3.2.2.1. Không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức
Thanh tra TDSDCC là hoạt động nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng quy định pháp luật về TDSDCC của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra TDSDCC cần phải gắn kết thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan quản lý cùng cấp. Theo đó, thanh tra sở phải thường xuyên bám sát chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương. Thanh tra bộ phải bám sát sự chỉ đạo thực hiện những chủ trương, chính sách cụ thể theo ngành, theo lĩnh vực trên toàn quốc. Đồng thời, nêu cao ý thức chấp hành sự chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ để phối hợp điều hoà hoạt động thanh tra trong toàn quốc.
Thanh tra TDSDCC cần phải được chú trọng, xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng khoa học tinh gọn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống. Đảm bảo thực hiện hoạt động thanh tra hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Kiện toàn bộ máy các cơ quan thanh tra TDSDCC cũng như xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, thanh tra viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Sắp xếp tổ chức bộ máy cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, căn cứ vào điều kiện thực tế điều kiện tự nhiên về phạm vi địa bàn quản lý đầy đủ thì sắp xếp các bộ phận
một cách phù hợp. Bố trí biên chế thanh tra, lực lượng thanh tra viên một cách khoa học phù hợp với hoạt động thanh tra, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của từng bộ phận. Bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý hội tụ đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế và đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan thanh tra.
Hoạt động thanh tra trực tiếp của cơ quan thanh tra TDSDCC mang tính quyết định đến yếu tố thành bại của cuộc thanh tra. Do đó, việc đổi mới hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nói chung và Đoàn thanh tra nói riêng là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi cơ quan thanh tra phải tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp trong đổi mới hoạt động thanh tra:
Một là, xây dựng được quy chế làm việc chặt chẽ, khoa học; xác định
chương trình, kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm theo năm, quý và theo giai đoạn.
Hai là, xây dựng quy chế phối hợp công việc, nâng cao tinh thần chủ động,
sáng tạo của các thành viên Đoàn trong thực thi nhiệm vụ đồng thời phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa thanh tra và các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc bảo vệ pháp luật, đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác TDSDCC.
Bốn là, có sự chỉ đạo sát sao của người ra quyết định thanh tra hoặc trưởng
đoàn thanh tra, để kịp thời chấn chỉnh những hành vi lệch khỏi quỹ đạo hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Năm là, việc cập nhật, đổi mới và hoàn thiện các phương pháp nghiệp vụ
thanh tra là rất cần thiết khi tiến hành thanh tra trực tiếp, tuỳ theo nội dung thanh tra và khả năng cung cấp hồ sơ, tài liệu của đối tượng thanh tra mà Đoàn thanh tra đề ra các phương pháp thanh tra và biện pháp nghiệp vụ phù hợp, ví dụ: nghiên cứu sổ sách, tài liệu tổng hợp và chi tiết, đối chiếu so sánh giữa các nguồn tài liệu khác nhau, trực tiếp gặp gỡ đối tượng, và người có liên quan, kiểm tra xác minh tại chỗ và những nơi khác, vấn đề niêm phong tài liệu, đình chỉ một số hoạt động của nơi được thanh tra... Do đó, việc nghiên cứu, đổi mới các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, hoạt động thanh tra; giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức thanh tra quốc tế là biện pháp đáng lưu ý.
3.2.2.2. Không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ công chức thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức
Đội ngũ công chức là một trong những yếu tố quyết định quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh tra TDSDCC. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra phải là một việc làm thường xuyên, liên tục hướng tới một số nhiệm vụ sau:
Một là, Bộ Nội vụ cần phải rà soát đội ngũ công chức thanh tra của toàn ngành Nội vụ. Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thanh tra nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trên cơ sở tiêu chuẩn chức vụ, vị trí công tác. Rà soát đối chiếu những mảng kiến thức công thức còn thiếu sót để đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng vị trí, không đào tạo tràn lan gây lãng phí thời gian và kinh phí. Hình thức đào tạo phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, không làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện công việc. Nội dung đào tạo chú trọng vào kỹ nặng, nghiệp vụ thanh tra, học hỏi các kinh nghiệm thực tế, phù hợp với thời đại.
Hai là, xây dựng chế độ công vụ phù hợp với đặc thù của thanh tra lĩnh vực
TDSDCC, thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thực hiện tốt việc thi đua khen thưởng trong thực thi công vụ. Đây chính là động lực làm việc của công chức, tạo tâm lý yên tâm, tinh thần trách nhiệm và tránh những tiêu cực có thể xảy ra.
Ba là, các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính,
nghiệp vụ thanh tra cần xây dựng và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy. Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ một cách khoa học, hợp lý, gắn kết lý luận và thực tiễn để học viên dễ dàng nắm bắt và áp dụng trong thực tiễn hoạt động thanh tra một cách hiệu quả.
Bốn là, thường xuyên nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho công
chức thanh tra để họ có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề cũng như khả năng phối hợp, độc lập trong thực thi công vụ. Có khả năng trình bày, kết luận vấn đề
một cách logic, rõ ràng, mạch lạc. Họ phải cập nhật, nắm vững kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chủ động trau dồi tư duy luật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công việc.
Năm là, việc tuyển dụng công chức thanh tra cần phải có yêu cầu đặc biệt
phù hợp với vị trí việc làm và đặc thù nghề nghiệp. Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Sáu là, tăng cường kiểm tra, giám sát công chức thanh tra và các đoàn thanh tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi công vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức thanh tra trong quá trình thực thi công vụ. Ban hành quy chế công vụ một cách cụ thể điều chỉnh hoạt động của công chức thanh tra bảo đảm nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hoạt động của mình.
3.2.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra là người trực tiếp thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, có vai trò quyết định chất lượng hiệu quả của hoạt động thanh tra. Vì vậy, cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra TDSDCC, cụ thể ở những nội dung sau:
Một là, thủ trưởng cơ quan thanh tra phải làm tốt vai trò của người quản lý
như: tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, điều hoà phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành thanh tra và trong các cơ quan có chức năng kiểm tra, khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp.
Hai là, đẩy mạnh hoạt động tham mưu về quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Ba là, tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền và thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đối với các vụ việc có quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật thì thủ trưởng cơ quan thanh tra phải tham mưu cho ủy ban nhân dân cùng cấp, lãnh đạo bộ, ngành giám sát, kiểm tra và đôn đốc cấp dưới tổ chức thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, dứt điểm.
Bốn là, quan tâm cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Báo cáo và kết luận thanh tra nhằm tránh phiền hà cho cơ sở và đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác quản lý điều hành của chính quyền cùng cấp.
3.2.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức.
Việc hoàn thiện chế độ, chính sách sách đối với công chức thanh tra tuyển dụng, sử dụng công thức là cấp thiết. Chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cần được thực hiện kịp thời, thỏa đáng nhằm động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đoàn kết thống nhất của công chức thực hiện nhiệm vụ.
Để hoạt động thanh tra TDSDCC có hiệu quả thì điều kiện làm việc, cơ sở vật chất cho công chức phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, phải trang bị các phương tiện làm việc tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh tra, cung cấp các phương tiện kỹ thuật cần thiết trong nghiệp vụ thanh tra, xây dựng dữ liệu điện tử lưu trữ hồ sơ, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật để thuận tiện cho việc tra cứu, trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra TDSDCC.
Điều kiện và môi trường làm việc góp phần tăng hiệu suất lao động của cán bộ, công chức. Cần quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, chú trọng việc xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan thanh tra, hoàn thiện quy chế liên quan đến chế độ, làm việc, quan hệ công tác, trách nhiệm quyền hạn của trưởng đoàn
thanh tra, thanh tra viên và công chức làm công tác thanh tra một cách thống nhất, cụ thể, rõ ràng tạo môi trường làm việc minh bạch, thân thiện và đoàn kết.
3.2.2.5. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị xử lý về thanh tra
Sau khi thông báo kết luận thanh tra đến các cơ quan, đơn vị, Thanh tra Bộ Nội vụ có văn bản đôn đốc, theo dõi, đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trong kiến nghị của kết luận thanh tra. Tại các kết luận thanh tra, thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra thực hiện các biên pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm trong công tác TDSDCC.
Sau khi có kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra cần thực hiện nghiêm chỉnh những kiến nghị và kết luận của đoàn thanh tra về các nội dung:
Một là, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về TDSDCC. Tổ chức
rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế được chỉ ra. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nội dung hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ để phù hợp với quy định hiện hành.
Hai là, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra những hạn chế, tồn tại. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về TDSDCC để phát hiện những sơ hở, hạn chế và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Ba là, tổ chức việc rà soát, sắp xếp, bổ sung thành phần tài liệu còn thiếu
trong hồ sơ công chức, đồng thời có kế hoạch cử công chức còn thiếu tiêu chuẩn đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo, tiêu chuẩn ngạch đang giữ và đề ra thời hạn để xem xét việc bố trí công tác cho phù hợp, xếp lại ngạch công chức cho phù hợp đối với những trường hợp đang giữ ngạch chưa phù hợp với vị trí công tác. Kịp thời đề xuất những kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong công tác
tổ chức cán bộ với cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, thay thế tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện công việc.
Bốn là, thường xuyên tổ chức hoặc đề nghị cơ quan chức năng bồi dưỡng,
hướng dẫn công chức làm công tác tổ chức cán bộ, nhất là khi có quy định mới của pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, yêu cầu cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ tăng cường trách nhiệm, tự nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn.
Năm là, xem xét hoặc chỉ đạo xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm
lại đối với những trường hợp đã hết thời hạn giữ chức vụ. Cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức đang được kéo dài thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáu là, thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với các
quyết định sai phạm có liên quan đến tuyển dụng, tiếp nhận, nâng ngạch. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tuyển dụng công chức đối với công chức đang công tác để xử lý theo quy định đối với những trường hợp không được tuyển dụng đúng quy định của pháp luật.
Tiểu kết Chƣơng 3
Tại chương 3, Luận văn đã nêu lên quan điểm chỉ đạo của Đảng, định hướng xây dựng về chính sách pháp luật của nhà nước về thanh tra TDSDCC và quan điểm của tác giả về xu hướng quản lý, sử dụng công chức và điển hình về thanh tra TDSDCC trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng.
Chương 3 luận văn xác định phương hướng bảo đảm hoạt động của công tác thanh tra TDSDCC của Thanh tra Bộ Nội vụ. Từ thực trạng và quan điểm trên luận văn đã đề ra hai nhóm giải pháp chính là giải pháp chung cho hoạt động thanh tra TDSDCC và giải pháp đối với Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải pháp về hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản pháp luật về
cán bộ, công chức và hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra TDSDCC
Thứ hai, giải pháp về tổ chức, triển khai, kiện toàn bộ máy, đội ngũ, đổi
mới tổ chức và hoạt động thanh tra TDSDCC
Thứ ba, giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ công chức thực
hiện công tác thanh tra
Thứ tư, giải pháp giáo dục, tuyên truyền pháp luật thanh tra và thanh tra TDSDCC
Thứ năm, giải pháp kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngọ cho
công chức thanh tra thực hiện TDSDCC.
Các nhóm biện pháp trên đây cần phải được triển khai đồng loạt, có chương trình kế hoạch cụ thể, nâng cao tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra TDSDCC.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác TDSDCC, đặc biệt là yêu cầu mới về tăng cường hiệu