Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 108 - 109)

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách về tài chính trong lĩnh vực y tế

Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả và những khó khăn tồn tại sau nhiều năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, việc đổi mới hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chế độ quản lý tài chính là yêu cầu được đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ như Chính phủ ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP, Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhưng đến nay vẫn chưa ban hành bất cứ thông tư nào hướng dẫn thực hiện Nghị định, các cơ chế đi kèm chưa đồng bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện Tâm thần Huế nói riêng còn gặp nhiều lúng túng trong việc áp dụng theo Nghị định mới dẫn tới hiện tại vẫn tiếp tục thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập thúc đẩy việc đổi mới cơ chế quản lý. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chưa triệt để và hiệu quả đó là những tồn tại về cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật hướng dẫn chậm, chưa phù hợp, chưa đồng bộ với tình hình thực tiễn gây khó khăn cho quá trình triển khai.

Sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập đổi đổi mới cơ chế quản lý. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu, gây khó khăn rất nhiều cho các bệnh viện công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo cơ chế thuận lợi hơn trong việc thực hiện tự chủ tài chính. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cần phải được

tính toán kỹ càng dựa trên cơ sở khách quan và các căn cứ khoa học để tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tế, kìm hãm sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.

 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Cơ chế tự chủ tài chính đã giúp các đơn vị sự nghiệp công lập mở rộng quyền tự chủ, linh hoạt trong hoạt động thu chi của đơn vị mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc tự chủ không phải Bệnh viện muốn làm gì thì làm. Các bệnh viện được giao tự chủ nhưng là tự chủ trong khuôn khổ, vẫn phải tuân thủ các quy định quản lý của nhà nước, việc quy định nội dung thu hay mức thu của bất cứ hoạt động dịch vụ nào cũng đều có các chế tài, các quy định cụ thể và bệnh viện phải tuân thủ. Tự chủ phải đặt trong khuôn khổ chung của pháp luật. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các văn bản, chính sách chế độ tài chính của các đơn vị.

Tại Bệnh viện Tâm thần Huế, ngoài cơ quan chủ quản là Sở Y tế Thừa Thiên Huế trực tiếp phê duyệt dự toán, xét duyệt quyết toán, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính thì các cơ quan khác như Sở Tài chính, Kiểm toán Nhà nước cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát. Trước hết là giúp đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, sau đó là xem xét các văn bản đã ban hành có phù hợp hay không từ đó có giải pháp thay đổi phù hợp thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện tâm thần huế (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)