Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 112 - 116)

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ, cơ cấu lại nợ cho khách hàng

Thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tất cả các tổ chức, cá nhân và lĩnh vực kinh

tế trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ảnh hưởng này thể hiện qua nhu cầu tiêu dùng giảm sút, tốc độ phát triển kinh tế chậm, lạm phát tăng cao, thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có những diễn biến không thuận lơi, lãi suất cho vay còn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của các khách hàng và chất lượng tín dụng ngày càng giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Giải pháp cơ cấu lại nợ cũng đã được Sacombank - Chi nhánh Huế áp dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính khó khăn. Đây được xem là công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro cho Sacombank - Chi nhánh Huế và phù hợp với quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2017, để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế được tiếp tục tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng khi có phương án kinh doanh khả thi. Theo đó, các khoản cơ cấu nợ vẫn được giữ nguyên nhóm nợ nếu được tổ chức tín dụng đánh giá hoạt động sản xuất của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Căn cứ vào quy định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2017 và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của Sacombank, Sacombank - Chi nhánh Huế đã tiến hành cơ cấu lại nợ một số khách hàng có tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ khả thi nhằm đảm bảo quyền lợi cho phía khách hàng. Các khách hàng này được Sacombank - Chi nhánh Huế thẩm định và đánh giá có phương án kinh doanh khả thi và đồng ý cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ (nhóm 1) như trước khi cơ cấu.

Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì các tiêu chí đánh giá một phương án khả thi trong tương lai trong khi hiện tại nó đang gặp khó khăn hoàn toàn mang tính cảm tính, chủ yếu là các yếu tố định tính không có cơ sở vững chắc. Do đó, hầu như các tình huống xử lý chủ yếu là giải pháp tình thế để xử lý kỹ thuật trong thời gian ngắn và hoàn toàn không nên áp dụng rộng rãi. Nó có thể dẫn đến hệ lụy là không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của

một tổ chức tín dụng trong thời điểm đó.

Vì vậy, để phản ánh đúng chất lượng tín dụng, nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro và đáp ứng yêu cầu của thông tư số 02/2018/TT-NHNN ngày 21/01/2018 bắt đầu áp dụng, Sacombank - Chi nhánh Huế cần đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của toàn bộ khách hàng hiện hữu (đặc biệt đối với những khách hàng đã được áp dụng quyết định 780/QĐ- NHNN) để có ứng xử tín dụng kịp thời. Sẵn sàng cơ cấu ngay thời hạn trả nợ (giữ nguyên nhóm nợ) nếu khách hàng có phương án thực sự khả thi và chuyển sang nhóm nợ phù hợp nếu không có cơ sở đánh giá được tình hình kinh doanh của khách hàng sau cơ cấu. Có như vậy mới phản ánh thực được chất lượng tín dụng của Sacombank - Chi nhánh Huế và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro cho chi nhánh.

3.2.2.2. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Đây là giải pháp có mối quan hệ mật thiết với giải pháp cơ cấu nợ ở trên. Hiện nay, việc phân loại nợ thực hiện theo thông tư 02/2018/TT-NHNN. Việc sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý rủi ro các khoản nợ là việc Ngân hàng hạch toán chuyển những khoản vay phát sinh rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng. Do đó, để nâng cao khả năng quản trị rủi ro, Sacombank - Chi nhánh Huế cần thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của Chi nhánh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, thường xuyên đánh giá, chấm điểm xếp hạng, và chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và chuyển sang nhóm nợ phù hợp và thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

3.2.2.3. Bảo hiểm tín dụng

Rủi ro là điều không ai mong muốn nhưng có thể bất ngờ ập đến với bất kỳ ai, bất cứ lúc nào. Những rủi ro liên quan đến sức khỏe hay tính mạng vẫn luôn là nỗi lo của những khách hàng có khoản vay tại ngân hàng, đặc biệt đối với những khoản vay dài hạn tới 20 năm như vay đầu tư dự án, vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở.

Với Bảo hiểm tín dụng, ngân hàng và khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vay vốn tại ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, sẻ chia, luôn sát cánh cùng khách hàng, đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho gia đình khách hàng trong những tình huống không may xảy ra, đảm bảo cho việc chi trả nợ ngân hàng mà khách hàng đã vay nếu có những rủi ro xảy ra đối với khách hàng vay vốn.

Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro rất tốt đối với Ngân hàng và khách hàng trong việc vay vốn, nhất là đối với các khoản vay dài hạn.

3.2.2.4. Tăng cường quản lý, giám sát danh mục cho vay

Đích hướng tới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức đặc biệt là các dự án lớn, thời gian vay dài, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Danh mục cho vay phải được rà soát và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.

Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại (do sự thay đổi môi trường

kinh doanh, thay đổi chính sách của nhà nước, sự biến động của bản thân doanh nghiệp và các nguyên nhân thuộc về ngân hàng…) thực hiện việc điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro thấp từ đó tạo ra thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)