Thực trạng huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 69 - 81)

cổ phần Sacombank - Chi nhánh Huế

2.2.1. Thực trạng huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank Chi nhánh Huế mại cổ phần Sacombank Chi nhánh Huế

2.2.1.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Huế

Bảng 2.4: Tình hình Huy động vốn tại Sacombank - CN Huế từ năm 2016 đến 2018

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/ Tăng trưởng 2018/

2016 2017

1 Tổng huy động vốn 2,039,786 2,452,295 2,834,845 412,509 382,550

2 Cơ cấu huy động

vốn 2,039,786 2,452,295 2,834,845 412,509 382,550 2.1 Theo kỳ hạn 2,039,786 2,452,295 2,834,845 412,509 382,550 2.1.1 Không kỳ hạn 223,568 246,092 363,486 22,524 117,394 2.1.2 Có kỳ hạn 1,816,218 2,206,203 2,471,359 389,985 265,156 2.2 Theo đối tượng khách hàng 2,039,786 2,452,295 2,834,845 412,509 382,550 2,2,1 Cá nhân 1,760,980 2,140,298 2,390,435 379,318 250,137 2,2,2 Doanh nghiệp 278,806 311,997 444,410 33,191 132,413

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn qua 03 năm

Nguồn vốn của Sacombank - Chi nhánh Huế đã tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Nếu như năm 2016 chỉ đạt 2.039.786 tr đồng thì năm 2017 nguồn vốn đã tăng trưởng đến 120% đạt 2.452.295 tr đồng. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có chậm lại và đạt 116% so với năm 2017 đạt 2.834.845 tr đồng. Đây là năm khó khăn vì các ngân hàng TM trên địa bàn thi nhau tăng lãi suất nhằm tăng quy mô huy động vốn. Mặc dù vậy, đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của tập thể nhân viên Sacombank - Chi nhánh Huế trong thời điểm nền kinh tế còn rất nhiều biến động, số lượng Ngân hàng thương mại trên địa bàn khá nhiều so với nền kinh tế và dân số chưa lớn của tỉnh TT Huế.

Xét về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn có thể thấy nguồn vốn huy động tăng đều ở tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Sacombank - Chi nhánh Huế tăng trưởng có kỳ hạn trong 3 năm qua có sự vượt bậc. Điều đó chứng tỏ sự phát triển ổn định về nguồn vốn của Sacombank - Chi nhánh Huế đối với phân khúc khách hàng Cá nhân theo đúng định hướng phát triển của Sacombank. Chúng ta thấy rằng, nếu như tốc độ phát triển của nguồn vốn có kỳ hạn năm 2017 tăng trưởng trên 20%, năm 2018 có sụt giảm nhưng không đáng kể và đạt 16%, đây là sự sụt giảm không đáng kể. Điều đó cho thấy rằng các khách hàng đã bắt đầu đặt niềm tin và chuyển dần các giao dịch thanh toán về tài khoản mở tại Sacombank - Chi nhánh Huế. Ngoài ra, về phía Sacombank - Chi nhánh Huế, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” cho phép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền còn lại, hay sản phẩm “tiền gửi không tròn kỳ” cho phép khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, … 31 ngày, 32 ngày,… và được hưởng lãi suất như tiền gửi có kỳ hạn,…

Nguồn vốn trong 3 năm qua tăng ổn định tập trung ở khách hàng Cá nhân, năm 2017 tăng 22% so với 2016, năm 2018 tăng 16% so với 2017. Riêng khách hàng Doanh nghiệp, năm 2017 tăng 12% so với 2016 nhưng đến năm 2018 lại tăng mạnh và đạt 42% so với 2017. Xét về số tuyệt đối cho thấy tiền gửi khách hàng Cá nhân tại Chi nhánh có sự phát triển ổn định tạo thành nguồn vốn bền vững cho Sacombank - Chi nhánh Huế. Xét về tỷ trọng các ngồn vốn trong năm 2018 thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm 16%, khách hàng cá nhân chiếm 84% trong tổng nguồn vốn của Sacombank - Chi nhánh Huế. Điều này cho thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh rất ổn định với các doanh nghiệp trên địa bàn và nguồn tiền gửi dân cư ổn định tại địa phương. Với tình hình huy động như vậy chắc chắn Sacombank - Chi nhánh Huế sẽ có sự ổn định cơ bản làm nền tảng phát triển vững chắc trong các năm tiếp theo.

2.2.1.2. Tình hình cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Huế

Bảng 2.5: Tình hình Dư nợ tại Sacombank - CN Huế từ năm 2016 đến 2018

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 Tăng trưởng 2018/2017

1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,180,231 1,409,859 1,690,266 229,628 280,407

2 Cơ cấu tín dụng 1,180,231 1,409,859 1,690,266 229,628 280,407

2.1 Theo kỳ hạn 1,180,231 1,409,859 1,690,266 229,628 280,407

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 567,534 762,041 945,082 194,507 183,041

- Dư nợ cho vay trung dài hạn 612,697 647,818 745,184 35,121 97,366

2.2 Theo đối tượng khách hàng 1,180,231 1,409,859 1,690,266 229,628 280,407

- Dư nợ của KHDN 308,907 427,766 411,802 118,859 (15,964)

- Dư nợ của KHCN 871,324 982,093 1,278,464 110,769 296,371

2.3 Theo ngành nghề 1,180,231 1,409,859 1,690,266 229,628 280,407

- Công nghiệp sản xuất 110,806 152,636 144,868 41,830 (7,768)

- Kinh doanh dịch vụ, thương mại 628,905 720,924 723,682 92,019 2,758

- Hoạt động tiêu dùng 440,520 536,299 821,716 95,779 285,417 (Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Huế)

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng tín dụng chung qua 03 năm

Tổng dư nợ cho vay của Sacombank - Chi nhánh Huế tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2017 tăng 119% so với năm 2016 và năm 2018 tăng hơn 120% so với năm 2017.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng tín dụng theo kỳ hạn qua 03 năm

Xét về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn thì ta thấy dư nợ cho vay trong những năm gần đây (đặc biệt năm 2018) chủ yếu tăng trưởng ở lĩnh vực cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của hiện tương này là do Sacombank - Chi nhánh

hạn theo định hướng của Sacombank. Chính vì vậy, dư nợ ngắn hạn năm 2017 tăng 134% so với năm 2016 và dư nợ ngắn hạn năm 2018 tăng 24% so với năm 2017; Trong lúc đó, dư nợ trung dài hạn năm 2017 chỉ tăng 6% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 15% so với năm 2017.

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng tín dụng theo đối tượng khách hàng qua 03 năm

Xét theo đối tượng khách hàng thì dư nợ trong 3 năm qua tăng đều ở cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, theo tỷ trọng thì năm 2016 khách hàng DN chỉ chiếm 26%, năm 2017 chỉ số này là 30% và năm 2018 là 24% trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy Sacombank - Chi nhánh Huế đang chú trọng phát triển mảng khách hàng Cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu do định hướng của Sacombank là cho vay phân tán, nhỏ lẻ để phân tán rủi ro, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Xét theo ngành nghề cho thấy cơ cấu danh mục tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Huế tập trung tăng trưởng chủ yếu ở mảng Kinh doanh dịch vụ, thương mại. Các ngành như xây lắp, bất động sản, ... đã và đang được Sacombank - Chi nhánh Huế giảm theo lộ trình. Điều này hoàn toàn phù hợp

2.2.1.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của Sacombank - CN Huế từ năm 2016 đến 2018

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tăng trưởng

1 Tổng thu nhập 160,092 188,658 230,656 118% 122% Trong đó: Thu lãi 109,526 135,522 166,852 124% 123% Thu dịch vụ 50,566 53,136 63,804 105% 120% 2 Tổng chi 125,704 145,238 172,251 116% 119% Trong đó: Chi trả lãi 93,394 126,396 152,609 135% 121% 3 Quỹ thu nhập (T.thu

-T.chi) 34,388 43,420 58,405 126% 135% (Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Huế)

Qua bảng trên nhận thấy tổng thu nhập và chi phí tăng đều qua các năm và tăng với tốc độ khá cao. Điều này chứng tỏ Sacombank - Chi nhánh Huế đã phát triển ổn định trong thời gian qua. Cơ cấu thu nhập và chi phí của Sacombank gồm:

- Các khoản thu nhập:

+ Thu nhập từ các khoản cho vay và điều chuyển vốn + Thu dịch vụ ngân hàng

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Thu khác ( thu nợ xử lý rủi ro, thu hoàn dự phòng cụ thể …) - Các khoản chi phí:

+ Chi liên quan huy động và điều chuyển vốn + Chi kinh doanh ngoại tệ

+ Chi phí hoạt động (lương, chi phí khác ...)

Năm 2003, Sacombank - Chi nhánh Huế khai trương đi vào hoạt động và có quy mô nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng ổn định trong 15 năm liên tục từ 2003 đến 2018. Với nhiều sự biến động khó lường của nên kinh tế, thêm vào đó trong các năm 2016 - 2018 nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài chưa có điểm kết thúc Sacombank cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên Sacombank - Chi nhánh Huế đã đạt những kết quả khá thuyết phục. Tổng thu nhập của chi nhánh năm 2018 đạt 230.656tr đồng, tăng 122% so với năm 2017. Với sự tăng trưởng đó, năm 2018 chi nhánh đạt lợi nhuận 58.405tr đồng. Đây là phần thưởng xứng đã cho những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên Sacombank - Chi nhánh Huế.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank Chi nhánh Huế. cổ phần Sacombank Chi nhánh Huế.

2.2.2.1. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Huế

Bảng 2.7: Tình hình phân loại nợ tại Sacombank - CN Huế từ năm 2016 đến 2018

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tăng trưởng

1 Nợ nhóm 1 1,173,826 1,396,124 1,670,993 119% 120% 2 Nợ nhóm 2 2,458 8,236 12,420 335% 151% 3 Nợ nhóm 3 205 892 1,902 435% 213% 4 Nợ nhóm 4 1,090 1,460 846 134% 58% 5 Nợ nhóm 5 2,652 3,147 4,105 119% 130% Tổng 1,180,231 1,409,859 1,690,266 119% 120% (Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Huế)

Qua số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Huế là rất tốt. Trong năm 2017 tăng 119% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 120% so với năm 2017. Chỉ số này càng được đánh giá cao khi đây là thời điểm khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, kèm theo sự tăng trưởng này lại là vấn đề chất lượng tín dụng. Năm 2016, Nợ QH từ nhóm 2 trở lên là 6.405 trđồng, chiếm 0,54% dư nợ, trong đó nhóm Nợ xấu từ Nhóm 3-5 là nhóm hai là 458tr đồng, tương ứng với 1,4% trên tổng dư nợ và không có nợ từ nhóm 3 trở xuống. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ nhóm 2 đã giảm xuống tương ứng là 0,9% trên tổng dư nợ nhưng chi nhánh đã có phát sinh nợ nhóm 3 là 2.128tr đồng, tương ứng với 0,7% tổng dư nợ. Điều này một phần là do dư nợ năm 2017 của chi nhánh tăng rất mạnh so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng lên đến 245%. Với mục tiêu năm 2018 của ban lãnh đạo Sacombank - Chi nhánh Huế đặt ra là phấn đấu tăng trưởng dư nợ trên 30% và đảm bảo nợ nhóm 2 trở xuống không được tăng. Thành quả đạt được của chi nhánh là nợ nhóm 3 trong năm 2017 đạt tỷ lệ 0,7% trên tổng dư nợ thì năm 2018 chỉ còn 0,4% trên tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 của chi nhánh vẫn ở mức ổn định, có tăng nhẹ từ mức 0,9% trên tổng dư nợ năm 2017 lên 1,1% trên tổng dư nợ năm 2018.

Để thấy cụ thể hơn chất lượng nợ đối với các khoản nợ quá hạn trong những năm qua, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết đối với nợ nhóm 2, nợ xấu của Sacombank - Chi nhánh Huế.

2.2.2.2. Thực trạng nợ nhóm 2, nợ xấu

Bảng 2.8. Tình hình nợ nhóm 2 tại Sacombank - CN Huế

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017 Tăng trưởng /2016 /2017 2018 1 Phân theo đối tượng khách hàng 1,232 2,736 4,487 122% 64%

- Khách hàng DN 924 2134 3,275 131% 53%

- Khách hàng cá nhân 308 602 1,211 95% 101%

2 Phân theo ngành kinh tế 1,232 2,736 4,487 122% 64%

- Công nghiệp sản xuất 684 987 - 44%

- Kinh doanh dịch vụ, thương mại 924 1642 2,782 78% 69% - Hoạt động tiêu dùng 308 410 718 33% 75%

3 Phân theo kỳ hạn cho vay 1,232 2,736 4,487 122% 64%

- Ngắn hạn 924 1642 2,782 78% 69%

- Trung dài hạn 308 1,094 1,705 255% 56%

4 Phân theo phương thức cho vay 1,232 2,736 4,487 122% 64%

- Cho vay độc lập 1,232 2,736 4,487 122% 64%

- Cho vay hợp vốn - - -

(Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Huế)

Căn cứ vào bảng nợ nhóm 2 của Sacombank - Chi nhánh Huế có thể thấy rằng nợ nhóm 2 phát sinh chủ yếu ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm 2017, nợ nhóm 2 của đối tượng khách hàng doanh nghiệp cao gấp 2,7 lần so với khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, sang năm 2018 nợ nhóm 2 đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng ~53% và nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng cá nhân tăng ~101% so với năm 2017. Điều này có thể cho chúng ta thấy rằng do tình hình kinh tế các năm vừa qua vẫn liên tục khó khăn nên dẫn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, vấn đề xử lý nợ quá hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân đơn giản hơn, thời gian ngắn hơn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tình hình kinh doan khó khăn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh TT Huế cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Tuy nhiên, đối

tượng khách hàng chính của Sacombank - Chi nhánh Huế chủ yếu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ do đó việc nhanh chóng điều chỉnh chiến lươc kinh doanh để thích nghi với điều kiện thị trường thay đổi không phải là vấn đề quá lớn đối với khách hàng. Đây cũng là cơ sở để có định hướng phát triển tín dụng trong thời gian tới của Sacombank - Chi nhánh Huế.

Xét trên ngành nghề kinh doanh có thể thấy rằng hầu hết các khoản phát sinh nợ nhóm 2 rơi vào nhóm ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại. Do đây là nhóm ngành tập trung phát triển tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Huế trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiện nay nếu so sánh nhóm ngành này với các nhóm ngành khác như kinh doanh bất động sản, xây dựng,... thì rủi ro trong cho vay của nhóm ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại vẫn thấp hơn rất nhiều. Việc tăng nợ nhóm 2 năm 2018 của nhóm ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại là ~69% so với năm 2017 chủ yếu là do chi nhánh tăng trưởng quy mô dư nợ và một số khó khăn trong kinh tế trên địa bàn tỉnh TT Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Xét trên phương diện phương thức cho vay thì đây là những khoản vay do Sacombank - Chi nhánh Huế cho vay độc lập và tất cả đều phát sinh trên địa bàn tỉnh TT Huế.

Bảng 2.9: Bảng tình hình nợ xấu tại Sacombank - Chi nhánh Huế

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tăng trưởng 1 Phân theo đối tượng khách hàng 3,947 5,499 6,853 1,552 1,354

- Khách hàng DN 924 1134 2,275 210 1,141

- Khách hàng cá nhân 3,023 4,365 4,578 1,342 213 2 Phân theo ngành kinh tế 3,947 5,499 6,853 1,552 1,354

- Công nghiệp sản xuất 715 684 987 - 31 303

- Kinh doanh dịch vụ, thương mại 1,638 2,815 3,668 1,177 853

- Hoạt động tiêu dùng 1,594 2,000 2,198 406 198 3 Phân theo kỳ hạn cho vay 3,947 5,499 6,853 1,552 1,354

- Ngắn hạn 924 1642 2,782 718 1,140

- Trung dài hạn 3,023 3,857 4,071 834 214 4 Phân theo phương thức cho vay 3,947 5,499 6,853 1,552 1,354

- Cho vay độc lập 3,947 5,499 6,853 1,552 1,354

- Cho vay hợp vốn 0 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 69 - 81)