Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 63 - 69)

a) Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, tổ chức và hoạt động thanh tra TDSDCC của Thanh tra Bộ Nội vụ vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế như:

Một là, số lượng các cuộc thanh tra còn rất nhỏ so với đối tượng mà thanh

tra Bộ Nội vụ có thẩm quyền thanh tra. Điều này dẫn đến việc, mất nhiều thời gian để tiến hành thanh tra đủ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đã thanh tra đợi đến thời điểm thanh tra lại sẽ có nhiều năm bị bỏ trống không được thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Hai là, phương thức tiến hành thanh tra: Trong thời gian qua, Thanh tra Bộ

thanh tra đã tổ chức hoàn thành xong công việc mà chưa tiến hành thanh tra ngay trong khi đối tượng thanh tra đang tiến hành công việc đó.

Ba là, đối với các sai phạm trong công tác TDSDCC được phát hiện qua

thanh tra, Thanh tra Bộ Nội chỉ có biện pháp xử lý là kiến nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục các sai phạm. Điều này dẫn đến việc xử lý các sai phạm chưa có tính răn đe cao để hạn chế trong thời gian tiếp theo sau thanh tra.

Bốn là, pháp luật về thanh tra nói chung và về thanh tra hoạt động thanh tra

TDSDCC nói riêng vẫn chưa đầy đủ. Các nội dung về thẩm quyền cũng như quy trình thanh tra chưa quy định rõ dẫn đến tình trạng việc áp dụng, tiến hành một cuộc thanh tra chưa khách quan, thạm chí lộ thông tin của cuộc thanh tra. Một số nội dung của pháp luật chưa quy định sát với yêu cầu quản lý công chức.

Năm là, đội ngũ công chức đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra mà đặc biệt

là thanh tra ngành Nội vụ với hoạt động thanh tra TDSDCC còn ít. Số lượng chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao, đặc biệt là những nội dung chuyên sâu cần đến những công chức thanh tra có kinh nghiệm, am hiểu, xử lý tốt với mọi tình huống.

Sáu là, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh tra còn

ở mức hạn hẹp, chế độ đãi ngộ cho công chức thanh tra thực hiện nhiệm vụ như tiền lương, nhà cửa, chế độ sinh hoạt chưa đáp ứng được cuộc sống của họ và gia đình.

Từ những tồn tại đã nêu, đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm, đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sở hở trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

b) Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, nhóm nguyên nhân khách quan

Hệ thống văn bản pháp luật thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nội vụ nói riêng còn tồn tại những điểm bất cập, không phù hợp với tình hình và

yêu cầu thực tiễn. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng luật còn gặp nhiều khó khăn. Một số văn bản ban hành đã lạc hậu so với thực tiễn, tuy nhiên vẫn chưa thể thay thế do hệ thống pháp luật của ta chưa dự liệu và phải chờ có văn bnả mới ra đời thay thế. Ví dụ: Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quy định cụ thể về số lượng Phó Trưởng phòng cấp Sở.

Quy định pháp luật chưa quy định chế tài xử lý đối với các sai phạm trong công tác TDSDCC được phát hiện qua thanh tra bằng hình thức xử phạt. Đối với những sai phạm khi phát hiện thì mới chỉ dừng lại ở việc cơ quan thanh tra kiến nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục các sai phạm. Với những sai phạm lớn có mức độ nghiêm trọng thì còn phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ hoặc việc xử lý bị kéo dài.

Công tác tham mưu về sử dụng công chức, tuyển dụng công chức không qua thi, tuyển dụng công chức… của các cơ quan, địa phương còn hạn chế. Công tác quản lý hồ sơ công chức chưa được quan tâm đúng mức; nhiều công chức không kịp thời nộp bổ sung các văn bằng, chứng chỉ học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ công chức làm ảnh hưởng tới việc tổng hợp, thống kê.

Chậm trễ trong việc ban hành văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh; không kịp thời nắm bắt và vận dụng các văn bản quy định, hướng dẫn, thực hiện về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do địa phương ban hành theo thẩm quyền, cập nhật, sửa đổi và ban hành các văn bản mới để thay thế, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Cán bộ công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức và chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh và các bước trong quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chưa gắn kết việc cử công chức đi đào tạo,

bồi dưỡng để đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm nên nhiều trường hợp có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại vẫn còn thiếu điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Việc tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác tổ chức, cán bộ chưa được tiến hành thường xuyên.

Công tác kiểm tra, giám sát trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức chưa được coi trọng nên một số hạn chế, tồn tại trong nhiều năm không được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời.

Đối với việc tuyển dụng công chức còn đang tiến hành hành thông qua hai hình thức đó là thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên chưa có sự đồng bộ và bộc lộ sự kém hiệu quả trong việc thực hiện. Việc thi tuyển và xét tuyển chưa được đồng bộ và pháp luật quy định chưa cụ thể dẫn đến tình trạng nhiều bất hợp lý xảy ra.

Thứ hai, nhóm nguyên nhân chủ quan

Thanh tra Bộ Nội vụ là một cơ quan thanh tra được thành lập trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra TDSDCC. Mặc dù là cơ quan có vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức đặc biệt nhưng Thanh tra Bộ Nội vụ vẫn là một cơ quan mới, thời gian hoạt động chưa lâu (Ngày 29/9/2003 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 61/2003/QĐ- BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ - chính thức thành lập Thanh tra Bộ Nội vụ và được kiện toàn bằng Quyết định số 2578/QĐ-BNV ngày 21/9/2017).

Cơ cấu tổ chức và nhân sự vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay Thanh tra Bộ Nội vụ chỉ có 20 cán bộ, công chức gồm: Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra với 03 phòng: phòng Tổng hợp; phòng Thanh tra nội vụ khối bộ, ngành Trung ương; phòng Thanh tra nội vụ khối địa phương. Hơn thế nữa với yêu cầu giảm biên chế và sáp nhập một số cơ quan trong thời gian tới dẫn đến việc bộ máy thanh tra Bộ Nội vụ chưa ổn định và còn gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp công việc của cơ quan.

So với yêu cầu và khối lượng công việc, số lượng cán bộ, công chức của Thanh tra Bộ còn ít do đó không thể tổ chức nhiều cuộc thanh tra trong thời gian ngắn với nhiều địa bàn khắp cả nước. Đặc biệt có những cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nội vụ hoặc của Chính phủ thì khó khăn về số lượng cán bộ lại càng hiện rõ. Một mặt Thanh tra Bộ Nội vụ vẫn phải đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị, mặc khác phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mới phát sinh nên dãn đến sức ép cho đội ngũ thanh tra và lãnh đạo quản lý. Đội ngũ công chức đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Bộ Nội vụ có đặc thù công việc phải thực hiện các cuộc thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất kéo dài từ 2 đến 3 tuần làm việc và phải tiếp công dân theo lịch, đồng thời với số lượng công chức chưa tương xứng với khối lượng công việc, họ ít có cơ hội tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc các lớp học tập trung nhằm nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiểu kết Chƣơng 2

Nghiên cứu thực trang thanh tra TDSDCC của Thanh tra Bộ Nội vụ cả về pháp luật lẫn thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, luận văn đưa ra một vài kết luận sau:

Phần lớn, các cuộc thanh tra TDSDCC do Thanh tra Bộ Nội vụ chủ trì tiến hành hoặc tham gia đã theo đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về thời gian, trình tự, cách thức tiến hành, không có khiếu nại, tốt cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra hoặc đối với thành viên các Đoàn thanh tra, kiểm tra

Về số lượng các cuộc thanh tra còn rất nhỏ so với đối tượng mà thanh tra Bộ có quyền tiến hành thanh tra. Điều này dẫn đến việc, mất nhiều thời gian để tiến hành thanh tra đủ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đã thanh tra đợi đến thời điểm thanh tra lại sẽ có nhiều năm bị bỏ trống không chịu sự tác động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phạm vi tiến hành các cuộc thanh tra chưa cân đối, việc thanh tra chủ yếu tập trung tiến hành thanh tra ở các tỉnh Miền Bắc (từ Huế trở ra). Khối lượng các cuộc thanh tra tiến hành ở Miền Nam là khá ít, tuy nhiên thời gian gần đây, các cuộc thah tra đã có sự phân bố tương đối đồng đều do có sự phân khu quản lý đối với thanh tra viên. Phương thức tiến hành thanh tra hầu như tập trung vào việc tiến hành thanh tra sau khi các đối tượng thanh tra đã tổ chức hoàn thanh xong công việc mà chưa tiến hành thanh tra ngay trong khi các đơn vị đang tiến hành công việc đó.

Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương. Từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan và nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý nhà nước trong công tác cán bộ.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

CÔNG TÁC THANH TRA TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG CÔNG CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 63 - 69)