Tâm thần Huế
Để đo lường và đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện cần xét trên các tiêu chí sau:
Tính hiệu lực
Có thể nói rằng, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho bệnh viện phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ.
Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ tài chính đã đảm bảo được sự công khai, minh bạch, giám đốc bệnh viện là người có quyền quyết định cao nhất trong việc đưa ra các quyết định nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của đơn vị.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã đảm bảo được tính hợp lý, hợp pháp, tuy nhiên cho đến nay, việc ban hành các văn bản về cơ chế tự chủ tài chính vẫn chưa được đồng bộ, gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình thực hiện.
Tính hiệu quả
Hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được đo lường dưới hai khía cạnh cơ bản đó là lợi ích và chi phí
Các chỉ tiêu để đo lường cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đó là:
- Cơ cấu nguồn thu (xem tại bảng 2.3, bảng 2.4 và bảng 2.5). Nhìn chung, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã đem lại hiệu quả lớn trong việc tăng quy mô nguồn thu của Bệnh viện. Qua 3 năm từ 2017 – 2019, nguồn thu của bệnh viện tăng cao, đặc biệt là nguồn thu trong năm 2019, có sự gia tăng vượt bậc.
- Quy mô các khoản chi (xem tại bảng 2.6. và bảng 2.7). Tương ứng với sự gia tăng trong nguồn thu, các nội dung chi của năm 2019 cũng tăng cao so với năm 2017, 2018.
- Chỉ tiêu chênh lệch thu chi/ tổng số nguồn thu: chỉ số này cho thấy trong một đồng nguồn thu tạo ra có bao nhiêu phần trăm chênh lệch thu chi. Đây là tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn thu chi có hợp lý hay không (bảng 2.10)
- Chỉ tiêu tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tức là cho thấy khi một đồng vốn ngân sách được đầu tư tạo ra bao nhiêu thu nhập cho bệnh viện. Có thể đánh g ía chi tiết theo bảng 2.10
Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu tính hiệu quả trong tự chủ tài chính các năm 2017-2019.
STT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách (đồng) 2,97 3,87 4,21
(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ các bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.6, bảng 2.7)
Như vậy qua các năm đánh giá bình quân 1 đồng vốn ngân sách nhà nước tạo ra 2,9 ÷ 4,2 đồng thu nhập cho bệnh viện. Điều này chứng tỏ bệnh viện đã biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp.
Chỉ tiêu chênh lệch thu chi/ Tổng nguồn thu có sự thay đổi qua 3 năm 2017-2019 nhưng nhìn chung sự thay đổi này không đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao, thì nhu cầu chi ngày càng nhiều, tuy nhiên Bệnh viện đã có sự điều chỉnh tương đối để phần trăm tạo ra chênh lệch thu chi không có sự thay đổi nhiều.
- Thu nhập tăng thêm của CBVC, người lao động. Qua việc thực hiện tự chủ tài chính, thu nhập tăng thêm bình quân của CBVC Bệnh viện có tăng dần qua các năm từ 2017- 2019 (bảng 2.8)
Tính linh hoạt
Việc ban hành và sử dụng quy chế chi tiêu nội bộ đã khuyến khích, thúc đẩy, tăng cường công tác quản lý nội bộ, tích cực đổi mới hoạt động theo phương thức tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như các nguồn thu, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho Bệnh viện, chủ động, linh hoạt trong tìm kiếm, khai thác và đa dạng hóa các nguồn thu.
Tính công bằng
Cơ chế tự chủ tài chính tạo ra sự công bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm đi kèm. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bệnh viện Tâm thần Huế đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm CTX đã góp phần đảm bảo bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho CBNV. Tuy nhiên, thu nhập tăng thêm của người lao động được trả chưa công bằng, chưa tương xứng với sức lao động đã bỏ ra, vì còn mang tính bình quân, chưa có đặc thù riêng cho cán bộ làm ở ngành nghề nặng nhọc của chuyên khoa tâm thần, đặc biệt là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân tâm thần.