Các nội dung của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 33)

Về cơ bản các nội dung của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng có nét tương đồng với các nội dung của quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, trên cơ sở thực tiễn của hoạt động thi đua khen thưởng. Các nội dung về thi đua, khen thưởng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý thi đua khen thưởng bằng pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân phát huy lòng nhiệt tình hăng hái tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng; hành lang đó tạo ra sự thống nhất công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp trong cả nước.

Trong những năm qua, công tác thi đua khen thưởng đã bám sát được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra những phương pháp tổ chứ thực hiện phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng; đã khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau một thời gian dài trước thực tế công tác thi đua, khen thưởng không được quan tâm thường xuyên; Luật Thi đua, Khen thưởng ra đời cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước như Nghị định số 166/2019/NĐ-CP ngày 22/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 166/2019/NĐ-CP ngày 22/4/2019 của Chính phủ CHDCND Lào quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác này đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác khen thưởng của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua, Khen thưởng vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc mà ở đó thi đua, khen thưởng là biện pháp đòn bẩy được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Thứ hai, Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng

Việc xây dựng chính sách đã được Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào đặc biệt chú ý, quan tâm. Điều này chứng minh rằng, chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng được xác định rất quan trọng để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác thi đua, khen thưởng, đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Cuộc sống ngày càng phát triển, phong trào thi đua, khen thưởng cũng không ngừng phát triển phong phú và đa dạng nhất là ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra trong các nội dung về công tác thi đua, khen thưởng là xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng, chính sách này phải đáp ứng kịp thời sự phát triển cuộc sống của xã hội thậm chí của mỗi ngành, mỗi cấp đặc biệt của địa phương và cơ sở.

Trong những năm qua, đất nước còn nghèo và còn nhiều khó khăn, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ nhằm động viên tinh thần là chủ yếu; đến nay, nền kinh tế đang phát triển, nhất là với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và nhà nước Lào đã rất quan tâm đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cống hiến được khen thưởng nói riêng. Do vậy, khi xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước. Thực tiễn cho thấy rõ tác dụng to lớn của chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng khi kết

hợp giữa động viên tinh thần, gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển kinh tế - xã hội, là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động giúp chúng ta có cách nhìn mới về công tác thi đua, khen thưởng. Đây cũng chính là cơ sở để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật vể thi đua khen thưởng

Chỉ thị của Bộ Chính trị nêu: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Cay xỏn phôn vi hẳn; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.

Trong công tác thi đua, khen thưởng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng là một khâu rất quan trọng vì thế Luật Thi đua, khen thưởng cũng quy định rõ và đó là một vấn đề mà nhà nước cần phải quản lý. Đối với cấp Trung ương, Nhà nước có kế hoạch tuyên tryền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật, đồng thời có sự hướng dẫn các ngành các cấp, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật ấy. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động.

Nội dung này, vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện Luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó, công tác thi đua, khen thưởng tạo sự quản lý thống nhất từ

Trung ương đến cơ sở mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.

Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng

Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương muốn quản lý tốt công tác thi đua khen thưởng trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng về lý luận chính trị là để nâng cao sự hiểu biết, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, khen thưởng trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức phong trào thi đua yêu nước và phẩm chất đạo đức trung thực khách quan để làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ ở cơ sở không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với cấp ủy chính quyền về tổ chức phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời ... Đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cũng phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, phải có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt tiếp cận thông tin mới, nhanh nhậy nắm bắt chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước thì mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về các chủ trưởng giải quyết trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua. Nhà nước muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng trước hết phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác này. Do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là cấp thiết nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Luật mới ra đời mặt bằng cán bộ còn yếu và thiếu.

Thứ năm, các thể chế liên quan hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng

Đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho các lĩnh vực công tác giao lưu, học hỏi, tiếp nhập sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Do

vậy cần có những văn bản quản lý, quy định, điều chỉnh các vấn đề liên quan tới công tác thi đua, khen thưởng gồm:

Trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý của các nước bạn về khen thưởng và về các chính sách khuyến khích người tham gia vào công việc của xã hội.

Giới thiệu hình thức thi đua, khen thưởng của Nhà nước Lào với nước bạn. Theo dõi phát hiện những cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp đối với nhà nước Lào trong các ngành, lĩnh vực và các địa phương.

Đề xuất những hình thức khen thưởng đối với những cá nhân tổ chức nước ngoài đã có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp nước CHDCND Lào xây dựng, phát triển kinh tế hoặc giúp các ngành, các địa phương giải quyết được những vấn đề cần ghi công và khen thưởng.

Với điều kiện hiện nay nội dung này càng cần được quan tâm hơn cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, kêu gọi sự hợp tác đầu tư của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Thứ sáu, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng

Nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 96 Luật Thi đua, khen thưởng. Có nội dung này vì quản lý nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng đều phải có thanh tra, kiểm tra, nếu không thanh tra, kiểm tra sẽ bị buông lỏng công tác quản lý. Trong thực tế, không phải đơn vị, địa phương, cá nhân nào cũng thực hiện tốt, đầy đủ những quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trong những nội dung sau: thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quy định, chính sách của nhà nước về Thi đua khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng.

Công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định hàng quý, hàng tháng hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua, khen thưởng cũng phải được quan tâm giải quyết. Trong tiến trình xét thi đua, khen thưởng không phải không còn những hiện tượng không khách quan, cảm tình, nể nang, chủ quan có những sai sót trong

phương pháp, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, các cá nhân, tập thể khai man thành tích để được khen thưởng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến có đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân về khen sai, khen không đúng tiêu chuẩn, tố giác những người khai man thành tích, thực hiện không đúng chính sách về khen thưởng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cơ quan quản lý phải giải quyết để thực hiện tốt Luật Khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền lợi, chính sách trong thi đua khen thưởng.

Sau khi thanh tra kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị từng ngành, từng cấp trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Công tác quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại tố cáo và đặc biệt là xử lý những vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng phải được quan tâm thường xuyên để luật thi đua, khen thưởng thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được nguyên tắc của Thi đua là tự nguyện, tự giác, nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, công bằng và kịp thời. Có được như vậy thid đua khen thưởng mới thực sự là động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất, công tác, học tập tốt hơn và mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước. Việc nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương.

Chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng

Chủ thể thực hiện pháp luật là các nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật bao gồm cá nhân và tổ chức,… cá nhân gồm có công dân của nhà nước, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch. Theo đó thì chủ thể pháp luật về thi đua khen thưởng chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thi đua khen thưởng.

Hình thức thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng có 4 hình thức cơ bản cũng giống như hình thức thực hiện pháp luật chung. Đó chính là tuân thủ pháp luật về thi đua khen thưởng; thi hành pháp luật về thi đua khen thưởng; sử dụng

pháp luật về thi đua khen thưởng và áp dụng pháp luật về thi đua khen thưởng. Trong bốn hình thức này thì việc sử dụng pháp luật về thi đua khen thưởng chính là việc các chủ thể thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng thực hiện các quyền của mình do pháp luật quy định để đưa hoạt động thi đua khen thưởng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)