Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách khen thưởng, đãi ngộ đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 88 - 91)

Thể thao thành tích cao là cơ sở để Trung Quốc trở thành cường quốc thể thao thế giới, là biểu hiện tổng hợp về sức mạnh dân tộc Trung Hoa, là lĩnh vực được ưu tiên hiện nay của Trung Quốc với “cử quốc thể chế” (tức là hưởng chế độ đãi ngộ, đầu tư của nhà nước). Trung Quốc xác định nhiệm vụ tương lai của thể thao thành tích cao là: Tiếp tục duy trì ưu thế hàng đầu của thể thao Olympic, hoàn thiện cơ chế đào tạo, phát triển, bảo hộ nguồn nhân lực thể thao thành tích cao lấy vận động viên làm hạt nhân trung tâm. Coi trọng chế độ đãi ngộ, khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy tinh thần quyết đấu của VĐV, giành thành tích cao trong thể thao.

Công tác tuyển chọn và huấn luyện vận động viên là cả một quá trình tìm kiếm và sàng lọc để chọn ra những VĐV có khả năng đạt thành tích cao. Quá trình này được tiến hành thường xuyên từ khâu tuyển chọn ban đầu đến suốt quá trình đào tạo, nên đòi hỏi người làm HLV phải tâm huyết với nghề, có con mắt nhìn người, có khả năng phát hiện ra những VĐV có năng khiếu, đủ tư chất, thể chất, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn trong thi đấu của thể thao thành tích cao. Để đào tạo nên những VĐV có thành tích cao, người làm công tác huấn luyện phải có khả năng truyền tải được các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp, để từ các kỹ năng đó chuyển thành các kỹ xảo với đầy đủ các yếu tố về thể lực chung, thể lực chuyên môn. Bên cạnh đó, người HLV cũng cần phải có kỹ thuật, chiến thuật thi đấu bài bản, thể hiện sự phân lượng

vận động cùng với sự phân phối sức lực cho phù hợp để tiết kiệm được năng lượng và đảm bảo thành tích tốt nhất.

Trên thực tế, đào tạo VĐV thành tích cao phải mất khá nhiều thời gian, có những bộ môn phải tuyển chọn và đào tạo từ lúc còn nhỏ, đến khi trưởng thành các em có sự thay đổi về tâm sinh lý, thể chất, kéo theo sự khác biệt về động tác, thể lực. Nên ngoài những điều trên, HLV còn phải nắm bắt được cả về tâm lý giáo dục, tâm lý lứa tuổi, tâm lý giới tính để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng lứa tuổi. Trong công tác huấn luyện thể thao thành tích cao thì hoạt động thi đấu cuối cùng là quan trọng nhất, vì đó là khâu đánh giá chất lượng của toàn bộ quá trình tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện VĐV. Như vậy, muốn đạt được kết quả cao nhất thì VĐV phải thường xuyên rèn luyện bản thân từ thấp đến cao, phải thông qua thi đấu thường xuyên củng cố, nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo để khi vào thi đấu chính thức không còn bỡ ngỡ, vượt qua được rào cản tâm lý để đạt được kết quản cao nhất. Đây là giai đoạn rất khó trong công tác huấn luyện vì khi VĐV tập luyện đến một ngưỡng nhất định sẽ dừng lại, khi đó HLV phải là người điều chỉnh lượng vận động, tạo ra ngưỡng vận động mới để VĐV phá được rào cản về thành tích và đạt đến một ngưỡng mới thì thành công trong thi đấu sẽ ngày càng cao hơn. Công việc này yêu cầu các HLV cần phải nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các điều kiện khoa học, các kỹ thuật tiên tiến một cách linh hoạt và sáng tạo vào trong huấn luyện để VĐV đạt được kết quả cao nhất.

Với sự nỗ lực, không quản ngại khó khăn, hy sinh vì “màu cờ sắc áo” như vậy, phần thưởng xứng đáng cho các VĐV, HLV không chỉ đơn thuần là tấm huy chương cao quý mang vinh dự về cho Tổ quốc, cho nhân dân. Mà còn cần sự quan tâm hơn nữa của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý thể thao, thông qua chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng.

Bên cạnh đó, thể thao thành tích cao là loại hình “cân bằng sinh thái”, một bộ phận vận động viên vì lớn tuổi hay vì lý do nào đó thôi nghề, phải có vận

động viên hậu bị bù vào, tức là luôn phải duy trì trạng thái cân bằng động. Trạng thái cân bằng này bao gồm 3 bộ phận: bồi dưỡng nhân tài hậu bị; vận động viên đang huấn luyện và thi đấu; vận động viên thôi nghề. Trong đó, bộ phận vận động viên thôi nghề cần được tiếp tục giáo dục, tìm nghề mới, hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước và xã hội để đảm bảo cuộc sống. Đây là vấn đề khó khăn nhưng rất cần thiết để đảm bảo tính nhân văn của thể thao thành tích cao, giữ vững tinh thần và ý chí của đội ngũ vận động viên tham gia huấn luyện và thi đấu; đảm bảo chính sách đối với nhân tài đã từng cống hiến cho quốc gia, cho xã hội, đồng thời tạo nguồn nhân lực mới cho thể thao thành tích cao (các huấn luyện viên, nhà quản lý thể thao thành tích cao…).

Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội về thể dục, thể thao của nhiều quốc gia đều quan tâm giải quyết vấn đề vận động viên thôi nghề. Còn đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, thường giải quyết rất bị động vấn đề này, vấn đề hướng nghiệp lần thứ 2 cho vận động viên thôi nghề ít được quan tâm hơn. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giải quyết vấn đề vận động viên thôi nghề, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường:

- Phát huy tác dụng của nhà nước và tổ chức xã hội để thực hiện phương châm, nguyên tắc, chính sách sớm hướng nghiệp thứ hai cho vận động viên, ngoài nghề vận động viên. Ở đây có nhiều việc cần nghiên cứu như: tăng cường chất lượng tuyển chọn vận động viên để giảm bớt tỷ lệ đào thải; tăng cường chăm sóc sức khỏe vận động viên để giảm bớt tỷ lệ bệnh tật, thương tật phải đào thải; tăng cường cơ hội quảng cáo vận động viên để hộ tham gia thị trường nhân tài mới; có chính sách sắp xếp hợp lý và hỗ trợ vận động viên học văn hóa, học nghề mới ngay trong quá trình huấn luyện và thi đấu…

- Tiếp tục giáo dục, động viên tư tưởng đối với những vận động viên thôi nghề, chuyển sang nghề mới

- Giáo dục thể thao thành tích cao kết hợp thường xuyên với giáo dục văn hóa, giáo dục nghề mới ngoài nghề vận động viên. Vừa huấn luyện, vừa thi đấu, vừa học tập nghề nghiệp khác ngoài nghề vận động viên là thói quyen mà các vận động viên cấp cao, đặc biệt ở các nước phương tây hướng đến

- Tăng cường bảo hiểm nhân tài thể thao cũng là một biện pháp được thực hiện nhiều ở các quốc gia thông qua các công ty bảo hiểm

- Đảm bảo nguồn kinh phí của nhà nước và xã hội giải quyết các vấn đề vận động viên thôi nghề:

+ Nguồn tài chính bảo hiểm đối với vận động viên ưu tú các cấp + Trích nguồn tài chính từ đặt cược hoặc xổ số thể thao

+ Trích nguồn tài chính từ dịch vụ truyền hình và quảng cáo + Trích từ tiền thưởng các loại của vận động viên đưa vào quỹ + Trích cơ cấu bảo hiểm thương tật để làm vốn

+ Vốn từ lãi suất bảo hiểm các loại…

3.2.5. Tăng cường quản lý hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực hoạt động thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)