Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thểthao thành tíchcao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 98 - 106)

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc

3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thểthao thành tíchcao

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật là nội dung thường xuyên trong công tác quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng trình tự và quyết định của pháp luật về thể thao thành tích cao và các văn bản pháp luật có liên quan. Đảm bảo kỷ cương, trật tự, đảm bảo sự phát triển của thể thao thành tích cao một cách công khai, minh bạch, dân chủ, cạnh tranh lành mạnh công bằng, bảo đảm quyền lợi cho người thụ hưởng và cơ sở cung cấp dịch vụ, cũng như tạo được sự đồng thuận của xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, móc ngoặc, man trá hồ sơ, gian lận tuổi, đánh tráo người, lợi dụng để trục lợi và các hành vi vi phạm pháp luật như hiện tượng cá độ, bán độ, gây hậu quả xấu. Đặc biệt trong lực lượng Công an nhân dân, hình ảnh được coi là mẫu mực, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phát hiện, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi những quy định, chính sách không phù hợp.

Bên cạnh đó, việc quản lý kinh tế chưa được chặt chẽ, vi phạm nguyên tắc, thủ tục trong chế độ thu chi tài chính, gây thất thoát tiền và tài sản của nhà nước. Ở một số đơn vị việc giải quyết khiếu nại chưa tiến hành kịp thời và dứt điểm từ cơ sở, có trường hợp thiếu tính dân chủ, không đúng nguyên tắc thủ tục đã làm cho sự việc thêm phức tạp và kéo dài.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thể thao nói chung, thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND nói riêng cần phải:

- Hoàn thiện pháp luật và thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc hoàn thiện pháp luật là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả đối với mọi hoạt động của nhà nước. Bởi thực tiễn cho thấy, pháp luật không bao giờ đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội do các quan hệ xã hội rất nhiều, đa dạng, phong phú và luôn luôn vận động, biến đổi. Vì vậy, trong quá trình hoạt động và sau mỗi cuộc thanh tra cụ thể, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm xác địn những văn bản, những quy định pháp luật đã lạc hậu, không còn phù hợp hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để từ đó có những kiến nghị cụ thể đối với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung.

Định kỳ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, chế độ chính sách của Nhà nước đối với thể dục thể thao, các văn bản pháp quy của ngành. Tăng cường kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác, kế hoạch, chỉ tiêu được giao của đơn vị, nhằm động viên những mặt làm tốt, kịp thời uốn ắn những thiếu sót, khuyết điểm còn tồn tại. Đề xuất những chủ trương, giải pháp có kế hoạch thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra trên các hoạt động thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND nhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm túc các hiện tượng tiêu cực như móc ngoặc, cá độ, mua bán điểm, gian lận hồ sơ, khai man độ tuổi, tráo người

trong thi đấu thể thao, lợi dụng móc ngoặc trong tuyển chọn đầu vào,… Xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi phi thể thao, thiếu trung thực trong các hoạt động thi đấu thể thao thành tích cao.

- Căn cứ vào phân cấp quản lý tài chính của Nhà nước, định kỳ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Luật ngân sách trong quản lý thu chi ngân sách và các nguồn tài chính khác của Trung tâm HL & TĐ thể thao CAND, đảm bảo nguyên tắc chế độ kế toán thống kê;

Trong xây dựng cơ bản, kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc thực hiện Điều lệ, quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm, đề xuất và có những giải pháp tích cực chống thất thoát tài sản, tiền của, chống lãng phí, tham ô, đảm bảo chất lượng công trình.

- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động dịch vụ thể dục thể thao đảm bảo cho các dịch vụ hoạt động đúng mục đích, chống lợi dụng thể dục thể thao kinh doanh vụ lợi, gây hậu quả xấu đến đạo đức, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc; phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách và các quy định của nhà nước, của ngành về hoạt động thể thao thành tích cao.

- Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong các đối tượng quản lý của ngành. Thực hiện tốt quy chế dân chủ của cơ quan, đơn vị.

KẾT LUẬN

Hoạt động thể thao thành tích cao là loại hình hoạt động đặc thù và sáng tạo, nơi đó mỗi quá trình và trạng thái tâm lý luôn cuốn hút vào trạng thái ganh đua thắng cuộc nghiệt ngã. Vì vậy, có thể nói cuộc sống của người VĐV thể thao thành tích cao là những cuộc hành trình thi đấu liên tục, không ngừng nghỉ. Trong ba lô hành trang lên đường thi đấu của họ không chỉ có bộ quần áo thể thao in hình cờ Tổ quốc mà còn ẩn chứa nặng trĩu hoài bão chiến thắng để đem vinh quang và niềm kiêu hãnh thể thao về cho Tổ quốc và người hâm mộ.

Để đạt được mục đích trở thành nhà vô địch trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới, VĐV phải trải nghiệm một cuộc sống lao động nghề nghiệp thi đấu thể thao với một nghị lực phi thường và đức hy sinh cao cả “Sinh nghề, tử nghiệp”. Muốn có vị thế cao trong đua tài vận động thể lực, VĐV thể thao thành tích cao phải được huấn luyện, đào tạo để có năng lực thi đấu không chỉ để đáp ứng tiêu chí cho phép đến đấu trường mà còn đủ trí và lực để cạnh tranh giành chiến thắng với đối thủ mạnh đến từ khắp nơi trên thế giới.

Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao phải là quá trình tạo ra cơ chế, chính sách và những điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng các nguồn lực, huy động toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp thể thao, tạo điều kiện để toàn xã hội thưởng thức, hưởng thụ các thành quả và bảo đảm sự phát triển của thể thao thành tích cao một cách nhanh chóng, bền vững. Đồng thời, từng bước đưa thể thao thành tích cao trở thành một trong những ngành đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong khuôn khổ luận văn này, học viên đã cố gắng tìm hiểu từ thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng, xác định hạn chế xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về công tác thể thao thành tích cao, về chủ trương phát triển thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND là nguyên nhân của việc

buông lỏng, xem nhẹ công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND trong thời gian qua, dẫn đến kết quản thực thi chính sách về thể thao thành tích cao còn thấp so với tiềm năng của Ngành, ảnh hưởng đến thành tích thi đấu, đến sự phát triển của thể thao thành tích cao.

Là một cán bộ làm công tác quản lý thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND, đồng thời là Huấn luyện viên, và cũng từng mang trên mình bộ đồ thể thao in hình cờ Tổ quốc, trải qua thời kỳ gian khổ tập luyện, khát khao chiến thắng, mang vinh quang về cho đất nước, cho xã hội, học viên mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp bao gồm những giải pháp tổng thể chung nhằm đóng góp thêm vào cơ sở lý luận để thực hiện việc cải cách, đổi mới công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lực lượng CAND một cách toàn diện hơn. Bên cạnh đó, cũng có những giải pháp mang tính căn cơ, cụ thể nhằm điều chỉnh ngay những hạn chế, yếu kém trước mắt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, học viên đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng luận văn Quản lý nhà nước về

thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân. Tuy nhiên, do đây

là một lĩnh vực còn khá mới, tài liệu tham khảo chưa nhiều, trình độ và khả năng có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý Thầy, Cô và quý thành viên trong Hội đồng xét duyệt luận văn cho thêm ý kiến để học viên rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh luận văn của mình.

Học viên xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học 21B2, và đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành, sâu sắc đến Thầy giáo PGS. TS Trương Quốc Chính đã chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình để học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Lý luận thể thao thành tích cao

(Giáo trình cho đại học và sau đại học thể dục thể thao), Nxb Thể dục thể

thao, 2014.

2. Bùi Thanh Nguyên (2012), "Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2015 định hượng đến năm 2020", Học viện Hành chính Quốc gia, Lớp bồi dưỡng về QLNN chương trình Chuyên viên cao cấp, 2012.

3. Cục công tác chính trị, Trung tâm Thể thao CAND (2013), Tài liệu tổng kết công tác năm 2012 và triển khai công tác năm 2013

4. Cục công tác chính trị, Trung tâm Thể thao CAND (2014), Tài liệu tổng kết công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014

5. Cục công tác chính trị, Trung tâm Thể thao CAND (2015), Tài liệu tổng kết công tác năm 2014 và triển khai công tác năm 2015

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, 2001

7. Đào Văn Dũng, Nguyễn Ngân Hà (2014), "Phát triển thể dục thể thao: Yêu cầu

khách quan trong giai đoạn hiện nay", Báo thethaochomoinguoi.com, 2014

8. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, 1997

9. Hà Thảo (2016), "Thể thao Hà Nội: Cái gì cũng nhất, chỉ VĐV thua thiệt",

Báo bongda.vn, 2016

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Giáo trình thanh tra và giải quyết

khiếu nại hành chính, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2014

11. Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006

12. Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy

13. Nguyễn Hồng Kiên (2017), "Những tồn tại của thể thao thành tích cao và

giải pháp", Tạp chí Thể thao, số tháng 6 năm 2017

14. Nguyễn Hồng Minh (2017), "Luật TDTT đã làm thay đổi căn bản diện mạo

hoạt động TDTT của đất nước", Tạp chí Thể thao, số tháng 6 năm 2017

15. Nguyễn Hữu Hải (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, 2014

16. Nguyễn Văn Trạch (2012), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb Thể dục thể thao, 2012

17. Nông Minh Đức (2010), "Quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở Việt

Nam hiện nay", Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, 2010

18. Phạm Thanh Cẩm, Lê Hoàng Yến (2017), "Tạo bước đột phá cho thể thao

thành tích cao", Tạp chí Tuyên giáo số 2, Tháng 9 năm 2017

19. Quyết định 67/2008/QĐ-TTg ngày 26/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế

độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao

20. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

21. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020

22. Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu

23. Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công an

quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân

24. Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BCT-BVHTTDL ngày 07 tháng 11

hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao

25. Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL, ngày 30/12/2011 của

Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao

26. Tổng cục chính trị CAND, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND (2016),

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân

27. Tổng cục chính trị CAND, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND (2016),

Tài liệu tổng kết công tác năm 2015 và triển khai công tác năm 2016

28. Tổng cục chính trị CAND, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND (2017),

Tài liệu tổng kết công tác năm 2016 và triển khai công tác năm 2017

29. Trần Quang Hạ (2015), "Đề án phát triển thể thao thành tích cao thành

phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2025", Học viện Hành chính Quốc gia,

Lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp Sở, 2015

30. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao (Sách dùng cho sinh viên Cao đẳng - Đại học và huấn luyện viên, vận động viên Thể

thao), Nxb Thể dục thể thao, 1994

31. Ủy ban Thể dục thể thao, Trường Đại học Thể dục thể thao 1 (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý thể dục thể thao (Sách chuyên khảo dùng cho chuyên

ngành quản lý TDTT bậc sau đại học), Nxb Thể dục thể thao, 2005

32. Vũ Trọng Lợi (2013), Thuật ngữ thể dục, thể thao dùng trong các văn bản

quản lý nhà nước, Nxb Thể dục thể thao, 2013

33. Vũ Trọng Lợi (2011), Tìm hiểu một số vấn đề quản lý nhà nước về Thể

PHỤ LỤC

Thực trạng huy chương tại các giải thể thao của Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND

Năm Các giải thểthao Thựctrạng 2012 2013 2014 2015 2016 08/2017 V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ Quốc gia 96 93 109 146 149 132 156 150 191 165 159 238 162 162 202 111 106 127 TS: 298 TS: 427 TS: 497 TS: 562 TS: 526 TS: 344 Quốc tế 12 11 6 04 02 06 04 06 02 08 10 08 11 22 30 01 01 01 TS:29 TS: 12 TS: 12 TS: 26 TS: 63 TS: 03 Khu vực 10 24 8 08 08 23 08 07 06 06 06 08 08 01 06 08 02 08 TS: 42 TS: 39 TS: 21 TS: 20 TS: 15 TS: 18 Châu lục 02 01 03 01 0 0 0 04 03 05 0 02 02 TS: 03 TS: 03 TS: 01 TS: 0 TS: 12 TS: 04 Thế giới 04 02 03 01 03 03 03 05 0 0 2 03 01 01 01 0 0 TS: 09 TS: 04 TS: 11 TS: 02 TS: 05 TS: 01 Tổng 384 464 542 610 621 370

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)