2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.3.1.1. Thành tựu đạt được
- Được sự quan tâm của Bộ Công an, Đảng ủy Tổng cục Chính trị CAND, sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sự hỗ trợ phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND luôn luôn giữ vững là một trung tâm lớn đào tạo các vận động viên thể thao thành tích cao. Hiện nay, Trung tâm đang phát triển 25 môn thể thao khác nhau, với trên 700 VĐV các tuyến, phục vụ trên 400 VĐV thường xuyên tập trung, ăn ở, sinh hoạt và học tập tại Trung tâm, tập luyện, tập huấn tham gia các giải quốc gia và quốc tế.
Thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân đang đi đúng định hướng của Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao đã chỉ đạo đúng: tập trung phát triển các môn thể thao trọng điểm, các nội dung trọng điểm và VĐV trọng điểm; Các môn thể thao thành tích cao đã đảm bảo được thành tích thi đấu trong nước và quốc tế;
- Các môn thi đấu Olympic và hướng đến Olympic được tập trung đầu tư trọng điểm đạt thành tích tốt trong SEA Games 29 là: điền kinh, bơi lội, bắn súng, taekwondo, vật, Judo, boxing,… Các môn thi đấu ASIAD và hướng tới ASIAD là: bắn cung, cầu lông, cầu mây, karatedo, wushu,… Một số môn thể thao còn lại tùy theo từng Đại hội. Bên cạnh đó, hoạt động thể thao ứng dụng được các đơn vị, địa phương Công an toàn quốc đều chú ý phát triển
như: võ thuật, bắn súng, bơi, chạy vũ trang… để phục vụ công tác chuyên môn và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ;
- Lực lượng vận động viên đã được ổn định, đảm bảo tính kế thừa liên tục, về cơ bản đã đạt yêu cầu để chuẩn bị tham gia thi đấu trong Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 và đóng góp lực lượng VĐV thi đấu Seagames lần thứ 29 trong năm nay (2017). Chất lượng đào tạo vận động viên từng bước được cải thiện, nâng cao, đặc biệt là đối với vận động viên tuyến trẻ, thành tích tiến bộ qua từng năm.
2.3.1.2. Nguyên nhân
- Trong những năm trở lại đây, thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân có những bước tiến khá dài. Tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VII – 2014, với hơn 300 VĐV của 19 môn thể thao, tập trung chủ yếu vào các môn mang tính chất nghiệp vụ của lực lượng CAND như: chạy, bơi, bắn súng, võ thuật,…, Đoàn Thể thao CAND đã thi đấu xuất sắc, chung cuộc xếp hạng 9/65 đơn vị trên toàn quốc, giành 88 huy chương các loại, trong đó đạt 19 HCV, 32 HCB, 37 HCĐ. Các VĐV võ thuật của lực lượng CAND luôn nằm trong Top 10 đơn vị dẫn đầu cả nước. Để đạt được những kết quả ổn định và mang tính bền vững như vậy một phần là do công tác đào tạo VĐV thể thao thành tích cao những năm qua có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, chuyên môn hóa sâu. Hệ thống đào tạo được chia làm 3 tuyến: Tuyến năng khiếu, tuyến trẻ và tuyến đội tuyển. Trên cả 3 tuyến ấy, các VĐV được huấn luyện, đào tạo bài bản, đồng thời được sàng lọc kỹ càng trước khi tuyển chọn lên các tuyến dự tuyển tham gia thi đấu hệ thống giải vô địch quốc gia;
- Trong quá trình huấn luyện, Trung tâm HL & TĐ Thể thao CAND đều nâng cao yếu tố chất lượng đầu vào, chú trọng đến công tác kiểm tra chuyên môn theo định kỳ và thường xuyên rà soát, tiến hành phân loại các VĐV không phát triển về chuyên môn, ý thức sinh hoạt tập luyện kém để thay
thế, đồng thời phát hiện những nhân tố có triển vọng để có phương án tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ;
- Đội ngũ HLV phần lớn đều có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên tham gia các lớp nâng cao trình độ, chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao, các liên đoàn, hiệp hội thể thao trong nước và quốc tế tổ chức, trong đó nhiều HLV đã từng là VĐV đội tuyển nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và thi đấu như Phạm Hồng Thắm (VĐV Karatedo số 1 Việt Nam từ năm 16 tuổi, năm 1994 tham dự ASIAD, năm 1995 giành HCB Đông Nam Á, và bảo vệ thành công tấm HCV tại 2 kỳ SEA Game 19 và 20; HLV Nguyễn Thu Vân có bề dày thành tích 3 HCV SEA Games… Bên cạnh đó, Trung tâm HL & TĐ Thể thao CAND đã mạnh dạn đề xuất với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong tập luyện như: máy tập luyện đa năng phát triển các tố chất vận động, đưa thực phẩm chức năng vào trong thành phần dinh dưỡng của các VĐV,…
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập
Mặc dù công tác quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong thời gian qua đạt được một số thành tựu nhất định, mang tính nền tảng. Tuy nhiên, đối chiếu với định hướng, mục tiêu đề ra thì kết quả thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất phát từ công tác quản lý nhà nước.
- Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao tuy đã có nhiều chuyển biến, song vẫn còn bị ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, chưa bắt kịp được tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay và chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh của thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới, cụ thể như sau:
+ Chưa xây dựng được một chiến lược phát triển thể thao thành tích cao mang tính toàn diện, tập trung, hiệu quả;
+ Chưa quan tâm đầy đủ đến chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành về thể thao thành tích cao;
+ Nguồn ngân sách nhà nước và cộng đồng xã hội đầu tư cho phát triển thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng còn thấp;
+ Chậm ban hành các quy định pháp lý về việc tham gia thực hiện một số hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể thao thành tích cao đối với các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao dẫn đến việc chưa phát huy được vai trò của các tổ chức này trong lĩnh vực thể thao thành tích cao. Vì thế, công tác chuyển giao các hoạt động này cho các tổ chức xã hội còn lúng túng, bị động, thiếu tính chuyên nghiệp…;
+ Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao còn thiếu, trình độ không đồng đều nên vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tình trạng lẫn lộn giữa công tác quản lý nhà nước và các hoạt động sự nghiệp;
+ Tình trạng cá cược, dàn xếp tỷ số bất hợp pháp, tiêu cực và tham nhũng trong thể thao cũng diễn ra ngày càng tinh vi. Đây thực sự trở thành một vấn đề nóng trong xã hội, đặc biệt trong lực lượng Công an nhân dân, một ngành được coi là mẫu mực, đi đầu trong công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm.
- Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND là đơn vị mới được thành lập, nhiệm vụ chính trị được tăng lên nhưng bộ máy tổ chức, nhân sự không có nhiều thay đổi, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều vị trí, đặc biệt là tiếp cận những công việc mới nên còn thiếu kinh nghiệm; ý thức tự giác, tự trau dồi kiến thức, tính chủ động, sáng tạo của một bộ phận đội ngũ cán bộ đảng viên còn có điểm hạn chế, thụ động trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện. Công tác đề xuất thực hiện chế độ chính sách đối với các hợp đồng
lao động làm các công việc: xây dựng, bảo vệ, cấp dưỡng, HLV còn chậm và thiếu nên công tác chỉ đạo, điều hành còn nhiều bất cập, lúng túng, tổ chức bộ máy liên tục biến động, chưa hoàn thiện, công tác quản lý ngành còn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, thiếu tính động viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; một số hạng mục công trình bị xuống cấp nghiêm trọng; thiếu nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý, sử dụng;
- Thể chế quản lý thể dục thể thao ở nước ta nói chung, thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nói riêng còn chưa thống nhất, chưa được Nhà nước phê duyệt, gây ảnh hưởng không thuận lợi tới công tác kế hoạch hóa trong quản lý nhà nước về thể dục thể thao. Công tác kế hoạch hóa, xây dựng chiến lược, quy hoạch thể thao dài hạn; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cho thể thao thành tích cao mang tính quy mô quốc gia còn chưa được chú trọng, dẫn đến việc đầu tư cho thể thao thành tích cao thiếu tính hệ thống, thiếu cơ bản và tập trung;
- Thành tích thi đấu của các VĐV thể thao thành tích cao được thể hiện qua số huy chương tăng lên qua từng năm nhưng chủ yếu ở các giải vô địch trẻ và cúp các câu lạc bộ. Các công trình phục vụ công tác tập luyện còn chưa đủ nên một số môn còn phải đi nhờ địa điểm tập luyện bên ngoài như Judo, Cầu mây, Cờ tướng, Bóng bàn… một số môn võ phải cùng tập chung địa điểm nên chưa thể đảm bảo chất lượng đào tạo VĐV; Cơ sở vật chất chưa đủ để ứng dụng khoa học huấn luyện đặc biệt là vai trò của y học hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo VĐV thể thao thành tích cao;
- Lực lượng huấn luyện viên, cán bộ chuyên trách làm công tác thể thao thành tích cao còn thiếu; chế độ chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên tài năng tuy có sự quan tâm nhưng chưa đủ để kích thích, động viên các đối tượng này tích cực khổ luyện để đạt thành tích cao trong thi đấu.
2.3.2.2. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế
- Công tác quản lý nhà nước đối với thể thao thành tích cao tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập ở một số mặt như: Công tác tham mưu các chế độ đãi ngộ, chính sách đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao cho lãnh đạo các ngành, các cấp; công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của toàn ngành và nhất là của từng bộ môn,…;
- Sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan khá nhịp nhàng và đồng bộ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, cơ sở vật chất cho ngành thể thao, thủ tục mua sắm các trang thiết bị chuyên môn còn chậm, phần nào ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu của các bộ môn…
- Do nhận thức của các cấp ủy Đảng, của chính quyền, của ngành về thể thao thành tích cao còn hạn chế. Từ đó, sự đầu tư của Nhà nước, của ngành cho thể thao thành tích cao còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa thực sự coi đầu tư cho thể thao thành tích cao là đầu tư cho con người, tăng nguồn nhân lực, tăng vị thế chính trị của dân tộc;
- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sự tăng trưởng kinh tế nước ta bị chậm lại so với những năm trước. Vì vậy, sự đầu tư cho thể thao thành tích cao từ ngân sách nhà nước và từ nguồn ngoài ngân sách đều sẽ bị hạn chế, đòi hỏi đổi mới sự đầu tư theo hướng tập trung hơn và hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đội ngũ HLV có trình độ chuyên môn cao, thì vẫn còn một số không ít HLV về cơ bản chưa đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện giai đoạn hoàn thiện thể thao. Về trình độ, thâm niên huấn luyện chỉ đảm bảo được công tác huấn luyện cơ bản, chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu; còn hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, ngại đổi mới tư duy, ít cập nhật các phương pháp huấn luyện mới; số lượng HLV có trình độ chuyên môn cao còn chưa đủ. Do vậy, phải thuê chuyên gia nhiều… ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng VĐV. Một số lớp
tập huấn do nước ngoài tổ chức nhưng HLV Việt Nam không tham gia được vì tiếng Anh và vi tính không đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng HLV không đảm bảo. Những HLV từ VĐV chuyển sang thường thiếu kỹ năng sư phạm; một số giáo viên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thi đấu thể thao thành tích cao. Việc thu hút nhiều chuyên gia giỏi làm HLV còn khó khăn do chế độ tiền lương, tiền công thấp; việc ký hợp đồng thuê chuyên gia nước ngoài làm HLV còn nhiều bất cập. Bởi theo quy định, để ký kết hợp đồng lao động thì chuyên gia phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoặc có bằng Đại học, trong khi thực tế, nhiều HLV giỏi lại không đáp ứng được tiêu chí trên và ngược lại.
- Các điều kiện đảm bảo để phục vụ quá trình đào tạo như cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, và đặc biệt là chế độ chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên còn mang tính cào bẳng, chưa có chế độ đãi ngộ cho những tài năng đặc biệt.
Năm 2014 cũng đánh dấu sự phát triển trong việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị trên lĩnh thể thao ứng dụng ở cả công tác đào tạo, huấn luyện và trao đổi chuyên môn. Hiện nay, Thể thao CAND có mối quan hệ thường xuyên với các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh tế nói chung, về QLNN đối với thể thao thành tích cao nói riêng, các VĐV trong lực lượng CAND vẫn chủ yếu tập luyện trên tinh thần vượt khó là chính, đơn cử như môn bắn súng, bộ môn đòi hỏi được trạng bị đạn, súng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng hiện nay Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND, các VĐV vẫn sử dụng súng cũ, thậm chí vẫn phải sử dụng đạn Liên Xô 3, rất cũ, chất lượng không đảm bảo…
Ngoài ra, khi đào tạo, huấn luyện gian nan lắm mới có được VĐV đạt thành tích cao, thì việc tuyển chọn, tìm kiếm gương mặt mới cũng gian nan không kém. Thậm chí, Ban quản lý huấn luyện lặn lội về các tỉnh, các trường,
các võ đường…tìm được người, nhưng nhiều gia đình lại kiên quyết không cho con đi vì sợ ảnh hưởng đến việc học văn hóa. Gần đây, để vừa làm tốt công tác huấn luyện, vừa đảm bảo cho các VĐV các đội tuyển trẻ học văn hóa, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND đã mời giáo viên ở các Trường ngoài vào dạy theo chương trình giáo dục thường xuyên (từ lớp 8 đến lớp 12)
- Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển thể dục thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao còn nặng về lý thuyết, nhẹ ứng dụng, chưa có hiệu quả rõ nét. Công tác triển khai nghiên cứu khoa học TDTT bị ràng buộc nhiều trong khâu thanh quyết toán. Vai trò của y học hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo VĐV còn nhiều bất cập. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, ứng dụng còn thiếu và lạc hậu.
- Chính sách xã hội hóa thể thao được nhà nước chỉ đạo thực hiện bằng nhiều văn bản, nghị quyết hết sức cụ thể, trong đó vai trò của các tổ chức xã hội được khuyến khích mở rộng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay trong bộ máy điều hành Liên đoàn, Hiệp hội thể thao các chức danh chủ chốt đa phần là cán bộ ngành TDTT điều động sang, vì vậy không phát huy được tính năng động, tự chủ của các Liên đoàn. Một số Liên đoàn, Hội thể thao hoạt động phần lớn vẫn mang tính bao cấp, chưa tự chủ hoàn toàn về kinh phí, nhà nước vẫn phải hỗ trợ dưới nhiều hình thức. Hiện nay việc chuyển nhượng, sáp nhập hoặc xóa