Rà soát hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng loại bỏ những văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 77)

văn bản không phù hợp

Tiến hành rà soát toàn bộ và tổng thể trên phạm vi rộng lớn và toàn quốc, từ đó có những điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Cần hoàn thiện hệ thống văn bản luật chuyên ngành như Luật thi đua, khen thưởng và Luật về tổ chức hoạt động, điều lệ để triển khai tiếng hành công tác thi đau khen thưởng để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển hệ thống văn bản quản lý nhà nước, các văn bản pháp luật một cách hiệu quả. Luật thi đua khen thưởng cần tiếp tục có sự thay đổi theo hướng xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí định tính và định lượng một cách rõ ràng, chính xác để có căn cứ, cơ sở đánh giá khoa học và khách quan về thi đua, khen thưởng, có kỷ luật rõ ràng, xây dựng các đơn vị quản lý tạo lập vị trí độc lập, được chủ động trong công tác thi đua khen thưởng, thực thi chính sách nhà nước và bảo đảm sự ổn định của hệ thống. Ban thi đua khen thưởng cần được tăng cường chức năng, nhiệm vụ và tráchnhiệm trên cả 4 mặt: (i) Hoạch định và tổ chức thực thi chính sách về thi đua khen thưởngT; (ii) Chủ động xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và áp dụng các hình thức khen thưởng, các nội dung thi đua...; (iii) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng độc lập; (iv) Đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của toàn ngành nội vụ thực thi về công tác thi đua khen thưởng,... Việc cơ cấu, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Ban thi đua khen thưởng lại sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong thực thi pháp luật về thi đua khen thưởng.

Hỗ trợ tài chính và kiên quyết sắp xếp lại các đơn vị thực hiện công tác thi đua khen thưởng thống nhất từ trung ương tới cơ sở.

3.2.2. Bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về thi đua khen thưởng

Hoàn thiện pháp luật là một yêu cầu thường xuyên trong xây dựng nhà nước pháp quyền và là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung. Thực chất của hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật này đáp

ứng các tiêu chí về tính toàn diện, tính thống nhất, đồng bộ và khả thi, có hình thức pháp lý phù hợp. Như đã phân tích ở phần trên, Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Thông tư số 08/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ đã quy định khá cụ thể về hình thức, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình, thủ tục, tạo cơ sở pháp lý tương đối đồng bộ, đầy đủ để triển khai công tác thi đua khen thưởng trên thực tiễn và đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, xây dựng, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa lường hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng; giữa các quy định trong cùng một vấn đề còn chưa thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau về đối tượng khen thưởng, trình tự, thủ tục đề nghị khen thưởng trong một số hình thức khen thưởng quy định chưa thật hợp lý...

Theo quan điểm và nguyên tắc xây dựng pháp luật về thi đua, khen thưởng và yêu cầu của thực tiễn, pháp luật về thi đua, khen thưởng cần được sửa đổi, bổ sung một số nội dung:

Về căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: Sửa đổi khoản 1, Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng, theo đó căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua bao gồm: Phong trào thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, không quy định căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua phải có "đăng ký thi đua". Bởi vì, quy định này thực tế đã hành chính hóa việc tham gia phong trào thi đua của các tổ chức, cá nhân, làm giảm động lực tham gia trong các phong trào thi đua tiếp sau và trên thực tế việc đăng ký thi đua hầu như không thực hiện được.

Về tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: Sửa đổi một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 91/20170/NĐ-CP theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với các danh hiệu thi đua, quy định tiêu chuẩn mang tính chất định lượng đối với một số danh hiệu thi đua là cơ sở để đề nghị các hình thức thi đua cao hơn như danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sỹ tiên tiến", "Tập thể lao động tiên tiến”... Đối với mỗi danh hiệu thi đua có thể quy định tỷ lệ phần trăm số người được tặng danh hiệu thi đua so với tổng số người lao động của cơ quan, địa phương, đơn vị hoặc cho phép các bộ, ngành, địa phương tùy tình hình cụ thể của

đơn vị mình để quy định tỷ lệ, tránh tình trạng bình xét tràn lan, hầu hết tập thể, cá nhân trong cơ quan, đơn vị hàng năm đều được tặng danh hiệu thi đua (hiện nay mới chỉ quy định tỷ lệ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở).

Về thẩm quyền khen thưởng:

Bổ sung hình thức Bằng khen cấp tổng cục thuộc bộ và tương đương, Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (hiện nay cấp tổng cục thuộc bộ và tương đương theo thẩm quyền được ban hành Giấy khen).

Không quy định việc khen thưởng hình thức Bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy định tại Điều 73, Luật thi đua, khen thưởng, để đảm bảo phù hợp với các quy đinh của Luật và thống nhất quản lý hình thức khen thưởng Bằng khen trong phạm vi cả nước.

Về tặng Cờ thi đua : Sửa đổi Điều 26 Luật thi đua, khen thưởng cho phép Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tặng Cờ cho các tập thể xuất sắc trong các phong trào thi đua chuyên đề, từng mặt do bộ, ngành, địa phương tổ chức (hiện nay Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh mới chỉ được tặng Cờ cho các đơn vị thông qua bình xét cụm, khối thi đua do bộ, ngành, tỉnh tổ chức).

Bổ sung hình thức khen thưởng “Huân chương Vì cộng đồng” để khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác xã hội từ thiện (hiện tại cá nhân có đóng góp trong công tác từ thiện khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch tỉnh, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động các hạng).

- Về thủ tục xét khen thưởng: Hoàn thiện quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng các cấp trong việc tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chính quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng. Quy định rõ thời gian họp định kỳ của Hội đồng để xét khen thưởng, tránh tình trạng kéo dài thời gian xét khen thưởng do không tổ chức được cuộc họp Hội đồng.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở rà soát lại toàn bộ hệ thống các thủ tục, hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng,

cần nghiên cứu, làm rõ các thủ tục còn trùng lặp, chồng chéo, từ đó loại bỏ và đơn giản hóa các thủ tục này. Trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét và quyết định khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)