Đắc Lắc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk tiền thân là Nhà thƣơng bản xứ do thực dân Pháp lập nên (tháng 6/1907) với quy mô nhỏ bé, khoảng 50 giƣờng bệnh. Đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc và của tỉnh, Bệnh viện đã đƣợc Bộ Y tế xếp loại bệnh viện hạng I với quy mô 1000 giƣờng bệnh(năm 2015) 29 khoa, và 07 phòng chức năng. Trụ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk tại 02 Mai Hắc Đế, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk.
Do chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ thông qua hạn chế chi tiêu công. Các bệnh viện trong cả nƣớc nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk nói riêng đều chịu ảnh hƣởng lớn đến việc mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. Trong năm 2013, tổng số dự toán đƣợc duyệt theo kế hoạch của Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk đạt trên 2,008 tỷ đồng, chỉ chiếm 77,24% nhu cầu. Sang năm 2014, tuy tổng kinh phí đƣợc duyệt cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế có tăng lên 2,464 tỷ đồng nhƣng mức đáp ứng nhu cầu chỉ đạt 60,59%. Điều này cho thấy, hầu hết các khoa, phòng chức năng của Bệnh viện hiện nay đang trong tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Hầu hết các trang thiết bị hiện đang sử dụng đã và đang trong tình trạng quá tải và quá hạn sử dụng vì vậy xuất hiện nhu cầu thay mới. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí ngân sách có hạn nên kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế ở các khoa, các phòng ban đang gặp nhiều khó khăn.
nhà thầu đƣợc thực hiện khá chặt chẽ và tuân thủ pháp luật.
Về vấn đề xã hội hóa trong nghành Y tế: Bệnh viện chƣa tiến hành xã hội hóa hoặc liên kết với bất cứ đƣơn vị nào, mà Bệnh viện chỉ cho các đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị xét nghiệm đặt máy tại bệnh viện và mua hóa chất của các đơn vị này theo phƣơng pháp đấu thầu hay mua sắm thƣờng xuyên.
Trong khâu đào tạo nhân lực, bệnh viện đã có hƣớng đi tích cực trong vấn đề đào tạo con ngƣời. Hàng năm, cử cán bộ đi đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn Y khoa và lĩnh vực quản lý kinh tế thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Thông qua những đợt học tập này nhằm nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho một số cán bộ lãnh đạo của bệnh viện.
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn.
Qua nghiên cứu công tác quản lý tài sản công tại một số bệnh viện công lập, học viên rút ra đƣợc một số bài học cần thực hiện trong quá trình quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn nhƣ sau:
Vấn đề thứ nhất, hiện naymột số bệnh viện công lập trong cả nƣớc đã tiến hành tự chủ một phần đến tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động. Vì lý do đó, Lãnh đạo bệnh viện cần tăng cƣờng hợp tác, liên kết, xã hội hóa năng lực tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn máy móc thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Vấn đề thứ hai, thƣờng xuyên cử cán bộ đi học tập đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ hiểu biết để đủ năng lực kiểm tra, giám sát quá trình hình thành tài sản công (đấu thầu, mua sắm,...) tại đơn vị tránh tình trạng lợi dụng để tham nhũng, lợi dụng tài sản công để trục lợi. Đồng thời tăng cƣờng học tập vận hành bảo dƣỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế hiện đại nhằm làm chủ thiết bị kỹ thuật cao, sử dụng hết hiệu năng vốn có của thiết bị.
Vấn đề thứ ba, định kỳ bảo dƣỡng tài sản công nhằm duy trì hiệu năng sử dụng, kéo dài tuổi thọ tài sản và giảm chi phí sửa chữa lớn.
Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị. Tài sản công chính là “tƣ liệu sản xuất” duy trì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, duy trì các dịch vụ công mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc giao trách nhiệm đảm bảo duy trì và phục vụ đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh đất nƣớc cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ này, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng phải có phƣơng pháp, cách thức quản lý, duy trì số lƣợng tài sản công nhà nƣớc giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng bằng hình thức chuyển giao hay hình thành bằng những nguồn vốn khác nhau từ ngân sách nhà nƣớc. Muốn quản lý tài sản công có hiệu quả thì ngay từ khâu hình thành tài sản (đầu tƣ) cần thực hiện đúng quy trình pháp luật quy định, tránh tình trạng đấu thầu đẩy giá trị thực của tài sản lên quá cao, gây thất thoát ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, trong quá trình tiếp nhận và sử dụng, cán bộ làm công tác vận hành và bảo trì cần tìm hiểu thật sâu về nguyên lý hoạt động của tài sản, thời hạn bảo dƣỡng... để có kế hoạch sử dụng hợp lý, bảo dƣỡng đúng thời gian quy định nhằm sử dụng hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của tài sản. Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ thanh lý tài sản cần xác định cẩn thận những tài sản không còn sử dụng đƣợc để phục vụ hoạt động của đơn vị, thanh lý do hỏng hóc không thể sửa chữa, thanh lý do quá niên hạn sử dụng, thanh lý do hết khấu hao... Từ đó, các đơn vị phải có những phƣơng án đánh giá, thẩm định cụ thể tránh gây thất thoát tài sản nhà nƣớc, lãng phí nguồn ngân sách quốc gia.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trongchƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý tài sản công tại Bệnh viện công lập: các khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò... trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện công lập. Qua phần cơ sở khoa học về quản lý tài sản công tại Bệnh viện công lập cho thấy vấn đề quản lý Tài sản công tại Bệnh viện công lập là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tầm quan trọng của quản lý Tài sản công tại Bệnh viện công lập đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong nghiên cứu thực trạng quản lý Tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. Điều đó cho thấy “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu. Những nội dung đã đề cập trên đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn đƣợc trình bày tại chƣơng 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN