Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 121 - 128)

3.3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN

Nâng cao hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng của NHNN bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

+ Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được

xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng.

+ Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt dẫn đến tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng giữa các Ngân hàng như hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro cho vay tăng cao. Vì vậy, NHNN cần có sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

+ NHNN cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giám sát Ngân hàng, đảm bảo đủ số lượng và năng lực, kiến thức về hoạt động Ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đạo đức cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Trong việc hoàn thiện khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát, NHNN nên xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể, rõ ràng và thiết lập một hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo rủi ro cho các Ngân hàng.

- Cải thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng

+ Thông tin tín dụng phải được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời của các Ngân hàng, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. CIC cần có những quy định chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin tín dụng là mang tính bắt buộc với các Ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, CIC có thể tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng tập trung, hoàn chỉnh, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, CIC nên đa dạng hóa hơn nữa nguồn thông tin đáng tin cậy từ các cơ quan thuế, phòng thương mại, hiệp hội

các ngành nghề...

+ Mặt khác, những thông tin mà CIC cung cấp cần phải chi tiết hơn nữa về vấn đề phát sinh nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ, lịch sử khách hàng vay, những thông tin liên quan đến ý chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, CIC tiến hành hơn nữa sự phân tích, tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu của mình để cho ra các sản phẩm mang tính thẩm định, cảnh báo hơn là những thông tin về thống kê, mô tả. Có như vậy, công tác thẩm định đối với đối tượng vay vốn và quản trị rủi ro của Ngân hàng mới đạt hiệu quả cao.

- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ:

+ Việc phân loại nợ vay sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định một cách chính xác hơn về mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro. Trước đây, phân loại nợ tại các tổ chức tín dụng thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18 sửa đổi của NHNN. Theo quy định, hiện hành một khách hàng có thể được phân vào nhóm nợ khác nhau ở các tổ chức tín dụng khác nhau. Điều này không phản ánh đúng tình hình của khách hàng và nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn. Thông tư 02/2018/TT-NHNN ra đời sẽ giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, kiến nghị NHNN nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh để thông tư đưa vào áp dụng và có biện pháp chế tài thích hợp để giám sát việc áp dụng của các tổ chức tín dụng. Có như vậy mới phản ánh được chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay.

3.3.2.2. Đối với các cơ quan ban ngành

- Cần có những dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.

sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo.

- Tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.

- Nâng cao tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà Nước

- Chính phủ cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngân hàng trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của khách hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hàng.

- Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng. Giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.

- Hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu làm sạch bảng cân đối tài chính.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là xu thế tất yếu đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp nước ta cũng như đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là với thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Hoạt động của các NHTM Việt Nam chịu tác động không chỉ bởi các yếu tố tài chính - kinh tế bên ngoài, mà còn bởi các yếu tố nội tại của nền kinh tế. Do vậy, đánh giá đúng các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra để quản trị rủi ro tốt hơn là cách để phát triển bền vững nhất trong quá trình kinh doanh của các NHTM. Được xem là một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn tại các NHTM, tín dụng đương nhiên tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có. Các NHTM chấp nhận sự tồn tại của những rủi ro này trên cở sở đưa ra những chính sách, công cụ, biện pháp quản trị rủi ro cần thiết nhằm hạn chế tối đa các hậu quả phát sinh và tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và bền vững.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sacombank (Sacombank) - CN Huế đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:

- Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý thuyết về tín dụng, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay. Các khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng, tác động của rủi ro tín dụng và vai trò quản trị rủi ro tín dụng đã được làm rõ và tạo cơ sở choí việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay. Ngoài ra, để xây dựng cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu, luận văn đã tổng hợp các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để các NHTM Việt Nam có thể nâng cao hơn nữa công tác quản

- Thứ hai: Luận văn đã thực hiện việc phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - CN Huế. Kết quả phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Sacombank - CN Huế có kết quả rất tốt, tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016 - 2018. Sacombank nói chung và Sacombank - CN Huế nói riêng cũng đã tích cực áp dụng các mô hình quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến để kiểm soát rủi ro, nhờ vậy chất lượng tín dụng có bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra sau rộng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, cũng đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng tại Sacombank - CN Huế. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tuy đã được cải thiện vơi nhiều mặt tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sacombank năm 2010, 2016 và 2018.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sacombank - Chi nhánh Huế năm 2010, 2016 và 2018.

3. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Tài liệu giảng dạy tín dụng ngân hàng thương mại, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

5. Luật các tổ chức tín dụng 2010

6. Ngân hàng Nhà nước (2010), “Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày về việc quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

7. Lê Xuân Nghĩa (2006), Quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại, tài liệu hội thảo quản trị rủi ro Ngân hàng Thương mại.

8. Quốc hội (2010), Luật Tín dụng năm 2010, Hà Nội.

9. Quy trình cấp tín dụng và các quy trình, quy định đối với việc cho vay Ngân hàng TMCP Sacombank.

10. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/05/2005.

11. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi.

12. Thông tư 02/2018/TT-NHNN ngày 21/01/2018 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng.

13. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê

14. Web tham khảo: http/www.Sacombank.com.vn 15. Web tham khảo: http/www.cafef.vn

16. Web tham khảo: http/www.vnexpress.com.vn 17. Web tham khảo: http/www.24h.com.vn 18. Web tham khảo: http/www.sbv.gov.vn 19. Web tham khảo: http/www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)