Bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến sự phát triển của thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 43 - 45)

a. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thể dục thể thao ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngày 28/4/1980 Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) chính thức công nhận Ủy ban Olympic Việt Nam là thành viên của phong trào Olympic quốc tế. Cũng từ đó, thể thao Việt Nam đã sớm hội nhập với thể thao quốc tế. Đứng trước cơ hội và thách thức phát triển thể thao mang xu thế toàn cầu, thành tích thi đấu thể thao của nước ta không ngừng phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trên thế giới, với châu lục và khu vực Đông Nam Á. Cạnh tranh giành chiến thắng về thể thao, thể hiện sức mạnh của dân tộc, chính là một đặc trưng quan trọng của thể thao thành tích cao. Bên cạnh đó, vẫn giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc trong suốt quá trình tham gia phong trào Olympic quốc tế.

Trong những năm gần đây, Chính phủ các quốc gia ngày càng quan tâm và tích cực tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, nhất là tăng cường đầu tư các công trình công cộng về thể dục thể thao và thúc đẩy phát triển, kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao giải trí, đặc biệt là trong phát triển thể thao đỉnh cao.

- Các quốc gia rất coi trọng tranh Huy chương vàng Olympic, trình độ thi đấu thể thao tăng lên rõ rệt;

- Về chiến lược, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh thu hẹp số môn thể thao chủ đạo, số lượng vận động viên có tiềm năng giành huy chương để đầu tư có trọng điểm nhằm mục tiêu giành huy chương vàng Olympic và ưu tiên môn thể thao nhiều lần giành huy chương vàng Olympic;

- Tần suất các cuộc thi đấu thể thao ngày càng nhiều, dẫn đến sự thay đổi quan niệm trong huấn luyện thể thao truyền thống như tối ưu hóa phương thức huấn luyện, nâng cao trình độ thi đấu của vận động viên trong thời gian ngắn;

- Xu hướng ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, tự động hóa phương pháp vận động và đo lường thể chất trong hoạt động thể thao thành tích cao ngày càng phát triển và được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao thành tích thể thao;

- Kinh doanh thể thao và thể thao nhà nghề tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của thể thao thành tích cao;

- Hoạt động giao lưu quốc tế trong đào tạo nhân tài, hợp tác trao đổi kỹ thuật và công nghệ thể thao cũng được khuyến khích và đẩy mạnh.

b. Bối cảnh trong nước

Thể dục thể thao Việt Nam sớm hội nhập quốc tế, có nhiều cơ hội tiếp cận với xu thế toàn cầu. Ngành thể dục thể thao nước ta là một trong số các ngành sớm triển khai chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, bước đầu Ngành Thể dục thể thao đã huy động được một phần không nhỏ nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và xã hội đầu tư phát triển thể dục thể thao, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ quản lý ngành, huấn luyện viên, trọng tài và vận động viên; tuy nhiên hiệu quả thu được vẫn chưa cao vì vẫn bị chi phối bởi tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước

Thể dục thể thao cơ bản đã hòa nhập với xu thế chung của phong trào thể thao thế giới, thể hiện ở các hoạt động: cải tiến hệ thống thi đấu quốc gia

phù hợp với hệ thống giải thể thao quốc tế; bước đầu có sự kết hợp của Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể dục thể thao trong quản lý, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao; hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao đã được cải thiện nhiều cả về số lượng và chất lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, công nghệ và y học thể thao có bước phát triển đột phá.

Tuy nhiên, nền thể thao và quản lý thể thao trong đó có QLNN của Việt Nam vẫn đứng trước một số thách thức không nhỏ:

- Sự quan tâm chỉ đạo công tác phát triển thể dục thể thao còn hạn chế; chưa ý thức được việc đầu tư phát triển thể dục thể thao là một trong những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực và góp phần bảo đảm an sinh xã hội;

- Thể chế về quản lý hoạt động thể dục thể thao ở nước ta còn thiếu đồng bộ; chưa chú trọng xây dựng chính sách phát triển dài hạn, trung hạn, thiếu chiến lược phát triển ngành, ít các chương trình, dự án quy mô quốc gia;

- Đầu tư phát triển thể dục thể thao thiếu tính hệ thống và chưa phù hợp với quy mô, mức độ phát triển thể dục thể thao Việt Nam, nhất là trong thời gian từ năm 2008 đến nay có phần giảm sút do ảnh hưởng cả suy thoái kinh tế thế giới đối với nước ta. [33; Tr. 181 – 182]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trong lĩnh vực công an nhân dân (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)