Nội dung thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức của Thanh tra Bộ Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 43 - 48)

giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực tiễn nội dung và quy trình tiến hành hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ dụng, sử dụng công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ

2.2.1. Nội dung thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Thanh tra Bộ Nội vụ tiến hành hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức được bao gồm các nội dung chính sau: [9]

Thứ nhất, đối tượng thanh tra là các căn cứ pháp lý của việc tuyển dụng, sử

dụng và quản lý công chức. Căn cứ pháp lý là cơ sở quan trọng để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền triển khai thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng công chức nên việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này là rất quan trọng. Theo đó căn cứ pháp lý của thanh tra bao gồm: các VBQPPL của Nhà nước, đường lối, chính sách của Đảng được cơ quan, đơn vị là đối tượng áp dụng liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong giai đoạn và phạm vi thanh tra; các văn bản của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc đối tượng thanh tra ban hành liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được áp dụng trong giai đoạn, phạm vi thanh tra.

Luật Cán bộ, công chức là căn cứ pháp lý chủ đạo nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. Để đáp ứng với yêu cầu của từng thời kỳ và khắc phục những hạn chế của chính sách cũ, Chính phủ đã trình và tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020).

Thứ hai, thanh tra việc tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Việc thanh tra tiến hành với các nội dung: kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan công tác tuyển dụng công chức trong giai đoạn và phạm vi thanh tra; thanh tra các căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức thông qua các VBQPPL có liên quan đến nội dung tuyển dụng công chức; thanh tra các nội dung về thi tuyển công chức; thanh tra các nội dung về xét tuyển công chức; thanh tra các nội dung về xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên. Một số căn cứ cụ thể có thể kể đến như:

Luật Cán bộ, công chức năm 2019 đã giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả (Điều 39). Đồng thời, Luật bổ sung đối tượng xét tuyển đối với người học theo chế độ cử tuyển, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nhà khoa học trẻ tài năng (ngoài đối tượng cam kết làm việc 5 năm trở lên ở vùng đặc biệt khó khăn) (Khoản 2 Điều 37) và quy định rõ các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức từ cấp huyện trở lên đối với viên chức, cán bộ và công chức cấp xã, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, người làm công tác cơ yếu, người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước và người đã từng là cán bộ, công chức (Khoản 3 Điều 37). Điều này đã tạo nên những thay đổi căn bản về căn cứ tuyển dụng công chức trong công tác thanh tra TDSDCC.

Điểm b Khoản 3 Điều 24 của Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức đã quy định tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra sát hạch “không cử làm thành viên Ban kiểm tra sát hạch đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự xét tuyển và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật”. Tuy nhiên Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định về việc thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện không quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Do đó, qua thanh tra có trường hợp anh

trai ruột làm Chủ tịch Hội đồng để kiểm tra, sát hạch cho em trai ruột thành công chức cấp huyện.

Về điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định “Có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao”.Việc quy định này là chưa cụ thể vì không xác định việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời gian bao nhiêu. Do đó, đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung này theo hướng giống với việc xét chuyển viên chức thành công chức đó là đối tượng xét chuyển phải đáp ứng trong vòng 5 năm (60 tháng) phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trở lên.

Thứ ba, thanh tra việc bố trí, phân công công tác đối với công chức. Trong

nội dung này, đoàn thanh tra kiểm tra hồ sơ, tài liệu về: việc quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; văn bản phê duyệt các vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra; việc bố trí, phân công công tác đối với công chức theo đúng vị trí việc làm và bản mô tả công việc đã được phê duyệt; kiểm tra sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện thông qua các văn bằng, chứng chỉ với vị trí công việc của công chức được bố trí.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thành viên Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện là những người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND. Trên thực tế, sau khi có kết quả phê duyệt Thành viên UBND, các cơ quan, đơn vị ban hành quyết định bổ nhiệm Thành viên UBND giữ các chức vụ các cơ quan chuyên môn. Việc này có 02 trường hợp: Một là, những người đang giữ chức vụ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND, sau đó được bầu và phê chuẩn là thành viên UBND; hai là những người là cấp phó hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn của UBND nhưng được bầu và phê chuẩn là Thành viên UBND. Do đó, đề nghị cần có văn bản hướng dẫn nội dung này để thực hiện thống nhất.

Các quyết định của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của UBND các tỉnh, thành phố, theo đó xác định ngạch công chức tối thiểu của cấp trưởng, cấp phó cơ quan chuyên môn cấp UBND cấp tỉnh, thành phố là “chuyên viên chính”. Quyết định số 82/2004/QĐ- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn Giám đốc sở và các chức vụ tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Thông tư của Bộ, ngành Trung ương, theo đó, tiêu chuẩn về trình độ quản lý nhà nước được yêu cầu: “Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên”.

Thông tư số 11/2014/TT-BNV, Thông tư số 05/2017/TT-BNV (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV) của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, theo đó, một trong những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính: “có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính”.

Do vậy sẽ rất khó khăn cho cơ sở áp dụng khi xác định điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ bởi khi xem xét đủ điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính. Nhưng lại chưa đủ điều kiện theo vị trí việc làm Bộ Nội vụ đã phê duyệt danh mục vị trí đó phải giữ ngạch chuyên viên chính. Do đó, các quy định về công tác cán bộ cần thống nhất việc xác định giữa tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Một số Bộ ban hành tiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc sở cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước của ngành. Tuy nhiên, đến nay có Bộ mới xây dựng xong tài liệu bồi dưỡng nhưng chưa tổ chức bồi dưỡng; có Bộ chưa xây dựng xong tài liệu bồi dưỡng. Do đó, có những trường hợp giám đốc sở, phó giám đốc sở được bổ nhiệm nhưng chưa có chứng chỉ về nội dung này.

Thứ tư, thanh tra việc chuyển ngạch, nâng ngạch và tiêu chuẩn ngạch công

chức đoàn thanh tra tiến hành các nội dung cụ thể sau:

Đối với nâng ngạch công chức: kiểm tra căn cứ để tổ chức thi nâng ngạch

ngạch, việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch; môn thi, đề thi, cách tính điểm từng môn thi; đáp án và thang điểm từng môn thi; hình thức và thời gian, lệ phí thi; việc tiếp nhận hồ sơ dự thi nâng ngạch và việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hồ sơ dự thi; việc đáp ứng tỷ lệ cạnh tranh trong thi nâng ngạch; việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của hội đồng thi nâng ngạch công chức và các ban, bộ phận giúp việc của hội đồng thi nâng ngạch; việc tổ chức thi; chấm thi nâng ngạch; việc báo cáo kết quả thi nâng ngạch; việc thông báo kết quả thi nâng ngạch cho các thí sinh; việc ra quyết định phê duyệt kết quả thi nâng ngạch; quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.

Đối với chuyển ngạch công chức: kiểm tra việc quy định của đối tượng

thanh tra về thẩm quyền đề nghị và quyết định việc chuyển ngạch công chức; việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của các hồ sơ xét chuyển ngạch; việc thành lập và thực hiện nhiệm vụ của hội đồng xét chuyển ngạch công chức; việc nâng bậc lương khi chuyển ngạch công chức.

Đối với tiêu chuẩn ngạch công chức: kiểm tra tổng số các ngạch công chức

của đối tượng thanh tra trong thời kỳ thanh tra; việc đáp ứng của các văn bằng, chứng chỉ, các đề án, đề tài, công trình khoa học và các tài liệu khác có liên quan đến tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, đoàn thanh tra kiểm tra, đối chiếu hồ sơ tài liệu liên quan đến

việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức theo quy định của pháp luật, bao gồm: căn cứ, lý do để thực hiện; trình tự, thủ tục; việc bố trí, phân công công tác đối với công chức; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức; thời hạn điều động, luân chuyển, biệt phái. Ngoài ra thanh tra việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc các vị trí phải định kỳ chuyển đổi theo quy định của pháp luật và các vị trí khác theo quy định riêng của đối tượng thanh tra.

Thứ sáu, thanh tra các căn cứ, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình về công

tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của công chức và tiêu chuẩn cụ thể của

từng chức danh bổ nhiệm theo quy định Đảng và Nhà nước. Việc bổ nhiệm lại phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; đạt tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh công chức lãnh đạo tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới...

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ và bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. Bổ nhiệm lại đối với những công chức có đủ tuổi để giữ chức vụ được bổ nhiệm từ đủ 02 năm trở lên và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với những công chức trong độ tuổi giữ chức vụ được bổ nhiệm dưới 02 năm.

Thứ bảy, thanh tra việc từ chức, miễn nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm các nội dung sau: căn cứ, lý do để miễn nhiệm, từ chức; lý do công chức lãnh đạo từ chức, miễn nhiệm; quy trình giải quyết việc từ chức, miễn nhiệm; việc bố trí, phân công công tác khác đối với công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức, miễn nhiệm; việc giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)