, đánh giá thực trạng xuyên suốt quá trình quản lý tài sản ( nhƣ quá trình hình thành, sử dụng, sửa chữa, nâng cấp, khấu hao, thanh lý...) thông qua các số liệu và thực tế hiện trạng tài sản hiện có tại đơn vị. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.

Việc chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn là cơ sở để đề xuất các giải pháp khắc phục ở chƣơng 3. Tại chƣơng 3, luận văn tập trung giải quyết những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế để tăng cƣờng công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn trong thời gian tới.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC SƠN

3.1. Định hƣớng phát triển và định hƣớng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)