Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 36 - 44)

hàng thương mại

1.2.2.1. Nhận biết và dự đoán rủi ro

- Trong quá trình giao dịch phát sinh, trên cơ sở dữ liệu thu thập được và các thông tin sẵn có liên quan đến khoản tín dụng đang xem xét, một cuộc phân tích được thực hiện nhằm nhận biết và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra.

- Để quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả công tác dự đoán để xác định những rủi ro tiềm ẩn và rủi ro hiện có trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể chấp nhận được chỉ có thể được thiết lập sau khi đã xác định những yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng. Việc phát hiện rủi ro tín dụng dựa trên nhiều yếu tố, trong đó người ta xem xét kỹ lưỡng các đặc thù của từng sản phẩm cũng như các điều kiện, các yêu cầu và khả năng đáp ứng của nó.

Định lượng và đo lường rủi ro: Là việc đo lường mức độ rủi ro dự kiến, giúp ban điều hành xác định được biên độ của rủi ro dự kiến. Việc định lượng rủi ro được xác định trên cơ sở thống kê, dựa trên hai biến số: khả năng mất mát và tần số mất mát. Khả năng mất mát thể hiện con số tuyệt đối của từng khoản mất mát, tần số mất mát thể hiện khả năng mất mát có thể xuất hiện. Ngoài hai biến số trên còn có các yếu tố định tính khác như: luật pháp, quy chế hoạt động, tình hình kinh tế, thị trường và những tác động của nó, kế hoạch của từng bộ phận cũng được xem xét trong giai đoạn này.

Dự phòng rủi ro: Dự phòng một nguồn lực để bù đắp nhằm giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro xảy ra, giúp ngân hàng duy trì hoạt động bình thường là một đòi hỏi rất quan trọng của quản trị rủi ro. Dự phòng gần như là điều kiện bảo hiểm bắt buộc đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.

Trong thực tiễn hoạt động, người ta sử dụng một hoặc nhiều giải pháp dự phòng khác nhau. Giải pháp thông thường nhất là sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố của người vay hoặc của bên thứ ba bảo lãnh cho người vay, các chứng thư bảo lãnh của các Tổ chức tín dụng khác phát hành, một số trường hợp nguồn dự phòng lại chính là tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt và không thể thiếu là nguồn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được trích hàng năm của chính Tổ chức tín dụng. Ngoài ra, để tận thu và sớm đưa nguồn vốn ngân hàng vào lưu thông, tái đầu tư, các Tổ chức tín dụng còn lựa chọn giải pháp Bán nợ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực mua bán nợ.

Theo dõi và kiểm soát rủi ro:

- Là việc thường xuyên thu thập các thông tin liên quan trong quá trình cấp tín dụng và giám sát việc thực hiện đầy đủ các quy định của hệ thống quản trị rủi ro. Một trong những công cụ đắc lực của hệ thống giám sát là “Kiểm soát nội bộ”. Thông qua bộ phân này cùng với các thông tin trong tác nghiệp hàng ngày, ban điều hành có thể theo dõi và phát hiện dấu hiệu rủi ro xảy ra trong chu kỳ cấp tín dụng. Yêu cầu đối với công việc theo dõi rủi ro là phải thường xuyên đánh giá tính ổn định của các loại rủi ro, mức độ rủi ro thực tế, trao đổi thông tin nội bộ,…

- Quá trình kiểm soát rủi ro còn đòi hỏi một sự phối hợp chung có tính tổng thể từ các bộ phận chức năng riêng biệt, không thể mạnh ai nấy biết. Tuy nhiên, để có sự khách quan, các ngân hàng thường thiết lập một bộ phận đặc biệt, đọc lập với các bộ phận chức năng chịu rủi ro gọi là “Phòng quản lý rủi ro” hay “Khối kiểm toán nội bộ”,… nhằm thực hiện chức năng theo dõi tổng thể rủi ro trên toàn hệ thống.

Đánh giá quản trị rủi ro: Là việc rà soát và đánh giá tính hiệu quả của chính sách, chương trình quản trị rủi ro và các biện pháp đã thực hiện. Hội đồng quản trị thực hiện rà soát các quy chế, quy định về kiểm soát rủi ro

chung trên toàn hệ thống. Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đánh giá công việc quản trị rủi ro, gồm cả việc xem xét các bộ phân kinh doanh có quản trị rủi ro trong hạn mức rủi ro cho phép hay không, liệu bộ phân quản trị rủi ro có thực hiện đúng, đủ các chức năng của mình hay không. Việc tuân thủ các giới hạn an toàn như: tỷ lệ dư nợ tối đa của một khách hàng vay so với vốn tự có của một tổ chức tín dụng, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán ngay, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro,…

Các cơ chế xử lý rủi ro:

- Trong hoạt động cấp tín dụng không tránh khỏi những rủi ro thực tế xảy ra. Thông thường, khi có rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng, phía ngân hàng và doanh nghiệp sẽ cùng nhau đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp và cùng có lợi từ những phương án dự phòng rủi ro mà hai bên đã lựa chọn và thỏa thuận trước đó. Nếu đôi bên không cùng giải quyết được thì sẽ cùng đưa ra tòa án để xử lý.

- Trong mọi trường hợp, nếu các phương án xử lý rủi ro nêu trên vãn không đủ bù đắp hoặc không có kết quả dẩn đến nợ xấu không có khả năng thu hồi thì ngân hàng sẽ dùng Quỹ dự phòng rủi ro đã được trích khi phát sinh nợ xấu để xử lý khoản vay đó. Các ngân hàng trên thế giới và ở nước ta đều có quy định về việc phân loại nợ sau khi cho vay để làm căn cứ trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

- Để quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả, các tổ chức tín dụng còn phải có khả năng quản trị tốt các loại rủi ro khác như: rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản, rủi ro trong hoạt động,… Bởi vì các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng đều có tác động qua lại với nhau, loại rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến các loại rủi ro khác và ngược lại.

1.2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Điểm mạnh:

Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. - Điểm yếu:

đầu tư nhiều công sức và thời gian.

Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

- Điểm mạnh:

Gọn nhẹ.

Cơ cấu tổ chức đơn giản.

Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ. - Điểm yếu:

Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

1.2.2.3. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro

- Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro.

- Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Được sử dụng thống nhất trên toàn hệ thống, làm cơ sở để xét duyệt, cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với khách hàng.

điều kiện về cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay.

+ Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm;

+ Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;

+ Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;

+ Có quy định về việc tự định giá tài sản bảo đảm bao gồm nguyên tắc, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm đảm bảo đúng quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm và để thực hiện việc xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 02/2018/TT-NHNN;

+ Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.

- Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phù hợp với các quy định pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;

+ Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý dư nợ cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định;

+ Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất; + Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động;

+ Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d khoản này.

1.2.2.4. Phương pháp và nguyên tắc phân loại

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 02/2018/TT-NHNN và phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp.

- Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà có bất cứ một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng khác thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải phân loại lại các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.

- Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn phải thực hiện việc phân

loại độc lập và có trách nhiệm thông báo ngay cho nhau kết quả phân loại. Toàn bộ nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được cấp tín dụng hợp vốn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn đã phân loại.

- Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác phải phân loại các khoản ủy thác này như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.

- Đối với nợ đã bán nhưng chưa thu được tiền, nợ đã bán nhưng bên mua có quyền truy đòi người bán thì số tiền chưa thu được, số dư nợ đã bán có quyền truy đòi người bán phải được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này như trước khi bán nợ.

- Đối với các khoản nợ được mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền đã thanh toán để mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đó đã được phân loại trước khi mua.

- Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay không có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu, trừ trường hợp trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bằng tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)