Nội dung thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 31 - 39)

nghiệp y tế công lập.

1.2.2.1. Quy định giao quyền tự chủ

Chính phủ:

Ngày 25/4/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ- CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh Nghị định 43/2006/NĐ- CP, năm 2012 Chính phủ còn ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Nghị định này quy định Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức, quy định về các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ, quy định về cơ chế tài chính, quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Cấp Bộ

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2006/TT-BTC và Thông tư 113/2007/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định quy định đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá - Thông tin, sự nghiệp Thể dục- Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 308/QĐ- UBND, về việc giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2020-2022 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế.

1.2.2.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện tự chủ tài chính

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập đơn nguyên, khoa phòng trực thuộc để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động, được sáp nhập, giải thể các tổ chức trực thuộc.

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn

cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.

- Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

- Thủ trưởng đơn vị được sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức và quy định của nhà nước về trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ; được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị SNYT công lập gồm thực hiện tự chủ thu, thực hiện tự chủ các nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính tại đơn vị.

1.2.2.3. Tự chủ về nguồn thu

Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cung cấp cho người bệnh kể cả người có thẻ BHYT, thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Giá dịch vụ KCB được tính theo từng dịch vụ, kỹ thuật y tế hoặc tính theo từng trường hợp bệnh. Giá dịch vụ KCB được xem xét điều chỉnh trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ KCB; khi nhà nước thay đổi về cơ chế chính sách tiền lương; hay khi có biến động giá của các yếu tố đầu vào. Mức điều chỉnh giá DVKT y tế và thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Thẩm quyền quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể đối với các cơ sở KCB của Nhà nước thực hiện theo các quy định hiện hành.

Đối với các khoản thu phí, lệ phí: thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với những hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hóa đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy. Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định.

1.2.2.4. Thực hiện tự chủ về chi

Các đơn vị được chủ động nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên để chi cho các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chi phục vụ cho việc thu phí, lệ phí, chi thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành hàng năm của đơn vị.

Đối với các khoản kinh phí không thường xuyên được phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị theo nhiệm vụ được giao hàng năm. Các đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng, chi tiêu và quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với từng nguồn kinh phí được giao, không được sử dụng để tính chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ.

Nhóm 1: Chi cho thanh toán cá nhân

Nhóm này chưa bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương, các khoản phải nộp theo lương như BHXH, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Đây là phần bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất lao động cho cán bộ, viên chức của bệnh viện. Các khoản chi trong nhóm này phải tuân theo các quy định của Nhà nước.

Bao gồm các khoản chi: thanh toán dịch vụ công cộng như điện, nước, văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền, hội nghị, xăng xe, … Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý bệnh viện. Do đó, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiếm, có hiệu quả.

Tùy theo tình hình cụ thể, mỗi bệnh viện sẽ xây dựng định mức, tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với đặc thù của bệnh viện mình, đồng thời cũng cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình. Cùng với chủ động đưa ra các định mức chi cần xây dựng chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu. Quản lý việc thực hiện nhóm này tốt sẽ tạo điều kiện tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.

Nhóm 3: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

Nhóm này bao gồm các khoản chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác khám chữa bệnh, trang thiết bị kỹ thuật, … Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện. Có thể nói đây là nhóm quan trọng đòi hỏi nhiều công sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít không chế kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có thể liên hệ chặt chẽ với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.

Vấn đề đặt ra trong quản lý nhóm chi này là do những quy định không quá khắt khe đòi hỏi những nhà quản lý phải hết biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi, đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ được chất lượng điều trị và nhất tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí.

Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Hàng năm, do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài

sản cố định đã xuống cấp. Có thể nói đây là nhóm chi mà tất cả các bệnh viện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn. Các khoản chi của nhóm này thường được sử dụng với các mục tiêu chính: duy trì phát triển cơ sở vật chất, duy trì phát triển tiện nghi làm việc, duy trì và phát triển trang thiết bị, duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên.

Nhóm 5: Nhóm mục chi khác

Nhóm này bao gồm các khoản chi khác ngoài các nhóm trên. Những khoản chi này khi phát sinh tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị sẽ được Thủ trưởng đơn vị duyệt chi phù hợp với các quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó nhóm chi này còn gồm chi trích lập các quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ ổn định thu nhập. Đây là một phần chi rất quan trọng, góp phần quyết định đến hoạt động trong tương lai của đơn vị.

Như vậy, căn cứ vào khả năng tài chính và tình hình thực tế, Thủ trưởng đơn vị được quyết định sử dụng một phần kinh phí CTX hàng năm và một phần từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chi mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa lớn nhà cửa, cơ sở hạ tầng để tăng cường năng lực phục vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thực hiện tự chủ về tài chính cho phép các đơn vị được tự quyết định trong kế hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương. Trong quá trình hoạt động, thủ trưởng đơn vị được quyết định kế hoạch lao động, sắp xếp lại cán bộ viên chức trong tiêu chuẩn biên chế, nhân lực được giao để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị, ký hợp đồng theo quy định của pháp luật phù hợp với định mức mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước; tùy theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó:

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm CTX và chi đầu tư được trích lập quỹ bổ sung thu nhập mà không bị khống chế mức trích lập như các đơn vị sự nghiệp khác; đơn vị tự đảm bảo CTX được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng bị khống chế tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định; đơn vị tự đảm bảo một phần CTX bị khống chế không quá 2 lần lương, đơn vị do nhà nước bả o đảm CTX bị khống chế không quá 1 lần lương.

- Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn.

- Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ. Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không đảm bảo đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn lại sẽ được ngân sách nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ.

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chệnh lệch thu lơn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích tối thiểu 25% đối với đơn vị tự bảo đảm CTX và chi đầu tư, mức 15% đối với đơn vị tự bảo đảm một phần CTX, mức 5% đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm CTX

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tăng thêm cho người lao động. Mức trích quỹ đối với đơn vị tự bảo đảm CTX và chi đầu tư không bị khống chế mức trích. Đối với đơn vị tự bảo đảm thường xuyên được trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định. Không quá 2 lần đối với đơn vị tự bảo đảm một phần CTX và không quá 1 lần đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm CTX.

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị tự bảo đảm CTX và chi đầu tư; không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị tự bảo đảm một phần CTX; không quá 1 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị do Nhà nước bảo đảm CTX.

- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)