Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 116 - 121)

3.3.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng

- Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và tuân thủ các thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động:

+ Để hạn chế rủi ro tín dụng, Sacombank đã xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng các cấp của ngân hàng theo nguyên tắc: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng, theo dõi, quản lý, thu hồi nợ.

+ Mô hình tổ chức tín dụng đã được xây dựng theo hướng: Tách bạch chức năng ra quyết định phán quyết tín dụng với chức năng quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

+ Trong trường hợp khoản vay đã được phê duyệt và giải ngân, toàn bộ hồ sơ tín dụng được lưu trữ tại bộ phận khách hàng tại chi nhánh và bộ phận giám sát kinh doanh & xử lý nợ nhằm tạo tính nhất quán, khách quan trong

việc lưu trữ hồ sơ tín dụng, tránh trường hợp tự ý sửa hồ sơ tín dụng sau khi phê duyệt. Thời gian qua, Sacombank đã quyết liệt trong việc triển khai mô hình tổ chức theo hướng trên. Tuy nhiên, trong thời gian đầu vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả như kỳ vọng. Vì vậy, một số kiến nghị Sacombank các vấn đề sau:

* Cần đầu tư nghiên cứu, thuê tư vấn xây dựng mô hình hoạt động trong kinh doanh và giám sát rủi ro nhằm tạo ra một mô hình hoạt động có sự ổn định, tránh trường hợp liên tục thay đổi, điều chỉnh quá nhiều trong thời gian vừa qua.

* Mô hình tổ chức luôn gắn liền với công tác nhân sự. Do đó, mọi sự thay đổi về mô hình đều cần có sự nghiên cứu về số lượng nhân sự cần thiết để mô hình đó vận hành tốt. Nếu nhân sự không theo kịp sẽ phát sinh hiện tượng kiêm nhiệm giữa các bộ phận làm mô hình tổ chức không phát huy được hiệu quả, chức năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có khả năng bị triệt tiêu.

- Hoàn thiện cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng: Để có thể quản lý được rủi ro tín dụng một cách hệ thống và có hiệu quả, Ngân hàng cần hoàn thiện bộ máy quản lý và giám sát rủi ro tín dụng theo cơ cấu như sau:

+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị thông qua bộ máy của mình là Hội đồng kinh doanh và Khối quản lý rủi ro có trách nhiệm phê duyệt chính sách phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng nhằm giám sát quá trình thực hiện chính sách cũng như việc phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

+ Ban điều hành và các cấp quản lý: có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro đối với hoạt động của Ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả.

vòng kiểm soát thứ hai, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Ban điều hanh xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Sacombank, đảm bảo phù hợp với yêu cầu trong quản trị rủi ro của Ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật, NHNN và phù hợp với thông lệ quốc tế...

+ Bộ phận Giám sát kinh doanh và xử lý nợ: Là bộ phận trực thuộc khối quản lý rủi ro có chức năng kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và cảnh báo sớm rủi ro nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong trường hợp phát sinh rủi ro. Bộ phận này tại Sacombank năm qua đã rất được chú trọng và có sự thay đổi lớn, từ thuộc sự quản lý của chi nhánh sang thuộc sự quản lý của Khối quản lý rủi ro của Hội sở. Trước đây, do nhiều nguyên nhân bộ phận này hoàn toàn không phát huy được tác dụng. Các chức năng, nhiệm vụ cơ bản bị triệt tiêu hoàn toàn. Một số chi nhánh phát sinh nợ xấu có hệ thống nhưng hoàn toàn không được phát hiện và cảnh báo sớm. Do đó, Sacombank đã chú trọng đầu tư nhân lực, vật lực để củng cố bộ phận này. Tuy nhiên, trong thời gian đầu vận hành với quy trình, quy định liên quan chưa đồng bộ cũng đã ảnh hưởng đến sự tương tác của bộ phận này với bộ phận kinh doanh tại chi nhánh.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình cấp tín dụng: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh rủi ro tín dụng thuộc về chủ quan của ngân hàng cho vay trong việc xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy trình thủ tục cho vay thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Để hạn chế rủi ro, Sacombank cần xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang cho hoạt động tín dụng:

của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

+ Ban hành, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

+ Hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác.

+ Xây dựng và thường xuyên bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay, bảo lãnh và các quy trình hỗ trợ khác theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO.

+ Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng như sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.

3.3.1.2. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh phù hợp

Hàng năm, Sacombank sẽ phối hợp với các chi nhánh nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng chi nhánh và giao cho các đơn vị thực hiện. Đấy là chỉ tiêu kinh doanh cho cả năm kế hoạch và các chi nhánh sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng mọi giá. Tuy nhiên, một quy luật hiển nhiên là tăng trưởng càng nóng sẽ tỷ lệ thuận với khả năng xảy ra rủi ro. Và thực tế cho thấy thời gian qua, một số chi nhánh đã bằng cách này hay cách khác đã cố gắng nỗ lực tối đa để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Có được kết quả đó, ngoài một số Chi nhánh thực hiện bằng nội lực của mình thì còn có một số chi nhánh đã bỏ qua quy trình, quy định của ngành, hạ thấp tiêu chuẩn theo quy định để phát triển bằng mọi giá. Sự phát triển nóng đã bỏ qua một số nguyên tắc, quy trình quản trị rủi ro nên một số khoản vay đã bộc lộ chất lượng kém sau một thời gian nhất định. Trong hệ thống đã có rất nhiều chi

nhánh năm này hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đến năm sau nợ quá hạn phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát, trích lập dự phòng tăng, kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Trong năm 2016, 2017, 2018 Sacombank cũng đã có rất nhiều quyết định liên quan đến công tác cán bộ mà nguyên nhân bắt nguồn từ phân tích trên. Vì vậy, để góp phần phát triển ổn định bền vững, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, kiến nghị Sacombank có định hướng phát triển ổn định, phù hợp với tình hình nội tại của hệ thống và tình hình kinh tế xã hội tại từng địa phương. Đối với công tác giao kế hoạch hàng năm, kiến nghị Sacombank cần có sự nghiên cứu về đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng miền, đánh giá nhu cầu, tiềm năng một cách khoa học để từ đó có những số liệu giao nhiệm vụ hợp lý, đảm bảo các chi nhánh phát triển nhưng vẫn đảm bảo ổn định, hiệu quả.

3.3.1.3. Hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng

Sacombank cần xây dựng Hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp hoạt động tín dụng có hiệu quả, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng cần chia làm hai loại:

- Các thông tin có tính vĩ mô, định hướng:

+ Môi trường kinh tế vĩ mô, các định hướng, chính sách kinh tế của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của một tổ chức tín dụng

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng - Các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng + Hệ thống thông tin từ khách hàng vay vốn

+ Hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích, báo cáo xu hướng rủi ro tín dụng; các báo cáo, tổng kết về hoạt động tín

dụng…

- Chế độ thông tin báo cáo: Tình hình rủi ro tín dụng phải được báo cáo định kỳ đến Hội đồng tín dụng, Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng theo đó chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, khoản tín dụng cần chú ý và những khoản có thể bị mất, những khu vực tín dụng tăng trưởng nhanh, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế hoặc khủng hoảng ảnh hưởng đến khả năng mất vốn…

3.3.1.4 . Nâng cao vai trò Công nghệ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giám sát rủi ro tín dụng. Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, các số liệu phải phản ánh trung thực và kịp thời tình trạng chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để từ đó Ban lãnh đạo có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường. Công nghệ tiên tiến cũng giúp cho lãnh đạo các chi nhánh cập nhật được số liệu tức thời, tăng khả năng giám sát, giảm thiểu được rủi ro. Công nghệ tiên tiến cũng giúp cho các Chi nhánh giảm bớt thời gian tác nghiệp, báo cáo thủ công và dành thời gian nhiều hơn để tiếp xúc, nắm bắt thông tin từ khách hàng. Vì vậy, Sacombank cần có nghiên cứu một cách khoa học và áp dụng những cộng nghệ mới của các nước tiên tiến và phù hợp với tình hình của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)