3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc
3.2.1. Tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đóng
Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công
tác quản lý TDTT trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho TDTT Việt Nam phát triển đúng định hướng.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, có thể khẳng định rằng Luật TDTT đã tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và trong toàn xã hội về vai trò của TDTT đối với đời sống xã hội, với sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế. Các quy định của Luật TDTT đã từng bước đi vào cuộc sống làm thay đổi căn bản diện mạo của hoạt động TDTT đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại một số bất cập. Những bất cập này làm cho thành tích thể thao Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu tính ổn định, đặc biệt là các môn thể thao trong chương trình Olympic. Số lượng VĐV có trình độ cao còn mỏng, trong một số giai đoạn đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lực lượng kế cận ở một số môn; thứ hạng thành tích đạt được tại đấu trường châu lục và thế giới còn khiêm tốn, không ổn định. Nhằm phát triển thể thao thành tích cao trong thời gian tiếp theo, cần phải có những giải pháp bằng Luật hóa:
Thứ nhất, đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật TDTT. Trong
đó giải quyết những bất cập đã nêu; trong đó chú trọng xã hội hóa thể thao thành tích cao phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp. Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực TDTT nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng, nhất là trong việc xây dựng quy hoạch, đảm bảo đất đai, cơ sở vật chất cho TDTT; việc phân bổ và sử dụng kinh phí dành cho sự nghiệp TDTT tại các Bộ, ngành, địa phương
Ngày 29/7/2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2016/QH14 về điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2017, theo đó dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật TDTT là 1 trong 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 cuối năm 2017. [14; Tr. 15]
Hiện nay, Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TDTT đã tích cực triển khai công tác xây dựng, chuẩn bị nội dung dự thảo Luật trên cơ sở một số quan điểm chỉ đạo cơ bản như: Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về TDTT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 và cụ thể hóa một số nội dung Hiến pháp 2013; Sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong quá trình hơn 10 năm triển khai, thực hiện Luật TDTT hiện hành; Bảo đảm sự thống nhất pháp luật Việt Nam cũng như các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy TDTT nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới; một số nội dung mà thực tiễn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong khi Luật chưa có quy định như: Về thi đấu thể thao thành tích cao và thẩm quyền tổ chức các giải thể thao thành tích cao; thẩm quyền ban hành và áp dụng luật thi đấu thể thao; thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao; việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng VĐV thông qua người trung gian (môi giới)…
Thứ hai, đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành, chức năng rà soát, sửa đổi
Quyết định 32/2011/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu” phù hợp với thực tế và có tính ổn định cao. Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ HLV, VĐV, trong đó coi trọng phẩm chất đạo đức; có chiến lược để tìm kiếm năng khiếu và nuôi dưỡng VĐV một cách chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ vào tuyển chọn, luyện tập, thi đấu của các VĐV, HLV gắn với nâng cao thành tích thể thao. [13; Tr. 17]
Thứ ba, Tăng tỷ trọng đầu tư cho ngành thể thao thành tích cao, tiếp tục
đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị luyện tập hiện đại đáp ứng yêu cầu các giải thi đấu của các khu vực và quốc tế. Chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình thể thao nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo VĐV thành tích cao; có chính sách về đất đai, về thuế, đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở