nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh và tình hình kinh doanh của ngân hàng.
Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường.
Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Sacombank nói chung và của Sacombank - Chi nhánh Huế nói riêng đã gặt hái được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện tại lại vẫn chưa thể đáp ứng hết được yêu cầu quản trị đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những thời cơ và thách thức, định hướng về quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Huế tập trung vào những nội dung chính sau đây:
+ Xây dựng cơ chế và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đồng bộ theo hướng chủ động phòng ngừa từng khoản vay và cả danh mục bao gồm hệ thống các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của ngân hàng, tăng cường năng lực tự giám sát và quản trị rủi ro tín dụng nội bộ.
+ Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực mà nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả cao. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp với quy mô và tiềm lực của Sacombank - Chi nhánh Huế; không tập trung vào một nhóm ngành hàng hoặc nhóm khách hàng cho dù ngành nghề hoặc khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ (không bỏ tất cả trứng vào một giỏ).
+ Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản
trị rủi ro.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng luôn là công tác được quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đề ra. Sacombank - Chi nhánh Huế xem chất lượng tín dụng là nhân tố quyết định đến sự ổn định và phát triển của Chi nhánh, đưa chất lượng tín dụng là chỉ tiêu chính trong công tác đánh giá KPI của cán bộ
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:
* Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng.
* Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ. * Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động
* Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.
* Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro. * Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trường.
+ Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng.
+ Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.
+ Chuyển từ quy trình quản trị rủi ro phi tập trung sang mô hình quản trị rủi ro tập trung độc lập và toàn diện hơn. Tập trung dự báo và quản lý rủi ro
được thiết lập như một bộ phận độc lập, đảm bảo rằng các loại rủi ro được đo lường, giám sát một cách khách quan, hợp lý và toàn diện.
+ Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của Sacombank.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại tại Sacombank - Chi nhánh Huế