2.2.3.1. Công tác khai thác cơ sở vật chất
- Bộ Công an: tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các đơn vị Công an cho nhiệm vụ tập huấn, tổ chức các giải thi đấu quốc gia và quốc tế
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm giúp đỡ Công an các đơn vị, địa phương cùng cấp được hưởng ưu đãi cơ sở vật chất khi sử dụng các hạng mục, công trình thể thao để phục vụ các hoạt động thể thao do lực lượng Công an nhân dân tổ chức. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia tư vấn cho các đơn vị Công an trong việc xây dựng các công trình thể dục, thể thao đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật phục vụ thi đấu thể thao hiệu quả.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thì Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND là đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Tuy nhiên với điều kiện các công trình được đầu tư một số mới được bàn giao, một số đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc khai thác hiện nay chủ yếu thu từ các nhà đầu tư liên doanh, liên kết đang được triển khai thực hiện. Hiện nay, Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND đang liên doanh khai thác với Công ty Cổ phần Động Lực và Công ty Cổ phần Lan Anh.
2.2.3.2. Nguồn lực con người
- Bộ Công an: Hằng năm xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thể dục, thể thao cho các cán bộ làm công tác thể dục thể thao nhằm nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, huấn luyện thể dục, thể thao trong lực lượng Công an nhân dân;
Tuyển chọn cán bộ, huấn luyện viên tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về thể dục, thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức;
Cử cán bộ, huấn luyện viên đi đào tạo Chương trình Đại học và sau Đại học Thể dục thể thao ở các trường do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác quản lý thể dục thể thao, huấn luyện viên, trọng tài trong Công an nhân dân được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; được tham gia trong thành phần đoàn cán bộ thể dục, thể thao đi thăm quan, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ và giao lưu quốc tế (Kinh phí do nghành Công an tự túc);
Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cán bộ làm công tác thể dục thể thao trong lực lượng Công an nhân dân (tập trung các bộ môn võ thuật và bơi ứng dụng); Cử cán bộ, huấn luyện viên tham gia giảng dạy, huấn luyện các lớp bồi dưỡng về công tác thể dục, thể thao do Bộ Công an (hoặc Công an các đơn vị, địa phương cùng cấp) tổ chức;
Tạo điều kiện cho các huấn luyện viên, vận động viên Công an nhân dân được học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng thể dục, thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý;
Tạo điều kiện cho các bác sỹ, y sỹ, nhân viên chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho vận động viên của Công an được tham
gia các khóa đào tạo, huấn luyện chuyên ngành y học thể dục thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức;
Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho phát triển thể thao thành tích cao là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao trong lực lượng công an nhân dân nói riêng, đã được Luật Thể dục thể thao quy định…;
Để quản lý và vận hành bộ máy, hiện tại Trung tâm sử dụng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên gồm:
- Biên chế: 43 đồng chí
- Công nhân viên, hợp đồng huấn luyện viên, hợp đồng lao động mùa vụ: 58 đồng chí
- Trong đó, hợp đồng không xác định thời hạn: 10 đồng chí (đối với công việc cấp dưỡng, bảo vệ, vệ sinh); hợp đồng có xác định thời hạn (36 tháng đối với công việc huấn luyện): 21 đồng chí; hợp đồng 03 tháng: 24 đồng chí
- Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Đoàn Thanh niên cơ sở (60 đoàn viên); Công đoàn cơ sở (66 đoàn viên); Hội Phụ nữ cơ sở (42 hội viên).
Thực trạng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, bác sĩ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Công an nhân dân [26]
Cán bộ Năm 2012 2013 2014 2015 2016 n % n % n % n % n % Tổng số 63 65 65 67 66 Cán bộ quản lý 18 28,57 20 30,76 20 30,76 20 29,85 21 31,81 - Ban Giám đốc 03 04,76 05 07,69 05 07,69 05 07,46 05 07,57 - Cán bộ quản lý chuyên môn 15 23,80 15 23,07 15 23,07 15 22,38 16 24,24
Huấn luyện viên 24 38,09 24 36,92 24 36,92 23 34,32 22 33,33 Cán bộ phục vụ 21 33,33 21 32,30 21 32,30 24 35,82 23 34,84 - Kế toán 02 03,17 02 03,07 02 03,07 03 04,47 03 04,54 - Cơ sở vật chất 03 04,76 03 04,61 03 04,61 04 05,97 03 04,54 - Phục vụ nuôi dưỡng 13 20,63 13 20,00 13 20,00 13 19,40 13 19,69 - Chăm sóc và phục hồi sức khỏe 03 04,76 03 04,61 03 04,61 04 05,97 04 06,06 Trình độ chuyên môn 56 88,89 56 86,15 58 89,23 58 86,56 58 87,87 - Trên Đại học 02 03,17 02 03,07 03 04,61 04 05,97 04 06,06 - Đại học 40 63,49 40 61,53 40 61,53 39 58,20 38 57,57 - Cao đẳng, trung cấp 14 22,22 14 21,53 15 23,07 15 22,38 16 24,24
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân của Trung tâm HL & TĐ thể thao CAND)
Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy:
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân đã được tuyển dụng và bổ sung tăng từ 18 người năm 2012 lên 21 người năm 2016, chiếm 31,81% tổng số cán bộ, huấn luyện viên, bác sĩ, công nhân viên trong Trung tâm. Cán bộ có trình độ trên Đại học, Cao đẳng và trung cấp cũng được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đồng thời thể hiện năng lực, trình độ của Huấn luyện viên cấp cao ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ làm công tác chăm sóc và phục hồi sức khỏe cũng tăng lên trong những năm gần đây, điều này góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc và phục hồi chức năng vận động cho đội ngũ VĐV, HLV, tác động lớn đến thành tích thi đấu.
- Số lượng cán bộ có trình độ đại học chiếm đa số, năm 2012 chiếm 63,49%, đến năm 2016 là 57,57% tổng số cán bộ, công nhân viên trong Trung tâm. Tuy nhiên, số lượng đối tượng này hầu như không có sự thay đổi đáng kể, thậm chí có dấu hiệu giảm qua các năm từ 2012 đến 2016.
- Với số lượng HLV làm công tác huấn luyện là 24 người (chiếm 38,49%) năm 2012, sang năm 2015 là 23 người (chiếm 34,32%), và con số này tiếp tục giảm còn 22 người (chiếm 33,33%). Có thể thấy, số lượng HLV so với số lượng cán bộ, công nhân viên, đặc biệt so với tổng số VĐV đang được tập luyện, thi đấu trong thể thao CAND còn thấp, cần phải có biện pháp bổ sung kịp thời.
* Chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên (tính bằng tiền) với mức như sau:
+ Chế độ dinh dưỡng của HLV, VĐV trong những ngày tập trung tập luyện [23]
(Đơn vị tính: Đồng/ Người/ Ngày)
TT CẤP ĐỘI TUYỂN MỨC ĂN HÀNG
NGÀY
1 Đội tuyển của Bộ 150.000
2 Đội tuyển trẻ của Bộ 120.000
3 Đội tuyển năng khiếu của Bộ 90.000
4 Đội tuyển Công an các đơn vị, địa phương dự giải toàn lực lượng Công an nhân dân
120.000
5 Huấn luyện viên, vận động viên tham gia hội thao do Công an các đơn vị, địa phương tổ chức
90.000
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
+ Chế độ dinh dưỡng của HLV, VĐV trong những ngày thi đấu thể thao [23].
(Đơn vị tính: Đồng/ Người/ Ngày)
TT CẤP ĐỘI TUYỂN MỨC ĂN
HÀNG NGÀY
1 Đội tuyển của Bộ 200.000
2 Đội tuyển trẻ của Bộ 150.000
3 Đội tuyển năng khiếu của Bộ 120.000
4 Đội tuyển Công an các đơn vị, địa phương dự giải
toàn lực lượng Công an nhân dân 150.000
5 Huấn luyện viên, vận động viên tham gia hội thao do Công an các đơn vị, địa phương và các giải thi đấu thể thao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức
120.000
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
Trung bình mỗi ngày, một VĐV tiêu thụ 5000 – 6000 cal, trong khi người bình thường là 1000 cal, vì vậy, VĐV cần lượng dinh dưỡng gấp 5 – 6 lần người bình thường. Với mức ăn hàng ngày từ 90.000 đồng đến cao nhất 200.000 đồng cũng không phải quá thấp so với nhiều địa phương, nó phần nào thể hiện sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực thể thao thành tích cao, là nguồn động viên và giúp các HLV, VĐV nỗ lực phấn đấu hơn nữa để giành thành tích cao trong thi đấu. Tuy nhiên, có thể thấy, chế độ dinh dưỡng hiện nay chưa đáp ứng được một nửa yêu cầu, ngoài ra chế độ dinh dưỡng của VĐV, HLV vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào cách thực hiện của bếp ăn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao, và chưa có sự kiểm soát từ các chuyên gia dinh dưỡng, chưa thật sự tìm hiểu xem môn thể thao nào cần thực phẩm dinh
dưỡng gì và VĐV cần bổ sung thức ăn ra sao để phát triển cơ hay chỉ thể lực nói chung nhằm phù hợp với các nội dung thi đấu. Đó là vấn đề cần xem xét và thực hiện một cách cụ thể, khoa học hơn từ phía các nhà quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam nói chung, ở Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND nói riêng.
* Chế độ đãi ngộ, khen thưởng
Theo Điều 12, Thông tư 19/2015/TT-BCA thì Chế độ thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải quốc tế, ngoài các mức tiền thưởng được hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao được tập huấn và thi đấu còn được Bộ Công an thưởng thêm như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT Thành tích
Tên cuộc thi
Huy chƣơng vàng Huy chƣơng bạc Huy chƣơng đồng Phá kỷ lục cộng thêm
I Đại hội, giải thể thao quy mô quốc tế
1 Đại hội Olympic 50 30 20 20
2 Đại hội Olympic trẻ 20 10 8 8
3
a) Giải vô địch thế giới hoặc cúp thế giới từng môn của các môn thể thao nhóm I (trong chương trình thi đấu Olympic)
30 20 15 15
b) Giải vô địch thế giới hoặc cúp thế giới từng môn của các môn thể thao nhóm II (các môn thể thao còn lại)
II Đại hội, giải thể thao quy mô Châu lục
1 Đại hội thể thao châu Á
(ASIAD) 25 15 10 10
2
Đại hội thể thao bãi biển châu Á, Đại hội thể thao Võ thuật - trong nhà châu Á
20 15 10 10
a) Giải vô địch châu Á hoặc cúp châu Á từng môn của các môn thể thao nhóm I (các môn thể thao trong chương trình thi đấu Olympic)
25 15 10 10
b) Giải vô địch thế giới hoặc cúp thế giới từng môn của các môn thể thao nhóm II (các môn thể thao còn lại)
20 15 10 10
III Đai hội, giải thể thao quy mô khu vực
1 Đại hội thể thao Đông Nam Á 15 10 5 5
2
a) Giải vô địch Đông Nam Á từng môn thể thao
nhóm I (trong chương trình Olympic)
10 5 3 3
b) Giải vô địch Đông Nam Á từng môn thể thao nhóm II (các môn thi còn lại)
10 5 3 3
(Nguồn: Thông tư 19/2015/TT-BCA, ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công an quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và các hoạt động thể dục, thể thao trong Công an nhân dân)
Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy, ngoài chế độ khen thưởng theo Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an còn có chế độ thưởng thêm cho các VĐV, HLV đạt thành tích trong thi đấu. Mức thưởng khá cao so với nhiều Trung tâm thể thao và địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, kể từ khi Quyết định số 32/QĐ-TTg được ban hành đến nay đã gần 7 năm, mức lương cơ bản của nhà nước đã có nhiều lần thay đổi nên mức tiền công cũng như mức thưởng bằng tiền đối với các VĐV, HLV lập thành tích trong thi đấu cũng cần được điều chỉnh trong thời gian tới để các VĐV, HLV không bị thiệt thòi. Ngoài ra, việc khen thưởng theo cơ chế cào bằng, ngang nhau, đôi khi gây bất công bằng trong đội ngũ VĐV, HLV có thành tích. Làm thế nào để VĐV, HLV thể thao thành tích cao không bị thiệt thòi, vấn đề đặt ra đối với đội ngũ làm công tác lãnh đạo quản lý, cần có động thái để kịp thời khuyến khích, ghi nhận xứng tầm với những đóng góp của các VĐV, HLV đỉnh cao có công đóng góp cho nền thể thao Việt Nam và hình ảnh đất nước Việt Nam trên thế giới.
2.2.3.3. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, công tác y tế, y sinh huấn luyện thể dục thể thao
- Bộ Công an: Chỉ đạo các đơn vị Công an liên quan đến lĩnh vực thể dục, thể thao đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và y học thể dục, thể thao trong công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Công an tiếp cận kết quả nghiên cứu đề tài khoa học về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động thể dục, thể thao áp dụng trong Công an nhân dân; tiếp thu nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho các đối tượng trong lực lượng Công an nhân dân; quan tâm công tác thông tin khoa học và chuyển giao công nghệ thể dục, thể thao
Chỉ đạo Viện khoa học Thể dục thể thao, các trường Đại học Thể dục thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, trung tâm Doping và Y học thể dục thể thao hỗ trợ các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao của Công an, ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về vận động viên thể thao thành tích cao và vận động viên trẻ kế cận; tăng cường năng lực chữa trị chấn thương và phòng chống Doping.
Đảm bảo công tác bảo vệ sức khỏe, phục hồi chấn thương cho CBCS, HLV, VĐV, đã khám, điều trị và phục hồi cho 1425 lượt CBCS, HLV, VĐV đau ốm, chấn thương, chuyển bệnh viện cho 35 lượt VĐV chấn thương cần điều trị chuyên sâu. Trực cấp cứu phục vụ hội thao, thi đấu thể thao, giao hữu võ thuật, kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thể lực với trên 80 lượt; tổ chức tọa đàm về việc áp dụng các biện pháp Y sinh học trong đánh giá trình độ luyện tập, phòng tránh chấn thương, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác y tế, y sinh để ứng dụng trong khoa học huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao.
2.2.3.4. Thực trạng về số lượng các môn thể thao và trình độ chuyên