- Công tác nhận diện rủi ro đã được thực hiện thường xuyên hơn nhưng vẫn còn bất cập, việc cảnh báo cũng như dự báo tiềm ẩn rủi ro đôi lúc chưa hiệu quả. Tuy nhiên, công tác này đã được Sacombank nói chung và Sacombank - CN Huế nói riêng quan tâm đầu tư và đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.
- Công tác kiểm soát rủi ro của Sacombank - CN Huế thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay (thẩm định khoản vay). Vấn đề kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ quan hệ khách hàng đối với khách hàng thực hiện nhiều lúc mang tính hình thức, chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Ngoài ra, công tác kiểm soát nội bộ của Kiểm toán nội bộ chưa sát với thực tế thị trường, chưa dự báo và đưa ra cảnh báo sớm đối với các rủi ro cũng như đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời.
- Đo lường, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng chưa đầy đủ và hiệu quả. Thông tin mà Chi nhánh có được từ khách hàng chủ yếu do chính khách hàng cung cấp và từ tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp từ người vay. Các báo cáo tài chính do khách hàng vay cung cấp đa số hầu hết chưa qua kiểm toán nên tính chính xác không cao. Điều này ảnh hưởng rất lớp đến công tác xếp hạng khác hàng. Từ đó có thể đưa ra những quyết định tín dụng chưa thực sự chính xác.
- Nhưng năm trước đây, khi Sacombank chưa đưa vào hoạt động phê duyệt tín dụng tập trung, tại mỗi chi nhánh của Sacombank đều có phòng quản lý tín dụng để thẩm định độc lập các thông tin, hồ sơ do bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân cho thấy bộ phận này đã không phát huy được hiệu lực. Các báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng nhiều lúc rất sơ sài, hình thức căn cứ trên thông tin được bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp. Mặt khác do mô hình tổ chức thuộc chi nhánh quản lý nên ít nhiều phụ thuộc rất lớn đến người có thẩm quyền tại Chi nhánh. Vì vậy, mô hình này qua những năm triển khai đã không phát huy được tác dụng. Nhận thấy được điều đó, nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng, trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung của Sacombank đã ra đời để đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa trong công tác thẩm định và độc lập hoàn toàn với bộ phận quan hệ khách hàng. Ngoài ra, tại mỗi chi nhánh đều có Ban Giám sát kinh doanh và xử lý nợ trực thuộc nhân sự Hội sở để trực tiếp giám sát quá tình hình kinh doanh của chi nhánh, kịp thời cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho chi nhánh kịp phòng tránh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn một số hạn chế, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị rủi ro tín dụng. Việc quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách đồng bộ và chưa có một chiến lược rõ
ràng. Mô hình quản trị rủi ro vẫn đang được hoàn thiên dần trong thời gian tới do đó vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn kỳ vọng của Ngân hàng.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đồng đều. Khả năng thích ứng của một số cán bộ với môi trường cạnh tranh gay gắt còn chậm, kỹ năng phân tích diễn biến thị trường, tình hình tài chính, phi tài chính của khách hàng còn hạn chế, thiếu cập nhật, làm việc theo cảm tính, chủ quan nên dễ xảy ra sai sót và rủi ro cao. Chính điều đó làm cho nhận thức của bộ phận cán bộ quan hệ khách hàng còn hạn chế như:
+ Chưa nắm bắt định hướng, chỉ đạo nghiệp vụ, các thông tin cảnh báo khách hàng, ngành hàng của cấp trên, chưa có đủ kinh nghiệm cũng như biện pháp ứng xử phù hợp đối với khách hàng yếu kém.
+ Thiếu hiểu biết về ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng chưa sâu sát để nắm bắt thực chất hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng mà chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, không kiểm soát được luồng tiền của khách hàng để thu hồi nợ.
+ Do trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm ứng xử trong giao tiếp và chăm sóc khách hàng; thiếu năng lực phân tích và xử lý thông tin tín dụng, thiếu am hiểu về pháp luật; một số vị trí chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chức năng tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Tình trạng cho vay theo nhóm khách hàng liên quan. Ngoài việc quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, chi nhánh còn quan hệ tín dụng với cá nhân những người trong doanh nghiệp đó. Tình hình này xảy ra trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ yếu. Ở nước ta các loại hình doanh nghiệp này hầu hết hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, việc điều hành và hoạt động mang tính gia đình. Cá nhân vay là thành viên góp vốn hoặc người điều hành trong doanh nghiệp, hoặc cho vay
doanh nghiệp A là thành viên góp vốn trong doanh nghiệp B cũng đang vay vốn tại ngân hàng… Tình hình cho vay theo nhóm khách hàng như thế sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát được vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không. Một khi một khách hàng gặp khó khăn sẽ kéo theo các khách hàng có liên quan, từ đó sẽ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.