Những mặt đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 56 - 63)

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6/2019, các cuộc thanh tra TDSDCC do Thanh tra Bộ chủ trì tiến hành hoặc tham gia đã theo đúng kế hoạch hoặc chỉ đạo (đối với các cuộc thanh tra đột xuất), đạt kết quả tốt, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về thời gian, trình tự, cách thức tiến hành, không có khiếu nại, tốt cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra hoặc đối với thành viên các Đoàn thanh tra, kiểm tra.

Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện và kiến nghị kịp thời, phù hợp, đúng quy định pháp luật để khắc phục và hạn chế những thiếu sót, sai phạm của của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tuyển dụng và sử dụng công chức.

Thứ nhất, khối lượng công việc được Thanh tra Bộ Nội tiến hành đa dạng về nội dung thanh tra.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, hàng năm Thanh tra Bộ Nội vụ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: quản lý biên chế công chức; quản lý số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; tuyển dụng công chức, viên chức; tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý; quản lý hồ sơ công chức, viên chức; nâng bậc lượng trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc; số lượng cấp phó và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương.

Theo báo cáo tổng hợp của Thanh tra Bộ Nội vụ, trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019, Thanh tra Bộ Nội vụ đã tiến hành 68 cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực TDSDCC, trong đó có 14 cuộc là thanh tra đột xuất (Bảng 2.1).

Ở các Bộ, ngành đã tiến hành 25 cuộc thanh tra về các nội dung cụ thể như: Thanh tra về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo của Bộ Ngoại giao; thanh tra về công tác bổ nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, kéo dài thời gian công tác, thời gian giữ chức vụ và số lượng phó công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; thanh tra công tác tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm, số lượng cấp phó công chức, viên chức lãnh

đạo, quản lý và đánh giá công chức, viên chức của Bộ Tư pháp; thanh tra công tác bổ nhiệm, số lượng cấp phó công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; thanh tra việc quản lý, sử dụng biên chế; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn; tuyển dụng viên chức; bổ nhiệm; số lượng cấp phó; nghỉ hưu; đánh giá, phân loại công chức, viên chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính; kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thanh tra công tác bổ nhiệm của Bộ Công thương.

Ở địa phương đã tiến hành cuộc 43 thanh tra về các nội dung sau:

Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và tiêu chuẩn ngạch công chức lãnh đạo của UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh Ninh Bình; thanh tra công tác tuyển dụng công chức;

Bổ nhiệm, số lượng cấp phó, tiêu chuẩn ngạch công chức lãnh đạo, quản lý của UBND tỉnh Đắc Nông, tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh An Giang; thanh tra công tác bổ nhiệm, số lượng cấp phó, tiêu chuẩn ngạch công chức lãnh đạo, quản lý của UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Hải Dương; thanh tra công tác tuyển dụng công chức; nâng ngạch công chức;

Ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm và quản lý hồ sơ công chức của UBND tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Tây Ninh;

Thanh tra việc tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng; số lượng phó trưởng phòng và việc ký hợp đồng

làm công tác chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.

Thanh tra việc quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó; quản lý hồ sơ công chức và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Lai Châu.

Thanh tra việc quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý; số lượng cấp phó; chế độ tiền lương đối với công chức và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Tiền Giang.

Thanh tra việc quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức; nâng ngạch công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; quản lý hồ sơ công chức; công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Long An,

Thanh tra công tác quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó; tiêu chuẩn ngạch của công chức lãnh đạo, quản lý và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Quảng Trị.

Thanh tra việc quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó; quản lý hồ sơ công chức và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp

vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND.

Bảng 2.1. Tổng hợp hoạt động thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ từ năm 2015 đến tháng 6/2019

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số cuộc thanh tra 11 15 15 17 10

Thanh tra đột xuất 4 2 4 3 1

Nguồn: Phòng Tổng hợp Thanh tra Bộ Nội vụ

Từ bảng biểu thể hiện số cuộc thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức đã thực hiện cho thấy, số cuộc thanh tra giữa các năm không có nhiều sự chênh lệch. Số cuộc thanh tra có xu hướng ngày càng tăng lên, năm 2015 là năm thực hiện số cuộc thanh tra thấp nhất (11 cuộc), năm 2018 là năm thực hiện số cuộc thanh tra nhiều nhất (17 cuộc).

Thứ hai, qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện nhiều sai phạm, vướng mắc trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức.

Thứ nhất, một số quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa được thể

hiện thành văn bản để lưu trữ trong hồ sơ công chức. Việc tính thời hạn bổ nhiệm của chức vụ mới trong một số trường hợp được điều động chưa đúng, một số hồ sơ còn làm ngược quy trình về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thời hạn bổ nhiệm lại cho một số cán bộ, công chức lãnh đạo còn chậm.

Thứ hai, nhiều trường hợp công chức lãnh đạo chưa đáp ứng tiêu chuẩn về

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (chưa có trình độ Đại học), lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học nhưng vẫn được các cơ quan, đơn vị xem xét bổ nhiệm chức danh lãnh đạo. Sau khi được bổ nhiệm mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung các tiêu chuẩn còn thiếu.

Thứ ba, việc kê khai tài sản khi bổ nhiệm thực hiện chưa đầy đủ, một số cơ

mẫu 2C-BNV/2008 của Bộ Nội vụ hoặc có kê khai nhưng không ghi ngày, tháng, năm kê khai.

Thứ tư, những trường hợp bổ nhiệm từ nguồn nơi khác đến còn thiếu các

thủ tục như: Trao đổi yêu cầu công tác với cán bộ được giới thiệu, làm việc với cấp ủy và thủ trưởng cơ quan đơn vị nơi đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, lấy ý kiến cấp ủy nơi tiếp nhận.

Thứ năm, đối với trình tự bổ nhiệm lại thì việc đánh giá, đề xuất ý kiến của

Thủ trưởng đơn vị trực tiếp còn chưa phù hợp với quy định như: Phó Giám đốc Sở đề đánh giá, đề xuất ý kiến khi bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở; Giám đốc Sở đánh giá, đề xuất ý kiến khi bổ nhiệm đối với Phó Giám đốc Sở hoặc Ban Thường vụ đánh giá, đề xuất ý kiến… Một số hồ sơ không có văn bản thể hiện việc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến khi bổ nhiệm lại. Nhiều trường hợp giữ chức vụ trên 05 năm mới làm thủ tục bổ nhiệm lại.

Thứ sáu, một số quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại còn sai sót cả về thể thức trình bày và nội dung quyết định: Không ghi thời điểm có hiệu lực của quyết định, thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm; tên quyết định không phù hợp, chưa thống nhất giữa tiêu đề và nội dung (quyết định bổ nhiệm nhưng nội dung lại ghi là bổ nhiệm lại, quyết định điều động bổ nhiệm chỉ ghi là quyết định điều động).

Thứ bảy, một số công chức khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại còn không đáp ứng

về tuổi bổ nhiệm;thiếu điều kiện, tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, trình độ lý luận chính trị hoặc chưa thực hiện xác nhận trình độ lý luận chính trị theo quy định tại Quy định số 256-QĐ/TW ngày 16/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kê khai tài sản, kê khai lý lịch.

Thứ tám, đối với một số trường hợp miễn nhiệm, từ chức, không được bổ

nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý, việc thực hiện trình tự, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định; việc áp dụng quy định của pháp luật về từ chức, miễn nhiệm còn có trường hợp chưa chính xác (trường hợp từ chức nhưng áp dụng là miễn

nhiệm); có quyết định chưa nêu đầy đủ căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện, không có nội dung về chế độ, chính sách, không thể hiện việc bố trí phân công công tác cho công chức sau khi miễn nhiệm, từ chức và không được bổ nhiệm lại.

Thứ chín, một số trường hợp cơ quan, đơn vị bổ nhiệm số lượng cấp phó

vượt quá so với quy định.

Một số trường hợp công chức có thời gian làm công tác tại cơ quan, đơn vị chưa đảm bảo để đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ, khả năng quy tụ hoặc chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính nhưng đã được bổ sung quy hoạch và được bổ nhiệm cấp phó; một số trình tự bổ nhiệm chưa được thể hiện bằng văn bản lưu trong hồ sơ bổ nhiệm; có trường hợp được bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm phó trưởng phòng khi phòng chuyên môn đã có số lượng cấp phó bằng hoặc nhiều hơn số lượng đề xuất trong Đề án xác định vị trí việc làm của đơn vị.

Công tác tham mưu về việc tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phó của cơ quan tham mưu còn hạn chế; trách nhiệm của tập thể lãnh trong công tác bổ nhiệm còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên nên một số sai sót, tồn tại trong việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phó; số lượng phó vượt quá quy định không được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời.

b) Nguyên nhân của những mặt đạt được Thứ nhất, nhóm nguyên nhân khách quan

Những năm gần đây, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của dư luận xã hội đã nâng cao vị thế của hoạt động thanh tra.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra và lĩnh vực tuyển dụng, sử dụng công chức tuy còn nhiều vướng mắc nhưng vẫn là căn cứ vững chắc cho hoạt động thanh tra được thực hiện hợp pháp, xuyên suốt, phát huy quyền của đoàn thanh tra. Đặc biệt, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cán bộ, công chức năm 2008,

năm 2019 là các đạo luật quan trọng nâng cao hiệu quả công tác thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức với nhiều giải pháp mới mang tính đột phá.

Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra TDSDCC không chỉ có mục đích xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung, khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật. Các kết quả này chính là căn cứ cho những cuộc thanh tra tiến hành sau được chính xác, tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Thứ hai, nhóm nguyên nhân chủ quan

Hoạt động thanh tra TDSDCC gắn liền với yêu cầu quản lý nhà nước, luôn theo sát và đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ. Đồng thời, việc củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ thanh tra theo hướng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ thanh tra viên đã phần nào đáp ứng được khối lượng công việc trong khi tranh thủ nguồn lực vào phát triển cán bộ thanh tra có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm.

Việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra ngày càng được quan tâm và thực hiện bài bản, đúng quy trình; các vụ việc có tính chất phức tạp được chỉ đạo kịp thời; phát huy được tính chủ động và quyền của cán bộ thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)