Nội dung quản lý nhà nƣớc về thểthao thành tíchcao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 26 - 36)

Thứ nhất: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể thao thành tích cao

* Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thể thao thành tích cao

Văn bản quy phạm pháp luật là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để quản lý nhà nước. Hằng năm, các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức giành khá nhiều thời gian, công sức để soạn thảo văn bản QPPL. Việc xây dựng văn bản QPPL là một công việc khó, độ phức tạp cao. Nội dung văn bản QPPL phải thể hiện chính xác đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về từng lĩnh vực công tác; đồng thời, văn bản QPPL hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, nhân dân giải quyết đúng đắn các công việc diễn ra trong xã hội, tạo động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, an ninh, quốc phòng,… Việc xây dựng tốt hệ thống văn bản QPPL là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Việc ban hành văn bản QPPL phải đúng thẩm quyền và thủ tục do pháp luật quy định. Theo tinh thần của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 thì chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL thì văn bản đó mới hợp hiến, hợp pháp. Thậm chí mỗi loại cơ quan nhà nước, hoặc chức danh nhà nước căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao chỉ có thẩm quyền ban hành một hoặc một số loại văn bản QPPL nhất định. Căn cứ vào Điều 2 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 thì văn bản

QPPL bao gồm: Hiến pháp; Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;…

Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL trong thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng được xác định là mảng công việc quan trọng, tạo hành lang pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ khác.

* Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể thao thành tích cao

Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, triển khai các giải pháp để đạt được các mục tiêu toàn diện về phát triển trong một khoảng thời gian tương đối dài, thường từ 10 – 20 năm

Quy hoạch là việc xác định cơ cấu, bố trí nguồn lực để đảm bảo tính cân đối trong hoạt động thể thao thành tích cao, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Quy hoạch cũng phải đảm bảo xác định trong 1 giai đoạn nhất định với khoảng thời gian tương đối dài ( 5 năm, 10 năm, 20 năm) và phải phù hợp với chiến lược đã đề ra

Kế hoạch là một chương trình hành động cụ thể để đạt đến các mục tiêu định trước trong những khoảng thời gian nhất định (5 năm, hàng năm). Kế hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể và những giải pháp hành động cụ thể để lựa chọn, từ đó đạt được những mục tiêu đã đề ra

Việc xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao cần phải đảm bảo một số nội dung sau:

- Xác định, đánh giá đúng thực trạng phát triển của thể thao thành tích cao trong giai đoạn hiện tại. Trên cơ sở đó làm rõ những tồn tại, thách thức và nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại đó trong việc phát triển thể thao thành tích cao

- Xác định các mục tiêu, xu hướng phát triển thể thao thành tích cao trước những yêu cầu nâng cao thành tích thể thao và xu hướng toàn cầu hóa,

hội nhập quốc tế, đặc biệt là trước các thế vận hội Olympic, ASIAD, SEA Games… sắp tới

- Xác định các giải pháp chủ yếu để phát triển thể thao thành tích cao hợp lý cả về số lượng và chất lượng

Thứ hai: Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể thao thành tích cao

Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể thao thành tích cao là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao. Để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển thể thao thành tích cao theo đúng định hướng, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thi đấu, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực rất lớn, đa dạng phong phú, bao gồm nhiều lực lượng lao động khác nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, từ cán bộ quản lý cấp cao ở trung ương đến quản lý cấp cơ sở, cán bộ khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan, từ huấn luyện viên, trọng tài đến vận động viên từng môn thể thao…

Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho phát triển thể thao thành tích cao là việc ban hành các chính sách đào tạo, và sử dụng nguồn nhân lực cho thể thao thành tích cao. Chính sách khuyến khích các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao như các liên đoàn, hiệp hội thể thao tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài thể thao… [33; Tr. 65]

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống đội ngũ cán bộ quản lý về thể thao làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Phòng Văn hóa – thông tin), đây là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thể thao có nhiệm vụ chính là tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước về thể dục thể thao; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thể thao làm trong các tổ chức xã hội

về thể thao như Ủy ban Olympic Việt Nam…., tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao như các liên đoàn, hiệp hội thể thao, đây là những nhà quản lý chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động thể dục thể thao; bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, giảng viên, hướng dẫn viên về thể thao, đây là những cán bộ chuyên môn đòi hỏi tính chuyên sâu trong các hoạt động nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học thể thao làm việc trong các cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về thể thao; đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động khác phục vụ cho công tác quản lý, huấn luyện, giảng dạy thể thao như kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, chăm sóc sức khỏe vệ sinh môi trường…

Các nguồn lực đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao phải phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo về chương trình, nội dung đào tạo, đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và cơ sở vật chất phục vụ trong tập luyện và thi đấu thể thao. Đầu tư kinh phí để xây dựng và phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể thao thành tích cao là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng, cũng như góp phần không nhỏ đối với việc nâng cao thành tích thể thao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, sẽ hỗ trợ lớn cho việc tập luyện và thi đấu cho các vận động viên, huấn luyện viên.

Thứ ba: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể thao thành tích cao

Khoa học và công nghệ là 2 yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thể thao hiện đại. Chính sách đầu tư và thu hút các nhà khoa học nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể thao thành tích cao, nghiên cứu ứng dụng khoa học nâng cao thành tích trong các môn thể thao trọng điểm là vô cùng cần thiết. Trong hành trình phát triển của các Đại hội Olympic hiện đại, sự kết nối giữa thể thao và khoa học được nhận thức rõ. Một điều có thể thấy là, từ những phương pháp đào tạo cho tới những trang thiết bị tập luyện, cũng như công tác y tế, khoa học thể

thao đang là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu của các vận động viên.

Hiện tại, trên thế giới nhiều quốc gia đều đang đẩy mạnh việc áp dụng những ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nâng cao thành tích của các vận động viên, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực như sinh lý, tâm lý, điều khiển cơ và cơ chế sinh học. Ngoài ra còn bao gồm cả dinh dưỡng, chế độ ăn uống, công nghệ thể thao, nhân trắc học, kích thước cơ thể và việc phân tích hiệu suất…

Thứ tư: Huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao

Nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao bao gồm: nguồn tài chính, đất đai và nhân lực cho phát triển thể thao thành tích cao

Nguồn tài chính cho thể thao thành tích cao là rất quan trọng, bởi lẽ muốn tổ chức các hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, sân bãi tối thiểu, trang thiết bị tập luyện phù hợp thì mới phát huy được hiệu quả như mong muốn. Để đạt được thành tích thể thao cao, ngoài việc có cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị đạt chuẩn còn phải có đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ nuôi dưỡng, chăm sóc vận động viên, tất cả đều cần đến nguồn tài chính lớn. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm ban hành cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn tài chính bảo đảm đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển cho thể thao thành tích cao. Nguồn tài chính đó được huy động từ:

- Do cân đối ngân sách nhà nước theo luật Ngân sách nhà nước

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân bằng các hình thức vận động tài trợ - Thu từ các hoạt động quảng cáo trên các sản phẩm của thể thao như quảng cáo trong các trận thi đấu

- Thu từ bán vé và chuyển nhượng bản quyền phát thanh, truyền hình đối với các giải thể thao

- Thu thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp - Thu thuế các dịch vụ của hoạt động thể thao như dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, sản xuất, mua bán trang thiết bị thể thao

- Thu thuế từ việc tổ chức các hoạt động dự đoán kết quả thi đấu thể thao, nhất là bóng đá và các cuộc thi đấu thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề) trong và ngoài nước

Nhà nước quy định việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính huy động được trên đây nhằm mục đích đầu tư có hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm cho phát triển thể thao thành tích cao.

Đất đai để xây dựng các công trình sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể

thao là nguồn lực quan trọng không thể thiếu để phát triển thể thao thành tích cao. Bởi vậy, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng là phải xây dựng quy hoạch đất đai cho thể thao, quản lý và sử dụng đất đã quy hoạch theo đúng mục đích đã được quy hoạch theo Luật đất đai. Nhà nước cần ban hành tiêu chí về quy mô diện tích đất cho từng loại công trình, cụm công trình phục vụ mục đích tập luyện thể thao của từng đối tượng khác nhau. Sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tránh lãnh phí tài nguyên quốc gia là mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao trong lực lượng công an nhân dân nói riêng.

Thứ năm: Tổ chức chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể thao thành tích cao

Thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể thao thành tích cao được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định trong Luật Thể dục, thể thao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thể thao thành tích cao có thành tích xuất sắc đều được xét khen thưởng xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Do tính chất đặc thù của hoạt động thi đấu thể thao nên chế độ thưởng vật chất cho các vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thi đua trong hoạt động thể dục thể thao có tầm quan trọng rất lớn, tạo động lực thúc đẩy ý chí phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, gian khổ trong tập luyện, dũng cảm trong thi đấu vì màu cờ sắc áo, niềm tự hào quốc gia, dân tộc và vì lòng tự trọng của bản thân, gia đình vận động viên, huấn luyện viên.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong thể thao thành tích cao là xây dựng, ban hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thể thao thành tích cao. Ban hành các tiêu chí thi đua khen thưởng trong hoạt động thể thao thành tích cao đòi hỏi phải cụ thể, khoa học, thống nhất, phù hợp với thực tiễn, có hiệu quả với phong trào thi đua

Công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá phong trào thi đua thường xuyên, đột xuất vô cùng quan trọng, có kiểm tra đánh giá khách quan trung thực, chính xác thì mới khen thưởng đúng người có công, phong trào thi đua mới có nhiều người hưởng ứng. Tổng kết đánh giá phong trào thi đua và thường xuyên nghiên cứu để đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp thi đua khen thưởng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng của quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, nhất là việc khen thưởng vật chất đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ sáu: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể thao thành tích cao

Luật Thể dục, thể thao quy định tại Điều 76: Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể thao trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ

quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc

Hợp tác quốc tế về thể thao thành tích cao bao gồm nhiều nội dung với những hình thức đa dạng phong phú đó là quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia về một hay nhiều lĩnh vực trong thể thao ví dụ như đào tạo cán bộ, tập huấn cho đội thể thao hay thi đấu giao lưu, hữu nghị… Quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức thể thao quốc gia của hai nước hay nhiều nước trong một tổ chức thể thao quốc tế. Quan hệ hợp tác về đầu tư sản xuất dụng cụ, trang thiết bị thể dục thể thao và khai thác kinh doanh dịch vụ thể thao của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Quan hệ hợp tác trong khuôn khổ của các tổ chức thể thao quốc tế mà Việt Nam là thành viên như phong trào Olympic quốc tế, Hội đồng thể thao châu Á, Hiệp hội thể thao Đông Nam Á, Tổ chức quốc tế về chống Doping và các Liên đoàn hiệp hội thể thao quốc tế khác

Tổ chức, chỉ đạo hợp tác quốc tế về thể thao thành tích cao là công việc: - Quy định quy trình, tiêu chí lựa chọn, giới thiệu tổ chức, cá nhân tham gia các tổ chức thể thao quốc tế;

- Quy định cơ quan nào của Việt Nam có thẩm quyền ký kết, gia nhập, phê duyệt các điều ước quốc tế về thể thao theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Quy định việc tổ chức và tham gia tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế tại Việt Nam;

- Quy định việc tham gia thi đấu và biểu diễn thể thao của của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến thi đấu, biểu diễn tại Việt Nam;

- Quy định về hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trao đổi chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao; quy định về công nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)