a)Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức
Hoạt động thanh tra TDSDCC được tiến hành theo hai hình thức là theo kế hoạch và đột xuất. Theo cách hiểu chung nhất, hình thức là cách thức tổ chức, tiến hành một hoạt động có mục đích, phương tiện, thời hạn, phạm vi, đối tượng, yêu cầu cụ thể. Thực tiễn cho thấy, có cuộc thanh tra theo kế hoạch nhưng thời hạn thanh tra ngắn, phạm vi thanh tra hẹp và ngược lại, có cuộc thanh tra đột xuất nhưng đòi hỏi phải thanh tra toàn diện, nội dung phức tạp, kéo dài.
Việc xác định rõ các nội dung theo từng hình thức thanh tra sẽ giúp việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra TDSDCC đảm bảo tính toàn diện và cụ thể, sử dụng tối ưu nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, tránh tình trạng chậm trễ chủ yếu trong ban hành Kết luận thanh tra hoặc không hoàn thành kế hoạch thanh tra do cơ quan thanh tra phải tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất.
b) Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức
Tổ chức thanh tra TDSDCC phân bố từ trung ương đến địa phương phải đảm bảo sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trong công tác xây dựng và phát triển ngành quy hoạch đội ngũ cán bộ thanh tra giỏi nghiệp vụ, tâm huyết gắn bó với ngành; thống nhất thẩm quyền, căn cứ tiến hành thanh tra đột xuất.
Thực tế cho thấy các cơ quan thanh tra thiếu tính độc lập và phụ thuộc vào cơ quan quản lý cùng cấp về nhiều mặt: cơ cấu tổ chức, công tác nhân sự, kinh phí, xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra. Điều này cần được quan tâm, điều chỉnh kịp thời tránh ảnh đến công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra TDSDCC và phải đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc quyết định thanh tra.
c) Yếu tố năng lực và đạo đức công vụ của các chủ thể trong hoạt động
thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức
Năng lực và đạo đức công vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức là yếu tố chủ quan tác chủ đạo quyết định đến hiệu quả của hoạt động này. Hoạt động thanh tra TDSDCC hiện nay bao gồm các chủ thể sau: Thủ trưởng cơ quan hành chính; người ra quyết định thanh tra;
trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra; giám định viên và các cơ quan phối hợp liên quan.
Người ra quyết định thanh tra: Tuy không trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của đoàn thanh tra nhưng người ra quyết định thanh tra có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với đoàn thanh tra. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Người ban hành quyết định thanh tra phải chọn những người có năng lực, trình độ, phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra. Trong đó, việc chọn cử trưởng đoàn là rất quan trọng, trưởng đoàn là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành tiến hành cuộc thanh tra, chịu trách nhiệm trước người ra quyết định và trước pháp luật về kết quả cuộc thanh tra.
Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của đoàn thanh tra. Việc kiểm tra của người ra quyết định thanh tra đối với đoàn thanh tra rất quan trọng, giúp đoàn thanh tra khắc phục kịp thời những thiếu sót, tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Trưởng đoàn thanh tra: là người nghiên cứu kỹ nội dung thanh tra, nguồn
gốc và tài liệu làm căn cứ ra quyết định thanh tra để từ đó xác định mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra; xác định trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra; bố trí lực lượng, kinh phí phục vụ cho cuộc thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra phải lường được những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố tác động đến cuộc thanh tra. Đây là việc quan trọng, có tác dụng định hướng xuyên suốt quá trình hoạt động thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có vai trò là người tổ chức và quản lý, nên phải là cán bộ có năng lực tổ chức và chỉ đạo, điều hành. Hoạt động của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra phải được quản lý chỉ đạo chặt chẽ và rất cụ thể, tính kỷ luật cao. Trưởng đoàn phải am hiểu về hoạt động quản lý, điều hành thì mới đề ra được nhiệm vụ, kế hoạch thanh tra sát, đúng, phân công cho mỗi thành viên và hướng dẫn họ hoạt động có trọng tâm, trọng điểm cụ thể để thực hiện theo đúng kế hoạch. Đồng thời, trưởng đoàn phải có nhận thức bao quát hơn, có trình
độ tổng hợp cao mới có thể từ những sự việc cụ thể, khác nhau, phân tích làm rõ mối liên hệ hữu cơ giữa các sự việc, hành vi đảm bảo cho việc kết luận chính xác, khách quan và kiến nghị xử lý đúng người, đúng lỗi và khả thi.
Thành viên đoàn thanh tra: là người trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như: giao nhận hồ sơ, tài liệu; kiểm tra thực trạng hồ sơ, tài liệu có đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu không; trực tiếp quản lý hồ sơ, tài liệu trong thời gian thanh tra; tiến hành các phương pháp kiểm tra, đối chiếu, đánh giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình và xác minh những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra…
Với vai trò này, đòi hỏi các thành viên trong đoàn thanh tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật; nắm được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra trong thời kỳ được thanh tra; khái quát được kết quả thực hiện các nội dung được thanh tra; ưu, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành; nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đây là một trong những căn cứ quan trọng cho kết luận cuộc thanh tra sau này không bị sai lệch, phiến diện.
Trước yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra hiện nay, càng đòi hỏi mỗi thanh tra viên phải trau dồi, học tập, tìm hiểu thường xuyên chủ trương chính sách và thực tế xã hội, coi đó là một quá trình tích luỹ đối với mỗi thanh tra viên, tạo cho mình sự hiểu biết đa dạng, phong phú; đó là điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngoài ra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền. Hoạt động thanh tra ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, quyền lợi kinh tế - chinh trị của đối tượng thanh tra nên sự hợp tác của đối tượng thanh tra có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của cả quá trình thanh tra.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, dưới góc độ lý luận, luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ những nội dung sau:
Thứ nhất, đã làm rõ khái niệm thanh tra TDSDCC: là hoạt động đánh giá, xem xét, kết luận của cơ quanh thanh tra nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch; đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái công chức của cơ quan, tổ chứ, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Hoạt động được tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.
Thứ hai, chủ thể của hoạt động thanh tra TDSDCC là các cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ). Đối tượng thanh tra TDSDCC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ.
Thứ ba, nội dung thanh tra TDSDCC bao gồm các vấn đề: thanh tra các căn cứ pháp lý; thanh tra việc tổ chức thực hiện; thanh tra việc bố trí, phân công công tác đối với công chức; thanh tra việc chuyển ngạch, nâng ngạch và tiêu chuẩn ngạch công chức; thanh tra công tác điều động, luân chuyển, biệt phái; chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức; thanh tra công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Thứ tư, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thanh tra TDSDCC bao gồm: yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật, yếu tố năng lực, đạo đức công vụ của các chủ thể có liên quan và các yếu tố bên ngoài khác như yếu tố văn hóa, tập quán..
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THANH TRA TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CỦA THANH TRA BỘ NỘI VỤ