Những thành tựu đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 89 - 90)

Hoạt động tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Huế tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, các khoản nợ xấu được xử lý kịp thời và không để phát sinh, cơ cấu danh mục khách hàng đa dạng theo đúng định hướng của Sacombank, tăng dần thị phần khối bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân để phân tán rủi ro theo đúng chỉ đạo của Hội sở và tình hình kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.

- Các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng tạo tính khách quan, độc lập trong thẩm định cho vay giúp cho người phê duyệt tín dụng nhận dạng rõ hơn các rủi ro tiềm ẩn. Ngay trong mỗi phòng quan hệ khách hàng đã có sự phân tách sâu giữa các bộ phận. Trước đây nếu một cán

bộ quan hệ khách hàng thực hiện toàn bộ từ khi tiếp cận khách hàng đến khi hoàn thành giải ngân khoản vay thì đến nay đã phân ra làm hai khâu là phát triển khách hàng và giám sát kinh doanh để tạo sự chuyên môn hóa cao, đảm bảo sự kiểm soát chéo, góp phần giảm thiểu rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng.

- Sacombank - Chi nhánh Huế thường xuyên tổ chức đánh giá theo định kỳ để nhận diện, lường trước được những dấu hiệu các khoản vay, những khách hàng có vấn đề và chủ động đưa ra những biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời.

- Sacombank - Chi nhánh Huế luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường khả năng bán chéo sản phẩm; Tiếp tục lựa chọn những khách hàng tốt, có uy tín trong cho vay trả để cấp tín dụng, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đối với các khách hàng được xem là có nguy cơ nợ quá hạn, gây rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 89 - 90)