Triển khai điều trị các bệnh Tâm thần phân liệt, động kinh theo cơ chế đặt hàng theo Thông tư 36/2016/TT-BYT, ngày 29/9/2016 của Bộ Y tế về quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phong, tâm thần của nhà nước. Theo Thông tư quy định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần”. Nếu được thực hiện cơ chế đặt hàng này các cơ
sở KCB thực hiện điều trị KCB bao nhiêu ca bệnh theo mã bệnh thì NSNN chi trả bấy nhiêu, không phụ thuộc vào cơ quan Bảo hiểm y tế hay bệnh nhân không phải chi trả cho 82 các bệnh tâm thần thường gặp như Thông tư 36 quy định. Điều này cơ sở KCB cũng thuận tiện và người bệnh cũng được hưởng một chủ trương chính sách nhân đạo của Nhà nước ta là điều trị bệnh tâm thần (bệnh xã hội) được ngân sách nhà nước chi trả.
Thẩm định và ban hành khung giá trong phạm vi địa phương để triển khai điều trị dịch vụ theo yêu cầu cho các bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần không phải là bệnh xã hội như rối loạn tự kỷ ở trẻ em, rối loạn lo âu, rối loạn stress,…
Do hiện tại nhiều DVKT của chuyên khoa tâm thần chưa có giá. Nên các cơ sở KCB không có cơ sở để thu cả đối tượng có BHYT và không có BHYT. Vì vậy kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở cơ cấu giá dịch vụ theo yêu cầu mà các bệnh viện yêu cầu, Ủy ban tiến hành thẩm định và ban hành khung giá thu viện phí theo yêu cầu trong phạm vi địa phương mình quản lý. Hiện nay nhiều mặt bệnh tâm thần mới xuất hiện, các cơ sở tư nhân KCB và thu được tiền từ người bệnh, tuy nhiên các Bệnh viện công lập chưa thu được từ những đối tượng này.
Tiểu kết chương 3
Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra ở Chương 3 nhằm hoàn thiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tâm thần Huế, tạo điều kiện cho Bệnh viện khai thác tốt nhất các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn chi, đặc biệt nâng cao mức thu tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị. Từ đó tạo nền tảng tốt cho Bệnh viện chuyển sang một giai đoạn mới trong tương lai là tự chủ tài chính ở mức cao hơn.
KẾT LUẬN
Trải qua gần 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, có thể nói Bệnh viện Tâm thần Huế đã đạt được những kết quả nhất định, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên được nâng cao, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, tài chính có nhiều đổi mới tích cực, ít phụ thuộc vào NSNN, đơn vị đã chủ động hầu hết hoạt động tài chính của đơn vị mình. Việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 85/2012/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho việc phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, có tích lũy để tái đầu tư phát triển Bệnh viện và cải thiện đời sống của CBNV Bệnh viện. Có thể thấy rằng đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện không tránh khỏi những tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, do đó cần phải có sự nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Tâm thần Huế về vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị SNYT công lập.
- Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tâm thần Huế giai đoạn 2017 – 2019, từ đó nêu lên được những tồn tại, khó khăn đồng thời đưa ra được nguyên nhân của những tồn tại khó khăn gặp phải đó.
- Định hướng sự phát triển trong thời gian tới của Bệnh viện và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tâm thần Huế trong
Trong thời gian tới, khi cơ chế chính sách về giá khám chữa bệnh, tiền lương thay đổi, Bệnh viện phải chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm đem lại cho Bệnh viện sự đổi mới và phát triển toàn diện hơn, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện sẽ phải tiếp tục củng cố các hoạt động tài chính theo hướng minh bạch, công khai, có kế hoạch. Phấn đấu đưa quản lý tài chính thành một động lực nâng cao chất lượng chuyên môn, khám chữa bệnh, hướng đến sự hài lòng của người bệnh và tăng thu nhập cho cán bộ hơn nữa.
Trong phạm vi nghiên cứu giới hạn của đề tài luận văn và khả năng trình độ của bản thân tác giả, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong muốn rằng, những vấn đề đã được nêu ra trong luận văn có thể đóng một phần nhỏ bé trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị SNYT công lập nói chung và Bệnh viện Tâm thần Huế nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Tâm thần Huế, Báo cáo hoạt động bệnh viện các năm 2017, 2018, 2019.
2. Bệnh viện Tâm thần Huế (2017), Đề án Tăng chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch giai đoạn 2017-2025.
3. Bệnh viện Tâm thần Huế (2018), Kế hoạch hoạt động Bệnh viện Tâm thần Huế giai đoạn 2018-2025.
4. Bệnh viện Tâm thần Huế, Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện các năm 2017, 2018, 2019.
5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 về Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 113/2007/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2007), Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập, Hà Nội.
11. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 23/01/2008 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2017), Thông tư 36/2017/TT-BYT ngày 29/9/2016 về quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phong, tâm thần của nhà nước, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 (trước đây là Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (1997), Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về Về việc ban hành Quy chế bệnh viện, Hà Nội.
15. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. Phạm Thị Kim Cúc (2017), Tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
18. Chính phủ (2012), Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNYT công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Hà Nội.
19. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
20. Trần Văn Giao (2011), Giáo trình Tài chính công và công sản, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
21. Hoàng Thị Thu Hiền (2016), Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại bệnh viện Giao thông vận tải Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Duy Luật (2012), Giáo trình Tổ chức, quản lý và chính sách y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình quản lý tài chính trong các tổ chức công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
24. Sở Y tế (2017), Quyết định số 1019 /QĐ/SYT ngày 19/07/2017 của Sở Y tế Thừa Thiên Huế Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện Tâm thần Huế, Thừa Thiên Huế.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh (2017), Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 17/07/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
Các trang website: 26. http://thoibaotaichinhvietnam.vn 27. http://caicachhanhchinh.gov.vn 28. http:// khoahockiemtoan.vn 29. http://baohiemxahoi.gov.vn 30. http:// bvtwhue.com.vn 31. http://bvydhue.com.vn 32. http:// bvgtvthue.thuathienhue.gov.vn