Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng, cụ thể: Theo Timothy W.Koch thì cho rằng “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi KH không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.

Theo Ngân hàng thế giới (The World Bank), RRTD tức là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không được chi trả toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của TCTD, “RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Như vậy, có thể hiểu RRTD là biến cố xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc KH vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng.

Có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức sau: - Rủi ro tĩnh và rủi ro động.

- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt. - Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ.

Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho

vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.

Đánh giá rủi ro tín dụng là công việc thuộc về các chuyên viên phân tích, chuyên viên kế toán và chuyên viên kiểm toán. Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn.

- Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:

Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...

Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.

Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh... là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.

- Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.

Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quí và hàng năm của doanh nghiệp.

Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tín tin cậy của doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.

các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.

Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.

Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.

Nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó các loại rủi ro chính thường gặp sau đây:

- Rủi ro tín dụng ngân hàng: Rủ ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi khách hàng hoặc đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng đói với ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong các hoạt đọng cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng. Biểu hiện của rủi ro tín dụng khi khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn, hoặc ngân hàng phải trả thay khách hàng trong các hợp đồng cam kết bảo lãnh. Hoặc khi

ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc không thu được các khoản trả thay cho khách hàng.

- Rủi ro lãi suất ngân hàng: Rủi ro lãi suất ngân hàng là rủi ro khả năng giảm sút lợi nhuận hoặc giảm sút về giá trị ròng của ngân hàng do lãi suất gây ra. Khi lãi suất tăng, cả thu nhập và chi phí đều tăng. Nhưng nếu thu nhập tăng ít hơn chi phí -> Rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Hoặc khi lãi suất giảm, thu nhập và chi phí đều giảm, nhưng thu nhập giảm nhiều hơn chi phí cũng là một biểu hiện của rủi ro lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Các loại rủi ro lãi suất bao gồm: Rủi ro về giá, rủi ro tái tài trợ.

Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suât thị trường tăng làm giảm giá trị của trái phiếu và cá khoản cho vay với lãi suất cố định Ngân hàng nắm giữ.

Rủi ro tái tài trợ bao gồm rủi ro tái đầu tư tài sản, là rủi ro khi lãi suất thị trường giảm, NH phải chấp nhận đàu tư các nguồn vốn của mình vào các tài sản có mục đích sinh lời thấp hơn. Rủi ro tái tài trợ nguồn vốn khi lãi suất thị trường tăng, NH phải huy động nguồn vốn với các mức chi phí cao hơn.

- Rủi ro hối đoái: Rủi ro hối đoái là khả năng thiệt hại đối với ngân hàng do sự biến động của tì giá hối đoái gây ra. Khi ngân hàng không duy trì trạng thái cân xứng giữa tài sản CÓ và tài sản NỢ về ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ trường (TSC > TSN): ngoại tệ giảm giá -> NH lỗ.

Trạng thái ngoại tệ đoản (TSC < TSN): ngoại tệ tăng -> NH lỗ.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xảy ra khi có nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân hàng phát sinh ngoài dự tính của ngân hàng. Biểu hiện của rủi ro thanh khoản được thể hiện trong các trường hợp: Chi phí của ngân hàng gia tăng khi phải vay bổ sung nguồn vốn hoặc bán tài sản. Hoặc ngân hàng phải đối mặt với khả năng phá sản khi thiệt hại của ngân hàng quá lớn, hoặc nhu cầu rút tiền quá lớn.

Rủi ro hoạt động (rủi ro vận hành): Phát sinh trong cách hoạt động của ngân hàng

Rủi ro môi trường: Sự thay đổi của môi trường hoạt động Rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín.

1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.(Theo thông tư số 02/2018/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2018)

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

- Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, giải ngân từng lần theo thỏa thuận đối với nợ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2018/TT-NHNN.

- Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

- Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

- Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.

- Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

- Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. - Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

- Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có quan hệ cấp tín dụng, tiền gửi; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua.

- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

1.1.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng

- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.

hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khókhăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)