3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc
3.2.5. Tăng cường quản lý hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu
thành tích cao
3.2.5.1. Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất – kỹ thuật
Quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, kỹ thuật là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động và thành tích thi đấu của thể thao thành tích cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nâng cao tuổi thọ của các công trình và kéo dài thời gian sử dụng của các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, một việc làm đặc biệt cần thiết trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của ngân sách chi cho thể thao CAND nói riêng còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Các cấp quản lý cần đặc biệt quan tâm tới việc tạo ra những cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho hoạt động thể thao, đáp ứng nhu cầu tập luyện
thể thao của VĐV, HLV. Để làm tốt được điều này đỏi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công an và Bộ Xây dựng để đưa ra những tiêu chuẩn và quy định rõ ràng. Khi xây dựng các công trình thể thao phải có định hướng sử dụng lâu dài chứ không chỉ nhằm phục vụ mục tiêu trước mắt. Các công trình và cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao phải phù hợp với các quy định trong điều luật thi đấu thể thao của các môn thể thao, nếu không chú ý đến điều này sẽ không thể đảm bảo sử dụng được công trình một cách hiệu quả. Ví dụ: Xây dựng một bể bơi trong nhà rất hiện đại nhưng kích thước lại không đúng theo quy địn của các điều luật thì sẽ không thể sử dụng được để tổ chức các giải bơi quốc tế.
Trong quá trình xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao phải tận dụng triệt để sự hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn của các kiến trúc sư, và các chuyên gia trong các doanh nghiệp. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao công nghệ cho những nhà quản lý, huấn luyện viên, vận động viên,… để họ có thể sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị tập luyện hiện đại.
Để có thể quản lý hiệu quả các cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao, ngoài nhũng yêu cầu trên cần phải có những quy định cụ thể như quy chế, nội quy sử dụng và quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa…
“Kết hợp tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại và truyền thống dân tộc trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật thể thao” [31; Tr. 278].
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong mở rộng và phát triển cơ sở cơ sở vật chất – kỹ thuật có vai trò và ý nghĩa rất lớn:
- Sử dụng các vật liệu mới do khoa học công nghệ tạo ra để xây dựng và trang bị cho các công trình thể thao là cơ hội để giới thiệu và ứng dụng sản phẩm vào trong đời sống. Ví dụ khi chất Polyctan được sáng chế thì có thể dùng nó làm đệm tập luyện và thi đấu thể thao cho rất nhiều môn do khả năng
chịu đựng mọi biến đổi của thời tiết, đồng thời độ bền sử dụng lại cao và đảm bảo vệ sinh khi tập luyện…
- Nhờ có các hệ thống phương tiện chiếu sáng, âm thanh hiện đại mà ta có thể tạo ra được những phòng tập, khu tập gần giống với điều kiện tự nhiên mà lại không gây ra những ảnh hưởng tác động tiêu cực đến các khu vực lân cận hoặc đến khán giả.
- Việc ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật “tiết kiệm nhiệt lượng” như bơm nhiệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo và bơm nước vào các bể bơi trong nhà…
3.2.5.2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong lĩnh vực thể thao thành tích cao
Quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ cần phải đổi mới cho kịp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cần xây dựng một cơ chế, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, phân công, phân cấp để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ;
Cơ chế, chính sách tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ cần được đổi mới theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hóa nguồn đầu tư phát triển khoa học, công nghệ;
Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ phải thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển thể thao nói chung, thành tích cao nói riêng. Phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Người Mỹ đứng đầu về nghiên cứu phát triển, tự làm và sử dụng khí tài – công nghệ bổ trợ huấn luyện thể thao. Một khí tài đơn giản như dây, bóng đặc, tạ đòn, tạ tay,… đều được người Mỹ biên soạn tài liệu thành hàng trăm bài tập dùng cho từng môn thể thao. Một sự sáng tạo hiếm có trên thế giới để tận dụng hết tính năng của các khí tài bổ trợ đơn giản.
Một loại thiết bị công nghệ có thể dùng cho nhiều môn thể thao như thiết bị giảm tải huấn luyện chạy, hệ thống giám định huấn luyện GPS dùng vệ tinh định vị toàn cầu, bể nước nhiều loại huấn luyện kháng trở, rất nhiều loại thiết bị tổng hợp khác được thiết kế, tự làm và sử dụng để huấn luyện, đặc biệt huấn luyện sức mạnh. Nhiều calaloge, tài liệu hướng dẫn, tư liệu hình ảnh đồng hành cùng các khí tài – công nghệ bổ trợ huấn luyện. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng huấn luyện thể thao thành tích cao.
Thực phẩm dinh dưỡng và hồi phục nên được đặc biệt chú trọng trong huấn luyện thể thao thành tích cao:
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho vận động viên từng nhóm môn thể thao - Đảm bảo hệ thống vật chất bổ trợ: sinh cơ (giầy, trang phục nhẹ,…; bổ sung dinh dưỡng (đạm, vitamin, vi khoáng,…); thuốc; sinh lý (kỹ thuật phục hồi, huyết dịch); tâm lý (phục hồi tâm lý, đảm bảo giấc ngủ,..)
- Đảm bảo cung cấp thích hợp các loại kích tố không bị cấm và được phép của bác sĩ cho sử dụng (androstennedione, DHEA, HGH, EPO sản xuất nhờ kỹ thuật DNA, EAA, PC,…)