Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

2.1.4.1. Địa bàn hoạt động kinh doanh

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một thành phố du lịch với quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tỉnh Thừa Thiên Huế tọa lạc tại vùng Bắc Trung Bộ, có ranh giới tiếp giáp với Tỉnh Quảng Trị và Thành phố Đà Nẵng, có cửa khẩu thông với nước bạn Lào tại Huyện A Lưới và gần khu thương mại Quốc Tế Lao Bảo của Tỉnh Quảng Trị. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 với hệ thống giao thông thuận lợi gồm: Đường sắt Bắc – Nam, đường bộ, cảng Hàng Không quốc tế Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm Thành phố Huế và 9 huyện, thị xã với dân số 1.103.136 người, trong đó có 553.558 người sinh sống ở thành phố, thị xã, với tổng diện tích 5.033,2 km2, mật độ dân số 219.17 người/km2.

Toàn tỉnh có 02 Khu công nghiệp Phú Bài và Hương Sơ, có 1 cảng nước sâu Chân mây, 01 sân bay Phú Bài.

Phần lớn số lượng lao động của Tỉnh tập trung vào các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch; các trường đại học, cơ sở kinh doanh thương mại - du lịch đều nằm trên địa bàn TP Huế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2018: 7,15%, trong mức tăng trưởng chung, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,73%, đóng góp 4,01 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; ngành dịch vụ tăng 7,11%, đóng góp 3,15 điểm phần trăm; ngành nông lâm thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,5%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm. GDP bình quân đầu người là 1.793USD.

Trên địa bàn hoạt động của Sacombank Huế tập trung khá đông các tổ chức tín dụng, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn hiện có 129 điểm giao dịch, trong đó ngân hàng thương mại Nhà nước có 56 phòng giao dịch, các ngân hàng thương mại cổ phần có 73 phòng giao dịch, bên cạnh đó còn có quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhìn chung có chiến lược phát triển tương đồng, mỗi ngân hàng đầu có những điểm mạnh riêng và sự cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực khác nhau :

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với lợi thế rất lớn về màng lưới và lực lượng lao động, tập trung chỉ đạo thu hút nguồn vốn và phát triển các sản phẩm ngân hàng phục vụ khối khách hàng làng nghề, khách hàng là hộ cá thể, chi phối thị trường tài chính nông thôn. Bên cạnh đó luôn quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh thông qua các chương trình cụ thể của toàn hệ thống.

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với thế mạnh về mạng lưới rộng, quan hệ mật thiết với các khách hàng công nghiệp, thương mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đô thị. Cơ chế tiền lương và thu nhập sau cổ phần hoá đã phát huy và thúc đẩy được nội lực của Chi nhánh.

- Các Ngân hàng Thương mại cổ phần như VIBank, ACB, VPBank, MaritimeBank… với điểm mạnh là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tính năng động linh hoạt, hiệu quả trong giao dịch với khách hàng, các điểm giao dịch khang trang, lãi suất huy động cao chênh lệch bình quân cùng kỳ hạn so với các Ngân hàng thương mại. Bộ máy gọn nhẹ, công nghệ hiện đại vì vậy thuận lợi cho triển khai các sản phẩm ngân hàng mới. Các ngân hàng này đang dần khẳng định mình và tạo được lòng tin đối với khách hàng.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được trong năm 2018 của tỉnh TT Huế

(Theo báo cáo số 330/BC-UBND ngày 03/12/2018)

Stt Chỉ tiêu chủ yếu KH năm 2018 Ước TH năm 2018

I Kinh tế

1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) (%) 7,5-8,0 7,15

Tr.đó: - Nông Lâm Ngư nghiệp (%) 2,23 3,16

- Công nghiệp-Xây dựng (%) 8,5 8,73

- Dịch vụ (%) 8,6 7,11

- Thuế sản phẩm (%) 3,98 6,5

2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (USD) 1.750 1.793

3 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 920 920

4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 20.000 20.500

5 Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) 6.830 7.236

II Xã hội

6 Giảm tỷ suất sinh (‰) 0,2 0,2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (‰) 10,8 10,8

7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: - Theo cân nặng (%)

- Theo chiều cao (%) <10,4 < 7,6 10,4 7,6 8 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (%) 95 98,07

9 Tỷ lệ hộ nghèo giảm (%) 1,06 1,06

10 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%) 62 62

11 Tạo việc làm mới (nghìn người) 16 16

III Môi trường

12 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch (%) 80 80

13 Độ che phủ rừng (%) 57 57,3

14 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom (%) 96 96 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)

2.1.4.2. Năng lực kinh doanh

- Nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng còn khá chậm, hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ, hoạt động rất manh mún. Bên cạnh đó người dân Huế vốn dĩ rất kỹ tính và cẩn trọng nên rất nhạy cảm về giá. Với đặc thù nền kinh tế Huế chiếm phần lớn là dịch vụ (50.2%), còn lại là nông – lâm – ngư công nghiệp. Sacombank TT Huế đã chứng tỏ khá tốt “bản lĩnh Sacombank” tại địa bàn. Thị phần của Sacombank có tỷ trọng khá tốt, thuộc TOP 5 NH tại địa bàn (chỉ xếp sau 4 Ngân hàng lớn BIDV, Viettinbank, Agribank, Vietcombank.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: tỷ đồng STT Ngân hàng 2016 2017 2018 Giá trị phần Thị (%) Giá trị Thị phần (%) Giá trị Thị phần (%) 1 Vietinbank 4.792 13,9 5.702 15,2 7.413 17,2 2 BIDV 7.168 20,9 7.959 21,1 8.990 20,8 3 Vietcombank 2.781 8,1 2.551 6,8 4.075 9,4 4 Agribank 5.834 17,0 6.273 16,8 7.009 16,2 5 Sacombank 1.180 3,4 1.294 3,5 1.673 3,9 6 ACB 226 1,9 749 2,0 1.054 2,4 7 SaigonBank 168 1,6 628 1,7 451 1,0 8 MBBank 534 2,5 918 2,5 904 2,1 9 VIB 90 1,3 433 1,2 595 1,4 10 ABBank 452 1,4 575 1,5 852 2,0 11 BAC A Bank 264 2,2 969 2,6 752 1,7 12 Eximbank 753 0,9 354 0,9 538 1,2 13 SHB 79 1,2 428 1,1 354 0,8 14 LienVietBank 422 0,6 390 1,0 590 1,4 15 NH CSXH 2.113 6,2 2.256 6,0 1.947 4,5 16 NH Phát triển 4.098 11,9 4.040 10,8 3.785 8,8 17 NH khác 3.331 5,2 1.980 5,3 2.190 5,0 Tổng cộng 34.358 100 37.428 100 43.172 100

(Nguồn: NHNN Thừa Thiên Huế) - Qua bảng số liệu cho thấy thị phần của Sacombank biến động tăng qua từng năm nhưng không đáng kể. Cụ thể, năm 2016 chiếm 3,4% trong tổng thị

phần, đến năm 2017, tỷ trọng này tăng nhẹ chiếm 3,5% và tăng lên 3,9% vào năm 2018. Bình quân giai đoạn đạt tỷ trọng 3,6%. Như vậy có thể thấy tỷ trọng dư nợ của Sacombank trong cho vay đã có sự phát triển tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong những năm vừa qua làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Với mục tiêu an toàn vốn và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, các NHTM đều thực hiện ổn định và duy trì nhóm đối tượng khách hàng chiến lược sẵn có đồng thời lôi kéo các khách hàng tốt của các NHTM khác trên địa bàn, điều đó đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Sacombank cần có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị phần của ngân hàng.

- Tuy nhiên, đánh giá chỉ tiêu bình quân cho vay trên điểm giao dịch (đặc biệt là chỉ tiêu cho vay) thì chi nhánh chưa tận dụng tốt lợi thế về mạng lưới, tính quảng bá của thương hiệu và lợi thế là NHTM CP đầu tiên thành lập tại địa bàn. Chi nhánh cần phát triển thêm các sản phẩm cho vay nông nghiệp, cho vay phố chợ, tiểu thương chợ, cho vay nhanh nhỏ, cho vay hưu trí, mua xe máy…phù hợp đặc thù kinh tế, đặc điểm tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)