1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về thểthao thành tíchcao
1.4.2. Tổ chức quản lý và định hướng hoạt động thểthao thành tíchcao
1.4.2. Tổ chức quản lý và định hướng hoạt động thể thao thành tích cao tích cao
Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao góp phần điều hành các hoạt động thể thao thành tích cao, làm cho sự phát triển của thể thao thành tích cao đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành hành chính nhà nước là: định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã hội (thông qua ban hành văn bản lập quy), hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách… kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật.
Để thể thao thành tích cao phát triển lành mạnh và ổn định, cơ quan quản lý nhà nước thiết lập mô hình quản lý và quy định cơ chế hoạt động của thể thao thành tích cao. Phát huy tác dụng tích cực và rõ ràng trong duy trì sự thống nhất chính trị quốc gia, sự đoàn kết dân tộc và sự ổn định của xã hội, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết… Đồng thời, giúp thể thao thành tích cao thể hiện vai trò trong việc cải thiện quan hệ quốc tế, phát triển sự hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia, thúc tiến sự giao lưu văn hóa.
1.4.3. Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động thể thao thành tích cao
Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho thể thao thành tích cao phát triển. Nhà nước là người đầu tư, và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho thể thao thành tích cao.
Để thực hiện tốt vai trò này, quản lý nhà nước luôn có trách nhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các yếu tố xã hội: duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, phát triển nguồn lực con người, khắc phục những thất bại của thị trường hoặc hậu quả do những sai sót của hành chính nhà nước gây ra…
Sự khai triển thương nghiệp hóa và sự phát triển chuyên nghiệp hóa các môn thể thao thành tích cao đã làm sản sinh ra các hiệu ích kinh tế khả quan, vì vậy mà tổ chức các đại hội thể dục, thể thao mang tính tổng hợp (như đại hội Olympic) và đại hội thể thao có sự ảnh hưởng lớn của từng môn (như giải vô địch thế giới) thường mang lại cho người tổ chức một thu nhập kinh tế lớn. Ngoài ra, hoạt động của các hiệp hội thể thao thành tích cao, câu lạc bộ và hoạt động thi đấu đều mang lại thu nhập kinh tế, không chỉ duy trì và thúc tiến sự vận hành của bản thân mà còn tạo ra một con đường việc làm mới cho xã hội
1.4.4. Góp phần phát huy các giá trị văn hóa của thể thao thành tích cao
Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao có vai trò phát huy các giá trị văn hóa của thể thao thành tích cao. Cùng với sự phát triển của xã hội và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội thì vai trò này càng quan trọng và mở rộng. Vì suy cho cùng, hành chính nhà nước được thiết lập nhằm để phục vụ lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của xã hội, chủ thể của quyền lực nhà nước
Giá trị văn hóa xã hội của thể thao thành tích cao có rất nhiều, trong đó giá trị được chúng ta coi trọng nhất là thể thao thành tích cao là một loại văn hóa quy phạm nâng cao trình độ đạo đức xã hội. Các nhà xã hội học thể dục thể thao cho rằng: thể thao thành tích cao có giá trị xã hội rất lớn vì đạo đức thể thao, nguyên tắc của Olympic, tinh thần của Olympic được tuyên truyền rộng rãi. Những quan niệm đạo đức được xây dựng trong thể thao thành tích cao như công bằng, dân chủ, cạnh tranh, hợp tác, đoàn kết, hữu nghị, khiêm
tốn, thành thực,… là những văn hóa quy phạm không thể khuyết thiếu. Nó có ý nghĩa giáo dục đối với thanh thiếu niên, thậm chí đối với toàn bộ thành viên của xã hội
Có thể nói, quản lý nhà nước về thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước./.
Tiểu kết chƣơng 1
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, ở mục “Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao” nêu rõ: “Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo vận động viên các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng vận động viên và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực”. Trong Luật Thể dục, thể thao dành hẳn Chương III cho “Thể thao thành tích cao”. Có thể thấy, trong mọi chiến lược, hoặc quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều có một phần thích đáng dành cho “thể thao thành tích cao”.
Trong chương 1 của Luận văn, học viên đã đi sâu tìm hiểu và làm rõ các khái niệm về thể thao thành tích cao, về quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao. Đồng thời, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao sẽ có tác động rất lớn trong việc tìm ra các giải pháp làm giảm tác động tiêu cực của các yếu tố này trong quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao.
Bên cạnh đó, học viên cũng đưa ra và phân tích nội dung quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao, và vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển nền thể dục, thể thao nói chung, và đối với sự nghiệp thể thao thành tích cao nói riêng./.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TRONG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
2.1. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thể thao thành tích cao trong lực lƣợng Công an nhân dân
2.1.1. Quá trình phát triển của thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân
Quá trình phát triển của thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân gắn liền với quá trình phát triển của thể thao thành tích cao ở nước ta.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tới ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp lại bùng nổ. Đất nước phân chia xen kẽ vùng tạm bị thực dân Pháp chiếm đóng và vùng tự do của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kéo dài tới năm 1954. Thể dục thể thao ở vùng tự do chỉ là phong trào thể dục thể thao quần chúng góp phần rèn luyện thân thể cho cán bộ, chiến sĩ. “Ở vùng Pháp tạm chiếm, thể thao thành tích cao vẫn phát triển manh nha như thời Pháp thuộc. Đồng thời, Đoàn thể thao Việt Nam (vùng Pháp tạm chiếm) có tham gia Thế Vận Hội và Á Vận Hội. Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Thế Vận Hội Helsinki (Phần Lan) năm 1952 gồm 9 tuyển thủ của 5 môn: điền kinh, bơi lội, đấu kiếm, quyền anh, xe đạp. Đoàn có thành tích thi đấu rất thấp”. [1; Tr. 33]
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta đã kết thúc. Nước ta bước vào giai đoạn mới từ năm 1945 – 1975, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở giai đoạn này, cả 2 miền Nam – Bắc đều tiếp tục phát triển thể thao thành tích cao, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thể thao thành tích cao của cả nước đã dần từng bước phát triển mới. Từ năm 1990, nhờ kết quả của công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới về chính sách ngoại giao nên thể thao thành tích cao của nước ta bước vào thời kỳ phát triển tốt hơn, góp phần hội nhập quốc tế.
Chặng đường dài gần 60 năm (09/3/1959 – 09/3/2017) xây dựng và trưởng thành, thể thao Công an nhân dân đã có những sức bật mới để vươn xa, góp phần không nhỏ cho sự lớn mạnh của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, châu lục và trên thế giới.
Từ lò đào tạo của thể thao Công an nhân dân, nhiều vận động viên đã được xướng tên trên các đấu trường quốc tế và khu vực. 25 môn thể thao thành tích cao với trên 700 vận động viên các tuyến và khoảng 400 vận động viên thường xuyên tập trung ăn, ở, sinh hoạt tại Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND để tập luyện, tham gia các giải quốc gia và quốc tế, đó chính là niềm tự hào của thể thao Công an nhân dân hôm nay.
Qua gần 60 năm, thể thao Công an nhân dân đã góp phần tạo lên những thành tích nổi bật của thể thao Công an nhân dân tại các giải đấu trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong các kỳ SEA Games. Trong nhiều thành tích của thể thao Công an nhân dân, dấu ấn lớn nhất là tạo được phong trào rèn luyện thể lực trong toàn lực lượng từ cấp Bộ đến Công an các địa phương.
Tại Đại hội thể thao toàn quốc năm 2014, với hơn 300 vận động viên của 19 môn thể thao, tập trung chủ yếu vào các môn mang tính chất nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân như: chạy, bơi, bắn súng, võ thuật… Đoàn thể thao Công an nhân dân đã thi đấu xuất sắc, chung cuộc xếp hạng 9/65 đơn vị trên toàn quốc. Giành 88 huy chương các loại, trong đó 19 huy chương vàng, 32 huy chương bạc, 37 huy chương đồng. Đồng thời, cũng đánh dấu sự phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga,… trên lĩnh vực thể thao ứng dụng ở công tác
đào tạo, huấn luyện, trao đổi chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. Và chính điều đó đã góp phần đưa Trung tâm HL&TĐ Thể thao CAND có những bước đột phá và sức bật không ngừng để ngày càng vươn xa. Bề dày truyền thống của quá trình phát triển này vừa là thuận lợi, nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với QLNN về thể thao thành tích cao nói chung, và thể thao thành tích cao trong lực lượng Công an nhân dân nói riêng, bởi vì để có thể vượt qua và tiến xa hơn những thành tích đáng tự hào trước đây là điều không hề dễ dàng.
2.1.2. Bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến sự phát triển của thể thao thành tích cao trong lực lượng công an nhân dân