Quan điểm chỉ đạo về thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 69 - 70)

Trong những năm qua vấn đề kiểm soát quyền lực nói chung và thanh tra trong công tác cán bộ nói riêng được Đảng ta quan tâm như: văn kiện Đại hội XII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đã được trình bày kỹ lưỡng, được thể hiện xuyên suốt, đầy đủ và toàn diện.

Thanh tra là phương thức có tính răn đe cao nhất trong các phương thức kiểm soát quyền lực. Hoạt động này được tiến hành quy mô cùng nhiều phương pháp nghiệp vụ để phát hiện những sai phạm trong thi hành pháp luật và được xem là biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo công tác thanh tra TDSDCC của Đảng thể hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn

diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đảng rất coi việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, cần đặt ra những phương hướng, giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể, thiết thực và khả thi.

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực

trong công tác TDSDCC theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc bằng trách nhiệm. Cơ chế, thể chế chính là căn cứ, là công cụ để tiến hành kiểm soát trong thanh tra TDSDCC. Đây là nội dung, biện pháp có ý nghĩa trực tiếp và quyết định nhất.

Thứ ba, thiết lập cơ chế thanh tra hiệu quả cần phát huy sức mạnh tổng hợp

nhà nước, giám sát và phản biện xã hội (PBXH) của các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân.

Thứ tư, tăng cường thanh tra trong tất cả các khâu của quy trình công tác

cán bộ. Chú trọng công tác tuyển dụng công chức đúng với chức danh, biên chế và yêu cầu của vị trí việc làm. Việc đánh giá công chức phải được tiến hành thường xuyên và đánh giá dựa trên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở để đề bạt, bổ nhiệm và khen thưởng, ghi nhận thành tích đối với công chức.

Thứ năm, đánh giá, xác định đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác cán bộ theo hướng bảo đảm phải rõ quyền, đủ quyền, đúng quyền và thực quyền. Đồng thời, nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra TDSDCC. Cần có cơ chế, chính sách tăng thẩm quyền cho thanh tra, phát huy tối đa các quyền trong hoạt động thanh tra đồng thời bảo đảm tính độc lập trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

3.1.2. Quan điểm của tác giả về công tác tuyển dụng, sử dụng công chức và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực tuyển dụng, sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra tuyển dụng, sử dụng công chức từ thực tiễn thanh tra của bộ nội vụ (Trang 69 - 70)