Giải pháp chung bảo đảm hoạt động công tác thanh tra tuyển dụng, sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 75 - 81)

dụng công chức

3.2.1. Giải pháp chung bảo đảm hoạt động công tác thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức dụng, sử dụng công chức

3.2.1.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức

Đảng giữ vai trò quyết định trong việc lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc ta, lựa chọn khả năng, xu hướng vận động cho nền kinh tế đất nước. Công tác thanh tra TDSDCC là công cụ hữu hiệu của quản lý nhà nước. Do vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác thanh tra TDSDCC là rất quan trọng.

Để đáp ứng yêu cầu về sự vận động không ngừng của kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự đổi mới, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác cán

bộ, công chức. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, Nhà nước cụ thể hóa bằng chính sách, pháp luật của về công tác thanh tra TDSDCC, đưa ra nhiều nội dung thay đổi về tổ chức, hoạt động thanh tra như làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra; bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, kiểm tra, thanh tra của bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cùng với đó, tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL. Để làm rõ và sâu sắc hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 06 Điều của Luật năm Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, trong đó, bổ sung nội dung thẩm định, thẩm tra phải bảo đảm “Sự phù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước”, cụ thể:

- Bổ sung nội dung thẩm tra “sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước” trong đề

.

- Bổ sung nội dung thẩm định phải bảo đảm sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản (dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình; dự thảo nghị định; dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trình; dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh; dự thảo quyết định của UBND cấp huyện với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Như vậy, nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, là nhân tố quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.

3.2.1.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về pháp luật Thanh tra và hoạt độngthanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức

Muốn nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân cần phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

Một là, tổ chức, triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù

hợp với đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo yêu cầu hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.

Hai là, nội dung tuyên truyền phải gắn với trọng tâm công tác TDSDCC.

Các nội dung truyền tải phải thiết thực, có trọng điểm, cập nhật những thay đổi, bổ sung, các chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ, cơ quan quản lý về tình hình, kết quả, mô hình và kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật trong TDSDCC.

Ba là, hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại hình

tuyên truyền và phù hợp với từng đối tượng. Đối với cán bộ, công chức cần tuyên truyền thông qua các tin bài trên thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử Bộ, ngành, địa phương. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác TDSDCC và hoạt động thanh tra nhằm phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật hoặc hướng dẫn, giải thích, chia sẻ kinh nghiệm… Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác TDSDCC và hoạt động thanh tra TDSDCC.Đối với nhân dân thì tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, phát tờ rơi, tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, trên loa, tuyên truyền lưu động xuống tại các thôn, xóm, khu dân cư với phương châm “mỗi người dân trong cộng đồng dân cư là một tuyên truyền viên”. Phát hành sách, ấn phẩm từ kết quả xây dựng pháp luật, đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo tổng kết, báo cáo nghiên cứu, khảo sát…

Bốn là, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ công chức làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác TDSDCC. Khuyến khích các tuyên truyền viên tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm phối hợp với các ngành, các cấp tổ

chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Năm là, đầu tư kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật nhằm đạt hiệu quả cao. Cần tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến công tác thanh tra TDSDCC. Tập trung thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được, đề ra phương hướng giải pháp và xác định nội dung tuyên truyền cho những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê bình, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa nghiêm.

Sáu là, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thường xuyên giữa các cấp, các

ngành đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác thanh tra TDSDCC.

3.2.1.3. Hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức.

Luật Cán bộ, công chức là căn cứ pháp lý nhằm tăng cường quản lý, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính.

Trên cơ sở Luật Cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung, Chính phủ, các bộ, ngành cần khẩn trương nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức đồng bộ, nhất quán, hệ thống; tránh tình trạng chậm ban hành hoặc thường xuyên bổ sung, thay đổi, gây lúng túng trong việc thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thanh tra.

Thể chế pháp luật về thanh tra là một nhân tố có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả thanh tra, đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà

nước. Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức nói riêng cần phải chú trọng đến công tác hoàn thiện pháp luật về thanh tra theo hướng: Bổ sung các quy định về chế tài xử lý theo hướng tăng nặng đối với các hành vi chống đối cản trở thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra, quy định các biện pháp xử lý có hiệu quả các đối tượng không chấp hành kiến nghị, kết luận thanh tra; phát h

Pháp luật về thanh tra cần tăng thẩm quyền và tính độc lập của cơ quan thanh tra. Có như thế sự chủ động và độc lập sẽ góp phần nâng hiệu quả của các cuộc thanh tra trên thực tế. Thẩm quyền của Thanh tra được nghiên cứu và xây dựng phù hợp với các lĩnh vực thanh tra, đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm. Hơn thé cần tăng cườn

Pháp luật về thanh tra cần hoàn thiện quy trình, thủ tục, thời gian tiến hành công tác thanh tra. Đây là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng và đảm bảo cho công tác thanh tra đạt hiệu quả. Đối với một cuộc thanh tra phải quan tâm đến yếu tố bảo mật thông tin, vì thế quy trình phải đảm bảo nhằm tránh lọt thông tin trước khi một cuộc thanh tra được tiến hành. Đồng thời thủ tục phải gọn,

đúng quy định và phù hợp với thời gian tiến hành một cuộc thanh tra. Các yếu tố này phải có sự thống nhất và ổn định trong kế hoạch thanh tra.

sử dụng công chức.

Mặt trậ

2013 ghi nhận tại Điều 9. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc là giám sát mang tính nhân dân, thể hiện sự tham gia của người dân vào công việc chung của đất nước. Việc giám sát và hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới để thu nhận những ý kiến, đóng góp của người dân và chuyển tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải trình. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và chuyển giao ý kiến của nhân dân vẫn chưa có một quy trình cụ thể, gây khó khăn cho nhân dân khi muốn thực hiện quyền dân chủ, gây chậm trễ trong việc tiếp nhận những thông tin đa chiều của nhà nước.

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Luật năm 2015 để quy định về PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, cụ thể: Quy định rõ thời điểm thực hiện PBXH được thực hiện trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo VBQPPL; Trường hợp dự thảo VBQPPL đã được PBXH thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội; Bổ sung trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến PBXH khi chỉnh lý dự thảo văn bản. Các nội dung khác liên quan đến PBXH được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy, vai trò giám sát và phản biện xã hội trên con đường hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được khẳng định.

Để phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với công tác TDSDCC cần phải bổ sung các quy định về hình thức giám sát, quy trình tiếp nhận, tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân. Triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể để đưa quy định về giám sát và phản biện xã hội vào thực hiện trong thực tế chứ ko chỉ trên giấy tờ. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và động viên nhân dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến, tuyên dương ý kiến đóng góp tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 75 - 81)