Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 109 - 110)

Thay đổi cơ chế quản lý, thanh quyết toán Bảo hiểm y tế

Cơ chế quản lý cơ quan BHYT trong cách tính quỹ KCB, giao dự toán KCB BHYT hàng năm như hiện tại gây khó khăn nhiều cho các đơn vị KCB. Hiện tại một đơn vị y tế có tham gia KCB BHYT hàng năm được giao khoán hàng năm một khoản tiền nhất định. Nếu đơn vị nào trong năm đó thực hiện vượt dự toán được giao mà không giải trình được nguyên ngân vượt dự toán được giao thì cơ quan BHYT chỉ thanh toán ngang phần dự toán được giao. Còn đơn vị nào có nguyên nhân khách quan vượt dự toán (tăng lượt khám chữa bệnh, thay đổi mô hình bệnh tật, triển khai DVKT mới, ….) thì được xem xét, thẩm định thanh toán bổ sung sau khi có ý kiến

thống nhất của Hội đồng quản lý Quỹ BHXH Việt Nam. Điều này rất mất thời gian và ảnh hưởng đến việc chi trả lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm cho CBNV.

Ví dụ năm 2019, Bệnh viện Tâm thần Huế được giao dự toán chi phí KCB BHYT là 9,5 tỷ đồng, nhưng bệnh viện thực hiện KCB BHYT lên đến 10,6 tỷ đồng vượt dự được giao 1,1 tỷ đồng. Bệnh viện đã thuyết trình nguyên nhân vượt dự toán. Nhưng đến nay qua sang năm 2020 đơn vị vẫn bị cơ quan BHXH tạm gác chưa chi trả khoản nợ 1,1 tỷ đồng tiền KCB BHYT năm 2019 và 546 triệu đồng năm 2018. Như vậy nguồn tài chính của Bệnh viện sẽ bị phụ thuộc vào cơ quan BHXH, dễ dẫn đến tiêu cực trong cơ chế xin cho. Thêm vào đó, việc cơ quan BHXH không thanh toán hoặc thanh toán chậm chi phí KCB vượt dự toán được giao làm cho bệnh viện không có nguồn tài chính để chủ động trong việc thực hiện tự chủ tài chính của mình. Trong khi đó các chi phí thuốc, hóa chất,… bệnh viện đã mua về cấp phát, thực hiện trên bệnh nhân lại không có nguồn tiền để trả. Vô hình dung bệnh viện trở thành con nợ của các nhà cung cấp thuốc, hóa chất y tế. Hiện tại hầu hết nguồn thu KCB của các đơn vị là từ nguồn thu KCB BHYT nên hầu hết các đơn vị đều gặp khó khăn khi thực hiện vượt dự toán KCB BHYT. Thiết nghĩ, khi bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện để khám, điều trị thì bệnh viện không thể không tiếp nhận để KCB cho bệnh nhân được mặt dù đã hết dự toán KCB BHYT được giao. Vì vậy, khi đã thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị KCB không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, con người để nâng cao chất lượng KCB thì bên cạnh việc thay đổi giá dịch vụ y tế thì cơ quan BHXH cũng nên xem xét để thay đổi cơ chế chính sách thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT để đồng bộ với các chính sách khác về y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)